CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

VÌ SAO SỮA MẸ CÓ MÙI LẠ, VỊ TANH
01

Th 03

VÌ SAO SỮA MẸ CÓ MÙI LẠ, VỊ TANH

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Thông thường sữa mẹ không mùi, vị nhạt nên không khó để mẹ nhận biết sữa có mùi lạ.  Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như đường, đạm, mỡ, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của trẻ. Vì thế, dù không có thời gian cho con bú trực tiếp, nhiều mẹ vẫn cố gắng hút sữa bảo quản để cho con có thể sử dụng dần dần. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản vì nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sữa mẹ có mùi lạ, vị lạ… Khi gặp hiện tượng như vậy các mẹ thường băn khoăn không biết sữa đã bị hỏng hay chưa?  Để giải đáp băn khoăn ấy mời các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hadu! 1.NGUYÊN NHÂN SỮA MẸ CÓ MÙI HÔI VÀ TANH Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ, việc vệ sinh hai bầu ngực, do thói quen hút trữ sữa và để đông lạnh chính là những nguyên nhân hàng đầu khiến sữa mẹ bị hôi tanh. Nguyên nhân sữa mẹ có mùi hôi tanh 1.1.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHÔNG TỐT Mùi vị của sữa mẹ nhìn chung rất phù hợp với vị giác của các bé, nó có vị hơi ngấy vì giàu kháng thể và đa dạng các vi chất. Hương vị của sữa mẹ luôn thay đổi một phần không đáng kể do nguồn thức ăn hằng ngày các mẹ đưa vào cơ thể. Khi người mẹ phải dùng thuốc cũng như dùng một số thực phẩm có mùi đậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của sữa. Các loại thuốc kháng sinh, hay những đồ ăn như hải sản, cá, tôm, các đồ cay nóng, … đều là những tác nhân khiến sữa mẹ có mùi lạ. Ngoài mùi vị thay đổi ra thì một số loại thực phẩm còn làm thay đổi màu sắc sữa mẹ mẹ cũng nên lưu tâm. 1.2.THÓI QUEN VỆ SINH HAI BẦU NGỰC Bầu ngực là nơi chứa hai dòng sữa mẹ, và núm ti là nơi cọ xát trực tiếp đưa nguồn sữa vào cơ thể bé. Vì vậy, việc thường xuyên vệ sinh bầu ngực là yếu tố quan trọng quyết định đến mùi vị sữa của bé. Người mẹ không vệ sinh bầu ngực thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Chúng phát triển, sinh sôi và kết quả khi sữa mẹ được đưa ra ngoài sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, có mùi tanh hôi. 1.3.SỮA MẸ ĐEM ĐÔNG LẠNH HOẶC TRỮ ĐÔNG Nhiều mẹ hay rỉ tai nhau cứ làm lạnh sữa hay hút sữa ra để  trữ đông sữa mẹ sẽ khiến sữa có mùi tanh hôi khi cho bé tái sử dụng. Nguyên nhân chính là trong sữa mẹ có một loại enzyme tên là lipase. Lipase có tác dụng chính là giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp phá vỡ các chất béo có trong sữa và các chất dinh dưỡng, từ đó giúp bé dễ hấp thụ hơn. Khi sữa mẹ ở nhiệt độ thấp, thì các enzyme này có xu hướng tăng lên. Sữa mẹ đem trữ đông hoặc trữ lạnh Tuy nhiên, khi lượng Lipase này bị gia tăng, nó sẽ khiến cho sữa trở nên có mùi hôi tanh. Trên thực tế, mùi hôi tanh của sữa do bảo quản lạnh không hề ảnh hưởng đến chất lượng của sữa hay gây hại gì cho em bé cả. 2.LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT SỮA MẸ CÓ MÙI TANH Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn nhận biết sữa mẹ có mùi tanh để từ đó tìm cách khử mùi tanh thích hợp: Kết cấu của sữa có dấu hiệu phân tách thành các lớp, tuy dấu hiệu không nguy hiểm, nhưng cho thấy rằng sữa mẹ đang có vấn đề. Sữa có mùi tanh sẽ có thể thêm mùi chua chua, ngái hoặc có váng nổi như ôi thiu. Nếu vị của sữa mẹ giống như sữa tươi để lâu ngày hay khó chịu khi uống thử thì mẹ không nên để bé bú nữa. Một cách khác để nhận diện sữa bị chua là phản ứng của trẻ khi bú sữa. Nếu khi bú mặt trẻ nhăn và không muốn bú và trẻ bị tiêu chảy thì có nghĩa là sữa đã bị hỏng. 3.KHỬ MÙI TANH Ở SỮA MẸ NHƯ THẾ NÀO? Mặc dù khi sữa mẹ có mùi tanh nhưng không chưa bị hỏng, mẹ vẫn có thể cho trẻ bú như bình thường. Tuy nhiên điều này có thể làm cho một số mẹ lo lắng. Để hạn chế tình trạng sữa mẹ có mùi tanh, giúp trẻ ăn ngon và phát triển tốt, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau: PHƯƠNG PHÁP KHỬ MÙI TANH SỮA MẸ SAU KHI TRỮ ĐÔNG Trữ đông là phương pháp bảo quản sữa mẹ hiệu quả nhất và không thể áp dụng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Để khử mùi tanh sữa mẹ sau khi trữ đông, bạn cần lưu ý: Trước và sau khi vắt sữa: Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ bầu ngực, núm vú và khử trùng thiết bị, dụng cụ hút sữa để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào làm sữa bị biến chất và mùi. Sau khi vắt sữa: Mẹ nên kiểm tra mùi của sữa, nếu sữa mẹ có mùi tanh mẹ nên đổ bỏ đi luôn. Bên cạnh những chú ý khi vắt sữa, mẹ học cách rã đông và hâm sữa đúng để sữa mẹ hạn chế mùi tanh. Các biện pháp khử mùi tanh của sữa mẹ các mẹ nên lưu lại BIỆN PHÁP KHỬ MÙI TẠM THỜI CHO SỮA MẸ CÓ MÙI TANH Nếu không phải sữa trữ đông, để khử mùi tanh tạm thời cho sữa mẹ và cho bé nguồn sữa thơm mát, mẹ có thể thử áp dụng một số mẹo dân gian sau: Sử dụng gạo nếp và hành tím Đầu tiên, mẹ cần đồ chín một ít gạo nếp thành xôi, sau đó trộn cùng hành tím băm nhỏ đến khi hành chín. Tiếp theo, mẹ bỏ một nắm xôi nhỏ trong khăn sữa, sau đó đắp lên bầu ngực sẽ giúp xử lý tình trạng sữa mẹ có mùi hôi. Sử dụng búp dứa Mẹ có thể sử dụng búp dứa non đã rửa sạch, cắt bỏ hết phần lá xanh, chỉ dùng phần búp non màu trắng nằm bên trong. Sau đó mẹ thái nhỏ phần búp dứa, nấu cùng canh xương thêm lạc. Loại canh xương này làm sữa mẹ tránh có mùi tanh đồng thời tăng độ thơm và sánh cho sữa mẹ. Sử dụng lá mít Lá mít rất lành tính, có vị ngọt và mùi hương thơm dịu đặc trưng. Mẹ cần đun sôi từ 7 – 9 lá mít với nước, sau đó dùng lược chải đầu nhúng vào nước lá mít đã đun. Tiếp theo, mẹ cầm lược chải xuôi theo hướng dòng chảy của sữa trên bầu ngực. Phương pháp này giúp sữa mẹ về nhiều và thơm hơn. BIỆN PHÁP KHỬ TANH SỮA MẸ LÂU DÀI Vệ sinh bầu ngực thường xuyên, đúng cách Để tránh cho sữa mẹ có mùi tanh, mẹ cần vệ sinh cẩn thận bầu ngực. Để bầu ngực không bị nhiễm khuẩn, mẹ nên rửa sạch tay và thiết bị hút sữa trước khi cho trẻ bú hoặc vắt sữa. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý: Không nên sử dụng xà phòng tắm chứa hương liệu, không để ngực tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh. Sữa mẹ có thể bị chảy rỉ ra áo lót, vì vậy mẹ cần thay áo lót thường xuyên để giữ ngực luôn khô sạch, thông thoáng. Sau khi cho con bú, mẹ nên dùng khăn ướt lau sạch núm vú và bầu ngực, tránh sữa mẹ có mùi hôi. Điều chỉnh chế độ ăn uống Chất lượng, mùi vị của sữa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mẹ. Vậy, mẹ bỉm nên ăn gì để sữa mẹ không tanh? Mẹ nên: Tránh xa những đồ ăn nặng mùi, nhiều gia vị như các loại thảo mộc, tỏi, cà ri, thịt nướng, lẩu và nhóm đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh làm sữa mẹ có mùi tanh. Chỉ nên sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh, nước đã được đun sôi để nguội. Bên cạnh việc khử mùi tanh thì việc ăn gì để sữa mẹ mát đặc và thơm cũng là đề tài được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để sữa mẹ thơm hơn, đặc sánh và có nhiều vi chất, mẹ nên tăng cường bổ sung thêm rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất như trái cây tươi, rau xanh và các loại ngũ cốc chưa qua tinh chế (gạo lứt, yến mạch, lúa mì nguyên cám, bánh mì nâu nguyên cám,…). Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có thêm các cách hạn chế việc sữa hôi tanh. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!  

TOP 10 LOẠI RAU CỦ TỐT CHO ĐƯỜNG TIÊU HÓA CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG
28

Th 02

TOP 10 LOẠI RAU CỦ TỐT CHO ĐƯỜNG TIÊU HÓA CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

  • admin
  • 0 bình luận

Hệ tiêu hóa không tốt hay bị rối loạn tiêu hóa là cơn ác mộng của nhiều người bởi vai trò của hệ tiêu hóa với sức khỏe con người là rất lớn. Thực tế, hơn 70% hệ thống miễn dịch của cơ thể nằm trong đường ruột. Ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa, vi khuẩn tốt trong ruột giúp mỗi người khỏe mạnh bằng cách sản xuất vitamin, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chống lại vi khuẩn có hại. “Bệnh từ miệng mà ra”, thật vậy, ăn uống rất quan trọng trong việc phòng bệnh từ gốc rễ. Ăn uống đúng cách giúp chúng ta có một sức khỏe tốt, một đường tiêu hóa khỏe mạnh. Thực tế tất cả các loại rau, củ, quả quanh chúng ta khi biết sử dụng đúng cách đều rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí một số loại rau còn giúp phòng ngừa một số bệnh hay gặp. Muốn có bộ máy hệ tiêu hóa tốt, ngừa táo bón, mọi người nên chọn các thực phẩm giàu chất xơ và có tính mát. Sau đây Hadu sẽ chia sẻ cho bạn một số loại rau, củ, quả tốt cho hệ tiêu hóa bạn nên dùng hằng ngày: 1.BẮP CẢI Trong bắp cải có chứa các enzyme giúp làm sạch đường tiêu hóa. Người ăn uống khó tiêu nên thường xuyên ăn bắp cải sẽ cải thiện tình trạng hiệu quả. Với những người táo bón, tiểu ít thì thường phải nên nấu chín bắp cải. Trong bắp cải có các enzyme làm sạch đường tiêu hóa 2.SÚP LƠ XANH Súp lơ xanh (bông cải xanh) là một trong những loại rau xanh có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B9 (folate). Súp lơ xanh còn có một số khoáng chất như: Kali, photpho, sắt và selen. Đặc biệt súp lơ xanh có chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón. Loại rau này cũng rất tốt cho người bệnh lý tim mạch, giúp giảm cholesterol, đường huyết. 3.CÁC LOẠI ĐẬU Đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lăng và đậu trắng, đến ruột già (đại tràng) vẫn còn nguyên vẹn. Ở ruột già, vi khuẩn đường ruột mới bắt đầu ăn. Quá trình này được gọi là quá trình lên men (tạo khí gas). Đậu lăng rất ngon khi nấu súp, ngay cả đậu lăng khô cũng chỉ mất 15-20 phút để nấu. Các lại đậu hỗ trợ quá trình lên men ở ruột già 4.MĂNG TÂY Măng tây là một loại prebiotic mạnh mẽ cho đường ruột, do mức độ fructans (inulin và chất xơ hòa tan) cao. Đậu lăng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, hóa chất tự nhiên chống lại các gốc tự do và hợp chất gây viêm khác trong cơ thể. Măng tây nướng có thể được thực hiện trong 15 phút. Bạn chỉ cần trộn măng tây với dầu ô liu, muối và tiêu rồi nướng trong lò ở nhiệt độ 400 độ F trong 10-15 phút. Măng tây cũng rất ngon khi được thêm vào mì ống hay trứng ốp la. 5.GIÁ ĐỖ Giá đỗ là một loại rau giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Giá đậu xanh hoặc giá đậu nành đều có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin C. Thường xuyên ăn giá không chỉ ngừa táo bón mà còn đẹp da, trị đờm. Giá đỗ có thể ăn sống, trộn gỏi, xào, luộc, nấu canh. Giá đỗ khi ăn nên chọn giá tươi,không dập. Do giá đỗ được ủ trong môi trường có độ ẩm cao nên dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella hoặc E.coli gây ngộ độc thực phẩm. Giá trước khi ăn nên ngâm với nước muối loãng. Trẻ nhỏ, người già, người mới khỏi bệnh nên ăn giá hấp. Giá đỗ rất giàu chất dinh dưỡng 6.XÀ LÁCH Rau xà lách có chứa các vitamin, chất xơ, khoáng chất, protein giúp tăng co bóp, kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón, và tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn xà lách mỗi ngày giúp cho hệ tiêu hóa và đường ruột khỏe mạnh hơn. 7.RAU MỒNG TƠI Rau mồng tơi giàu vitamin A, C, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp kích thích nhu động ruột, nhuận trường tốt, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, trơn tru hơn, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. 8.NGŨ CỐC DẠNG HẠT Dùng các loại ngũ cốc dinh dưỡng sẽ mang tới vô cùng nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Chất xơ vừa đủ trong ngũ cốc cũng như vitamin đa dạng sẽ phần nào giúp chúng ta tránh xa khỏi những bệnh về đường tiêu hóa. Chúng ta có thể ăn ngũ cốc với sữa chua cho bữa sáng hay rắc lên trên sữa chua, sinh tố tráng miệng. Ngũ cốc dạng hạt chứa nhiều chất xơ và vitamin 9.TÁO XANH Các lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa cần tới vitamin B9, A, C, Kali… để duy trì tình trạng hoạt động ổn định. Mà thực phẩm chứa đầy đủ các chất này mà dễ tìm nhất chính là táo, đặc biệt là giống táo xanh. 10.QUẢ BẦU Bầu là loại quả phổ biến ở Việt Nam. Đây là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng mà ít người ngờ tới. Trong quả bầu giàu vitamin A, kali, magie, chất xơ tốt cho sức khỏe. Bầu có tính mát, có công dụng giải nhiệt, lợi tiểu, thông tiện. Tuy nhiên, những người bị phong hàn, khó tiêu nên hạn chế ăn vì bầu có tính mát sẽ gây lạnh bụng nếu ăn nhiều. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có thêm sự lựa chọn về các loại rau, củ, quả đa dạng tốt cho tiêu hóa hằng ngày. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!  

TOP 10 THỰC PHẨM GIÚP TRẺ TĂNG MIỄN DỊCH
27

Th 02

TOP 10 THỰC PHẨM GIÚP TRẺ TĂNG MIỄN DỊCH

  • admin
  • 0 bình luận

Ở những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện nên các con thường hay ốm vặt. Vì vậy, bố mẹ nên tạo chế độ ăn uống lành mạnh cho con ngay từ khi còn nhỏ để bé có hệ miễn dịch mạnh mẽ, chống lại nhiễm trùng. Bên cạnh việc khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc và hoạt động thể chất thường xuyên, việc ăn thực phẩm lành mạnh và giàu chất chống oxy hóa, protein nạc góp phần giúp trẻ duy trì sức khỏe hệ thống miễn dịch tốt. Bài viết dưới đây Hadu gợi ý cho ba mẹ các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé không thể bỏ qua như: 1.CÁC LOẠI QUẢ HẠCH Đây được xem là những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tốt vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Quả hạch là một nguồn cung cấp dồi dào khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa và axit béo omega. Các loại hạt khác nhau mang lại nhiều lợi ích cũng như hương vị khác nhau vì vậy, bạn nên cho trẻ ăn đa dạng các loại hạt như: quả óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân,... Các loại quả hạch Cách cho trẻ ăn: Nên dùng quả hạch ở dạng bột hoặc dạng ngâm cho trẻ. Đối với trẻ lớn hơn 3 tuổi, bạn có thể cho trẻ ăn nguyên hạt/ hạt giã nhỏ hoặc chế biến thành các thanh chocolate hạt đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì các loại hạt có thể gây nguy cơ nghẹt thở. Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp con bạn có dấu hiệu phản ứng dị ứng với các loại hạt. 2.CÁ Cá giàu omega 3, còn dầu cá chứa axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). Axit béo omega 3 và các chất béo lành mạnh khác giúp tăng cường hoạt động của bạch cầu. Omega 3 thúc đẩy sản xuất các hợp chất điều chỉnh khả năng miễn dịch trong cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị hư hại do phản ứng quá mức với nhiễm trùng. Trẻ có thể ăn các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá thu để nhận được lượng axit béo omega 3 DHA và EPA tối ưu. Các loại cá chứa nhiều omega 3 tốt cho việc tăng đề kháng 3.NẤM Loại thực phẩm này cũng giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả hơn do có chứa nhiều kẽm, có tính kháng khuẩn và kháng virus. Tuy nhiên, nấm cũng có thể gây dị ứng vì vậy mẹ cũng nên cẩn trọng trước khi cho con ăn, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ. Có nhiều cách chế biến nấm, trong đó nấm cuộn với các loại rau thường được các mẹ lựa chọn như một món ăn nhẹ nhưng vẫn bổ sung nhiều dưỡng chất cho con. Nấm giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả hơn 4.QUẢ MỌNG Quả mọng là một thuật ngữ dùng để chỉ các loại trái cây nhỏ chứa nhiều nước, da thường bóng, căng tròn. Loại quả này rất giàu chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại stress oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do, từ đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Có rất nhiều loại quả mọng khác nhau mà bạn nên thêm vào chế độ ăn của trẻ như dâu tây, việt quất, mâm xôi, sơ ri, mận… Quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa Cách chế biến: có rất nhiều cách để thưởng thức quả mọng. Bạn có thể trộn salad, chế biến thành nước ép, sinh tố hoặc dùng các loại quả này trang trí cho món bánh yêu thích của con. 5.SỮA CHUA Sữa chua có men sống, giàu các yếu tố sinh học, giúp duy trì sức khỏe đường ruột của trẻ. Ba mẹ cho bé dung nạp ít đường vì lượng đường cao sẽ hạn chế các tế bào của hệ thống miễn dịch tấn công. Sữa chua giúp duy trì sức khỏe đường ruột 6.RAU CỦ QUẢ Nước trái cây, nước rau hỗn hợp (đặc biệt với mướp đắng) sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch. Việc cho trẻ tiêu thụ nhiều rau xanh lá, rau mầm có thể tốt cho hệ thống miễn dịch. Tuy vậy ba mẹ cần lưu ý phải thận trọng khi cho trẻ ăn ở ngoài vào mùa hè, đặc biệt là thực phẩm sống, chưa nấu chín như salad, tương ớt, nước trái cây, trái cây cắt miếng vì chúng có thể bị nhiễm bẩn. Rau củ quả cũng giúp tăng miễn dịch 7.TRỨNG Trứng là một loại thực phẩm hoàn chỉnh. Là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D tự nhiên, trứng giúp tăng miễn dịch cho trẻ em. Tuy nhiên một số trẻ bị dị ứng với lòng trắng trứng và/ lòng đỏ trứng, vì vậy chỉ cho trẻ ăn trứng khi đã được ít nhất 1 tuổi. Trứng chứa nhiều vitamin D giúp tăng miễn dịch Cách cho trẻ ăn: bạn có thể cho trứng luộc chín và tán nhuyễn hoặc cắt nhỏ. Bé có thể ăn trứng không hoặc trộn với thức ăn thông thường. 8.THỊT GIA CẦM, THỊT NẠC Thực phẩm giàu protein gồm thịt nạc, thịt gia cầm chứa nhiều kẽm - khoáng chất làm tăng tế bào bạch cầu. Người lớn có thể cung cấp kẽm cho trẻ qua các thực phẩm khác như hàu, các loại hạt, ngũ cốc, đậu… Thịt gia cầm, thịt nạc rất giàu protein, kẽm, khoáng chất 9.BƠ Trái cây chứa nhiều chất béo lành mạnh và vitamin E, cả hai đều là chìa khóa cho hệ thống miễn dịch của trẻ. Ba mẹ có thể thêm bơ vào bữa sáng hoặc trong bánh sandwich vào giờ ăn trưa của trẻ. Bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh và vitamin E 10.TỎI Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng virus, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Mẹ có thể cho thêm một chút tỏi vào các món ăn của trẻ, chẳng hạn như cho tỏi vào cháo của trẻ… Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng virus Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có thêm những thực phẩm tăng đề kháng cho bé. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!    

NHỮNG SAI LẦM PHỔ BIẾN VỀ DINH DƯỠNG
27

Th 02

NHỮNG SAI LẦM PHỔ BIẾN VỀ DINH DƯỠNG

  • admin
  • 0 bình luận

Lối sống hiện đại kèm theo chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Trong khi lượng calo tiêu thụ thực sự có thể thúc đẩy giảm cân, cắt giảm lượng calo quá thấp có thể dẫn đến sự thích nghi trao đổi chất và hậu quả lâu dài về sức khỏe. Mặc dù thực hiện một chế độ ăn kiêng rất ít calo có thể thúc đẩy giảm cân trong một thời gian ngắn, nhưng việc  tuân thủ chế độ ăn kiêng rất ít calo trong thời gian dài dẫn đến giảm tỷ lệ trao đổi chất, tăng cảm giác đói và giảm hormone no.  Hãy cùng Hadu tìm hiểu về những sai lầm phổ biến về dinh dưỡng qua bài viết dưới đây nhé! UỐNG NƯỚC ÉP ĐỂ GIẢM ĂN NHIỀU CƠM Nhiều người cho rằng uống nước ép rau có thể giúp ngon miệng hơn và mang lại lợi ích giảm calo nạp vào, song đây là quan niệm sai lầm. Chất xơ góp phần tạo cảm giác no và giảm lượng đường trong máu, tuy nhiên chất này không có trong nước ép rau. Uống nước ép trái cây có thực sự giảm cân? Điều này tương tự với nước ép hoa quả, ví dụ táo, nho, cam. Các nghiên cứu cho thấy nước ép táo không có chất xơ, ít gây cảm giác no và tăng lượng đường trong máu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại bỏ chất xơ khiến mọi người ăn và hấp thụ nhanh hơn, giảm cảm giác no, cân bằng nội môi glucose bị xáo trộn.  Thay vào đó, bạn nên ăn rau trước, sau đó mới đến các thực phẩm khác để giảm lượng calo nạp vào. Khi bạn cảm thấy no, khả năng hấp thụ carbohydrates từ gạo hoặc mỳ sẽ ít hơn. ĂN TRÁI CÂY KHI BỤNG ĐÓI Mọi người truyền tai nhau rằng ăn trái cây khi bụng đói giúp tiêu hóa nhanh, tránh đầy hơi. Tuy nhiên khoa học chưa chứng minh được ăn trái cây gây đầy hơi cho những người khỏe mạnh, cũng như thời điểm tốt để ăn trái cây. Thực tế, quá trình làm rỗng dạ dày chậm không xấu. Việc này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn khi đang ăn kiêng giảm cân. Ăn trái cây chứa chất xơ sau bữa ăn cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn. Bạn chỉ nên ăn kiêng trái cây khi bác sĩ yêu cầu. Ăn trái cây khi bụng đói có thực sự tốt Một số loại trái cây gây đầy hơi do chứa “FODMAPS”. Đây là các chất đường không được tiêu hóa hoặc hấp thụ hoàn toàn ở những người có bệnh tiêu hóa, ví dụ hội chứng ruột kích thích. BỮA TỐI NHIỀU CALO SẼ GÂY TĂNG CÂN Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng cơ thể bạn không xử lý thức ăn khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Điều quan trọng là tổng hợp lượng calo nạp vào so với lượng calo đốt cháy. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh vào ban đêm sẽ làm tăng lượng calo mà bạn không hề nhận ra. Nếu muốn ăn nhẹ, hãy lựa chọn các thực phẩm lành mạnh hơn như trái cây tươi, trái cây sấy khô không đường, sữa chua ít béo và sữa. CÓ THỂ ĂN TÙY THÍCH THỰC PHẨM ÍT BÉO Thực phẩm ít béo hoặc không chứa chất béo thường có hàm lượng calo thấp hơn so với cùng một phần kích thước của sản phẩm cùng loại có chất béo. Nhưng nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn ít chất béo hoặc không có chất béo có thể có nhiều calo như loại sản phẩm đầy đủ chất béo đôi khi còn nhiều calo hơn. Điều này là do quá trình loại bỏ chất béo ra khỏi thực phẩm có thể bao gồm cả việc thêm đường, bột mì, chất làm đặc tinh bột và các loại carbohydrate khác để giữ hương vị ban đầu. Vì vậy hãy đọc kĩ nhãn dinh dưỡng của sản phẩm thông thường so với phiên bản ít chất béo và so sánh hàm lượng chất béo của chúng, dựa trên khẩu phần 100g. CÓ THỂ ĐỐT CHÁY CHẤT BÉO BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN NHIỀU CHUA Không có loại thực phẩm nào có thể đốt cháy chất béo. Các chế độ ăn nhiều đồ chua như bưởi đòi hỏi bạn phải ăn nửa quả bưởi trong mỗi bữa ăn và các loại thực phẩm giàu protein để thu được lợi ích. Đồ ăn chua có thực sự đốt cháy mỡ thừa Bưởi không có chất béo, ít calo và natri, chứa nhiều vitamin C và chất xơ, nhưng nó không có khả năng đốt cháy chất béo. Tương tự chế độ ăn chỉ có súp rau khiến cơ thể dễ bị thiếu chất (thiếu protein và một số vitamin) và có thể khiến bạn thiếu dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Cách tốt nhất để giảm cân là ăn các bữa ăn cân bằng và đa dạng, đồng thời hạn chế thức ăn nhiều chất béo, dầu và đường. Cũng như tăng cường các hoạt động thể chất. TINH BỘT KHIẾN BẠN TĂNG CÂN Cũng giống như chất béo được cho là nguyên nhân thúc đẩy tăng cân và bệnh tim, tinh bột bị nhiều người xa lánh vì lo ngại rằng tiêu thụ chất dinh dưỡng đa dạng này sẽ gây béo phì, tiểu đường và tác dụng phụ khác đối với sức khỏe. Trên thực tế ăn một lượng vừa phải tinh bột bổ dưỡng có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất như rau củ giàu tinh bột, ngũ cốc và các loại đậu sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn chứ không gây hại cho sức khỏe. Tinh bột khiến bạn tăng cân nhanh Ví dụ chế độ ăn kiêng có sự kết hợp cân bằng giữa các loại tinh bột giàu chất xơ chủ yếu chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải, có liên quan đến việc giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, một số bệnh ung thư và bệnh tim. Tuy nhiên, nên hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột như bánh ngọt, bánh quy, đồ uống có đường và bánh mì trắng, vì những thực phẩm này có thể làm tăng cân và nguy cơ mắc bệnh khi ăn quá nhiều. THỰC PHẨM CHỨC NĂNG/THỰC PHẨM BỔ SUNG LÀ MỘT SỰ LÃNG PHÍ TIỀN BẠC Trong khi tập trung vào việc tiêu thụ một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, đầy đủ là thành phần thiết yếu của sức khỏe. các chất bổ sung, khi đã được sử dụng đúng cách và ở dạng phù hợp, có thể có lợi theo nhiều cách khác nhau. Đối với nhiều người, đặc biệt là những người có tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường loại 2, cũng như những người dùng các loại thuốc thông thường như statin, thuốc ức chế bơm proton, thuốc tránh thai và thuốc trị tiểu đường, việc dùng các chất bổ sung cụ thể có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của họ.  Ví dụ, bổ sung magie và vitamin nhóm B được chứng minh là có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách cải thiện lượng đường trong máu và giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim và các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Những người ăn kiêng hạn chế, những người đột biến gen như methylenetetrahydrofolate, những người trên 50 tuổi và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là những ví dụ khác về quần thể có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung thực phẩm chức năng. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bản thân. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: