Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường lúc mưa lúc ẩm, lúc nắng nóng nên tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết bùng phát. Khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏe?
1.LÝ DO SỐT XUẤT HUYẾT CẦN BỔ SUNG NHIỀU DƯỠNG CHẤT?
Sốt xuất huyết là bệnh lý phổ biến ở người lớn lẫn trẻ em với nhiều ca tử vong trong 5 năm trở lại đây. Kể từ năm 2020, trên toàn quốc ghi nhận hơn 52.000 ca bị sốt xuất huyết, trong đó tử vong 29 ca. Ngoài ra, đợt bùng phát vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt và đang có xu hướng gia tăng.
Bệnh sốt xuất huyết cũng tương tự như các bệnh lý thông thường do virus gây ra khác, nhưng triệu chứng của nó có một chút đặc biệt. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ bị thấy nhức đầu, đau toàn thân, hốc mắt sưng đau. Sau đó, sốt cao, đau bụng, phát ban, phân đen, chảy máu cam, da đỏ, cơ thể mệt mỏi…
Người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không may bị sốt xuất huyết. Do đó, nếu nghi ngờ bị mắc bệnh sốt xuất huyết cần đi khám sớm để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh.
Khi không may mắc bệnh sốt xuất huyết, việc tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân sốt xuất huyết cũng hỗ trợ bệnh mau khỏi.
2.NÊN ĂN GÌ KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT
Uống nhiều nước hoặc chất lỏng: uống nhiều chất lỏng và nước là cần thiết để cung cấp nước cho cơ thể, duy trì sự cân bằng nước và điện giải, uống ít nhất 3 lít (khoảng 12 cốc) chất lỏng mỗi ngày. Dùng thức uống pha chế ấm, trà thảo dược, ăn cháo, súp.
Cùng với những chất lỏng nóng này, những chất lỏng lạnh như nước chanh, sữa, nước dừa, nước cam… đều có lợi cho việc cải thiện số lượng tiểu cầu. Những đồ uống này có tác dụng bù nước, giúp duy trì cân bằng điện giải, và rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Một số loại trà như trà hoa cúc và trà bạc hà cũng có thể có lợi trong việc kiểm soát các triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết như buồn nôn, nhức đầu, đau nhức cơ thể.
Trái cây: Bổ sung thêm các loại trái cây như cam, quýt, lê, mận, đào, đu đủ, dưa hấu, chuối, xoài, lựu để hỗ trợ nhu cầu đáp ứng các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ. Những loại trái cây này cải thiện tiêu hóa, duy trì hệ thực vật đường ruột, kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Rau: Thêm nhiều loại rau có màu sắc khác nhau như củ cải, cải xoăn, cà rốt, rau diếp, rau bina… vào chế độ ăn uống thường xuyên giúp thúc đẩy sức khỏe đường ruột và hoạt động miễn dịch tốt. Nhiều loại vitamin có trong các rau có màu sắc khác nhau như vitamin A, C cùng với các khoáng chất như kẽm, magie,... là những chất chống oxy hóa tốt và tăng khả năng miễn dịch.
Gia vị: Các loại gia vị, thảo mộc như nghệ, gừng, tỏi, quế, bạch đậu khấu và hạt nhục đậu khấu có tác dụng chống viêm, kháng nấm, kháng virus, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch. Bổ sung các loại gia vị này vừa đủ vào công thức nấu ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe tổng thể.
Quả hạch: Các loại hạt chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Probiotic: Bổ sung men vi sinh trong chế độ ăn uống như sữa chua, phô mai kefir, kombucha và đậu nành. Probiotic chứa nhiều vi khuẩn tốt hoạt động trên hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch.
Protein: Một số thực phẩm giàu protein tốt cho người bị sốt xuất huyết như trứng, sữa, phô mai, các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, các chế phẩm như thịt thăn bò, thịt gà, thịt vịt, cá cũng là nguồn cung cấp các dưỡng chất tốt và cần thiết cho người bệnh.
Chế độ ăn nhiều calo: thực phẩm giàu năng lượng như gạo, khoai tây, sữa… rất cần thiết để cung cấp nhu cầu calo đầy đủ giúp lấy lại sức mạnh và năng lượng bị mất do nhiễm trùng.
Những thực phẩm ở trên rất giàu protein và sắt là những chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn ngừa thiếu máu. Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu và huyết sắc tố do xuất huyết, đó là lý do tại sao việc tiêu thụ những thực phẩm này lại quan trọng với sức khỏe người bệnh.
3.CÁC LOẠI THỰC PHẨM CẦN TRÁNH KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT
Tránh đồ ăn dầu mỡ: thực phẩm nhiều chất béo sẽ tác động xấu đến cơ thể, gây ra tình trạng tăng cholesterol và cao huyết áp. Điều này làm quá trình cơ thể hồi phục bị ảnh hưởng và làm suy yếu miễn dịch. Ngoài ra, việc nạp nhiều thức ăn dầu mỡ còn gây khó tiêu hóa, dẫn đến hệ tiêu hóa gặp vấn đề.
Đồ cay nóng: Người bị sốt xuất huyết được chống chỉ định dùng đồ cay nóng, bởi nó sẽ khiến dạ dày tích tụ nhiều axit, gây loét thành mạch máu. Những thương tổn này ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe.
Đồ uống có gas, chứa caffeine: Đây là các loại thức uống nằm trong danh sách bị sốt xuất huyết kiêng gì. Bởi chúng làm cho cơ bắp bị suy nhược, cơ thể mệt mỏi… không còn sức đề kháng đối với bệnh.
Thực phẩm có màu đỏ, màu đen hoặc đậm màu: Các loại thức ăn màu đậm như huyết hay các rau quả có màu đỏ như thanh long đỏ, cà chua, củ dền… là đáp án nên kiêng khi bị sốt xuất huyết. Bởi bệnh nhân thường bị xuất huyết tiêu hóa khi mắc sốt xuất huyết.