CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

15

Th 08

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI LOÃNG XƯƠNG

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI LOÃNG XƯƠNG

  • admin
  • 0 bình luận

Tỷ lệ người Việt bị loãng xương cao hơn các nước khác, đa phần do chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc sức khỏe không đúng. Ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng khi bị loãng xương hợp lý, điều quan trọng là cần phòng ngừa sớm bệnh này.

1.DINH DƯỠNG VÀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương còn gọi là giòn xương và xốp xương. Đây là tình trạng xương của người bệnh liên tục mỏng dần và mật độ chất cũng ngày càng thưa. Điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và gãy bởi chấn thương nhẹ. Nguyên nhân gây gãy xương ở phụ nữ mãn kinh và người già, thậm chí một số xương có thể không lành được nữa, nhất là xương hông.

Loãng xương là căn bệnh thầm lặng, thường gặp là sụt cân và đau lưng, và chỉ được phát hiện khi xương gãy. Nhiều người cho rằng bệnh loãng xương là tự nhiên và không thể tránh khỏi khi về già. Tuy nhiên các chuyên gia y tế tin rằng bệnh này có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người loãng xương vẫn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến trình của bệnh, cũng như giảm nguy cơ gãy xương bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khi bị loãng xương và phối hợp với dùng thuốc theo chỉ định.

Dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với người bị loãng xương là canxi và vitamin D. Canxi là một yếu tố quan trọng để xây dựng xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Lượng canxi cần thiết bổ sung phụ thuộc một phần vào độ tuổi và giới tính của bạn.

Một số chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên bổ sung khoảng 800-1.200IU vitamin D mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng khi bị loãng xương

Để tăng cường độ chắc khỏe, dẻo dai của xương và ngăn ngừa loãng xương, bạn có thể bổ sung canxi và vitamin D từ chế độ ăn uống hoặc chất bổ sung, thậm chí kết hợp cả 2 cách. Nhưng nhìn chung nạp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn chất bổ sung.

Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến việc ghi nhớ và thói quen. Bạn có thể không quen với việc uống thuốc mỗi ngày, nhưng mọi người chắc chắn đều ăn thực phẩm hằng ngày. Bên cạnh đó, thực phẩm cũng là một nguồn dinh dưỡng đầy đủ, phong phú hơn so với chất bổ sung. Vậy người loãng xương nên ăn gì?

*)Ăn đúng lượng protein

Protein là chất chịu trách nhiệm nuôi dưỡng các mô của cơ thể. Protein còn đóng vai trò then chốt trong việc hình thành hệ xương và tích lũy khối lượng xương. Do vậy, một chế độ ăn không đủ protein sẽ tạo ra sự thiếu hụt trong việc tái tạo các mô cơ thể, và làm nguy hại tới sự rắn chắc của xương.

Lý do là bởi cơ thể không sản xuất và kích hoạt đầy đủ nhân tố tăng trưởng IGF1 - hoạt chất kích thích tái tạo xương. Đồng thời, hoạt chất này còn có chức năng kích thích hấp thụ canxi, photpho tại ruột và tăng cường chuyển hóa canxi, vitamin D tại thận.

Ngoài ra một điểm cần lưu ý là người trưởng thành và người cao tuổi không nên tiêu thụ protein ở mức quá cao vì ăn quá nhiều protein sẽ làm tăng bài xuất canxi trong nước tiểu. Do đó, chỉ nên sử dụng protein ở mức vừa phải, đúng theo nhu cầu cần thiết, tốt nhất là theo sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.

*)Bổ sung thực phẩm chứa canxi và vitamin D

Trong chế độ dinh dưỡng cho người bị loãng xương, hai chất dinh dưỡng không thể thiếu được là canxi và vitamin D. Canxi hỗ trợ cấu trúc xương và răng, trong khi vitamin D cải thiện sự hấp thụ canxi và tăng trưởng xương. Các chất dinh dưỡng không chỉ giúp duy trì sự sống mà nó còn có tác dụng hạn chế đáng kể bệnh loãng xương khi chúng ta đã có tuổi.

Ở người cao tuổi (cả nam và nữ), quá trình hủy xương mạnh hơn quá trình tạo xương, lượng canxi bị mất qua nước tiểu tăng lên, đặc biệt trong giai đoạn mãn kinh, nên nhu cầu canxi trong khẩu phần ăn cũng cao hơn. Việc cung cấp đầy đủ canxi cho những đối tượng này là rất quan trọng để phòng tránh loãng xương.

Bổ sung vitamin D và canxi có tác dụng ngăn ngừa và chậm lại quá trình phát triển các bệnh liên quan tới xương. Các thực phẩm giàu canxi và vitamin D nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị loãng xương là trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… Trong thành phần của sản phẩm này chứa tỷ lệ chuẩn của canxi và phospho.

*)Tránh ăn các chất xơ dư thừa

Mặc dù chất xơ là một hợp chất rắn được khuyến khích cho nhiều bệnh, tuy nhiên trong trường hợp bệnh loãng xương, nó có thể phản tác dụng. Nguyên nhân là do chất xơ có thể tác dụng lên ruột và làm giảm sự hấp thu canxi.

*)Không nên ăn quá mặn

Người mắc bệnh loãng xương không nên có chế độ ăn thừa muối. Thay vào đó, nên áp dụng chế độ ăn nhạt vì nếu khẩu phần ăn thừa muối natri cũng sẽ gây mất xương. Lượng muối tối đa mỗi người cần cho một ngày là 2.400mg. Cơ thể thải muối qua thận và mang theo cả canxi. VÌ vậy nên ước tính lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày và kiểm soát chúng một cách chặt chẽ.

*)Hạn chế rượu bia và caffeine

Lạm dụng rượu bia và caffeine có thể làm tăng bài tiết canxi, giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Do vậy, bệnh nhân loãng xương nên hạn chế uống rượu.



 

 

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: