Th 09
Cà gai leo là một loại dược liệu quen thuộc, được trồng nhiều ở khu vực miền Bắc và Trung Việt Nam. Trong dân gian, loài cây này được dùng nhiều để chữa trị các bệnh về gan và mẩn ngứa, giải rượu… Vậy cà gai leo có tác dụng gì? Cách dùng ra sao? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.CÂY CÀ GAI LEO LÀ GÌ? Cà gai leo thuộc loài cây leo nhỡ, chia nhiều cành, có chiều dài trung bình từ 60cm - 100cm. Lá cây cà gai leo có màu xanh, mọc so le, hình trứng hoặc thuôn dài, dưới gốc lá hình lưỡi rìu hay hơi tròn, mặt dưới lá hình sao có nhiều lông mềm, màu trắng nhưng không bị nhám, mặt trên của lá có gai. Cây cà gai leo ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả từ tháng 9 đến tháng 12. Cây cà gai leo cho quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính của quả dao động từ 7-9mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước 3x2mm. Đối với loại cà gai leo có nhiều gai thì sẽ có cành xòe rộng. 2.TÁC DỤNG CỦA CÀ GAI LEO LÀ GÌ? Chữa viêm gan, xơ gan, giải độc gan Cà gai leo đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong điều trị viêm gan, men gan cao. Các hoạt chất có trong cà gai leo, đặc biệt là glycoalcaloid có khả năng làm giảm nồng độ virus viêm gan trong máu người bệnh và giúp ngăn ngừa, làm chậm sự tiến triển của xơ gan hiệu quả. Bên cạnh đó, cà gai leo còn giúp kích thích sự hồi phục của của tế bào gan, chống viêm và hạ men gan rất tốt. Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và thực hiện nhiều chức năng khác. Do đó, ngoài việc sử dụng cà gai leo, bạn có thể tham khảo dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gan để cải thiện sức khỏe gan cũng như sức khỏe tổng thể. Hỗ trợ chống tế bào ung thư Cà gai leo đã được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. Ngoài ra nó còn ức chế dòng tế bào ung thư do virus khác như ung thư cổ tử cung. Chữa hen suyễn Trong dân gian, có rất nhiều các loại thảo dược chữa các bệnh ho, hen suyễn, dị ứng. Trong đó, nổi bật là cây cà gai leo với công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh lý đường hô hấp như hen phế quản. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất của cây cà gai leo giúp ổn định tế bào mast - tế bào này có vai trò quan trọng trong sản xuất các hóa chất trung gian gây co thắt đường thở trong bệnh hen phế quản. Chữa phong thấp Cà gai leo còn có tác dụng chữa phong thấp. Thành phần hóa học chính có alkaloid, tinh bột, flavonoid trong rễ và dây giúp trị phong thấp, sâu răng, đau nhức xương hiệu quả. Chữa đau nhức xương khớp Nhờ những hoạt chất trong cây cà gai leo giúp loại thảo dược này có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Theo Đông Y, cà gai leo có vị the, tính ấm nên có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả. Chữa ho gà Cà gai leo là loại dược liệu tự nhiên được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan. Ngoài ra, loại thảo dược này còn được dân gian dùng nhiều trong điều trị bệnh ho gà. Chữa rắn cắn Khi bị rắn cắn, nếu không xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy bài thuốc trị rắn cắn từ cà gai leo đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian giúp giảm đau, và đào thải chất độc hiệu quả. Chữa cảm cúm Cà gai leo chứa các hoạt chất chính flavonoid và alkaloid và khả năng kháng khuẩn hiệu quả giúp điều trị cảm cúm, chống viêm, tăng sức đề kháng của cơ thể. Chữa dị ứng Các chiết xuất của cây cà gai leo giúp ức chế sự phân hủy tế bào mast, bảo vệ miễn dịch chống lại vi khuẩn và ký sinh trùng. Đồng thời điều chỉnh giải phóng các interleukin đáp ứng với các tình trạng viêm nhiễm và miễn dịch. Vì vậy loại thảo dược này mang lại hiệu quả như một loại thuốc kiểm soát dị ứng và các viêm nhiễm khác. 3.NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÀ GAI LEO Mặc dù tác dụng của cà gai leo đối với sức khỏe đặc biệt là gan là không thể chối bỏ, nhưng để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Trước khi áp dụng cà gai leo vào điều trị, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền để được tư vấn về liều lượng, cách dùng, thời gian dùng, phối hợp với các vị thuốc khác sao cho an toàn và hiệu quả. Chỉ nên dùng vừa đủ: dù chưa ghi nhận tác dụng phụ của cà gai leo nhưng cũng chưa có đủ dữ liệu an toàn. Không nên dùng cà gai leo cho trẻ em dưới 6 tuổi. Vì cơ thể trẻ còn yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, chức năng gan vẫn chưa hoàn thiện. Phụ nữ mang thai cần thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không nên cho con bú dùng dược liệu này vì có thể ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của sữa mẹ. Nếu dùng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Th 09
Hiện nay nhiều người đã lựa chọn giảm tinh bột, thậm chí là hoàn toàn không ăn cơm, kể cả bánh mì, bún, miến, phở… để giảm cân. Vậy việc không ăn hạt cơm nào có đem lại một vòng eo thon gọn cùng cơ thể mạnh khỏe thực sự? 1.CẮT TINH BỘT HOÀN TOÀN CÓ THỰC SỰ TỐT? Kiểm soát cân nặng tốt sẽ phụ thuộc khá nhiều vào lượng tinh bột đưa vào cơ thể. Nhưng “hạn chế” chứ không phải cắt hoàn toàn tinh bột, tránh làm cơ thể mệt mỏi và gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Nhịn ăn tinh bột quá 1 tháng có thể khiến cho bạn cảm thấy đói liên tục, có cảm giác cồn cào thèm cơm nên khó kiềm chế được cơn đói và dễ lâm vào tình trạng lại tăng cân sau khi giảm béo. Gần 95% năng lượng của não bộ là từ glucose, nên khi cơ thể không nạp tinh bột nhiều ngày, não bộ sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu để hoạt động hiệu quả. Ban đầu, ở mức độ nhẹ, bạn thấy người mệt mỏi, làm việc kém sáng tạo và năng suất. Nặng hơn là khó thở, đau đầu và choáng váng. Chế độ ăn kiêng không tinh bột sẽ dẫn đến việc thiếu hụt một số loại vitamin quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin nhóm B. Hầu hết các loại vitamin này đều có trong các loại thực phẩm chứa tinh bột, do đó khi cắt giảm hoặc loại bỏ tinh bột trong chế độ ăn uống hằng ngày mà bạn lại không tìm cách bổ sung vitamin B từ nguồn thực phẩm khác sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa. Thay vì bỏ hẳn tinh bột, bạn có thể lựa chọn các nguồn thực phẩm ít năng lượng như: thi thoảng ăn xen kẽ một vài bữa cơm gạo lứt, yến mạch, khoai tây, kết hợp cùng rau củ quả và các loại hạt giảm cân như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt óc chó, đậu phộng, hạt dẻ cười. Các loại hạt này chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, protein và chất xơ, tạo cảm giác no lâu. 2.TUY NHIÊN ĐÂY CÓ PHẢI LÀ MỘT GIẢI PHÁP THIẾT THỰC ĐỂ GIẢM CÂN Hiện nay 90% các sản phẩm tại cửa hàng hay siêu thị đều có chứa tinh bột. Về cơ bản bạn sẽ phải từ bỏ các loại thực phẩm chế biến và bắt đầu sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên một cách từ từ. Tinh bột làm tăng lượng đường trong máu chúng ta và gây cho ta cảm giác thèm ăn, nhưng vẫn còn có những loại thực phẩm khác làm từ bột gạo, tinh bột ngô và bột khoai tây cũng có ảnh hưởng tương tự, đặc biệt là các sản phẩm không chứa gluten. Tóm lại nếu bạn muốn bắt đầu giảm cân từ việc giảm bớt tinh bột, hãy thực hiện giảm từ từ, bắt đầu bằng việc giảm ⅓ lượng tinh bột hằng ngày. Khi cơ thể có dấu hiệu khó chịu, hãy tăng lượng tinh bột lên, và kiên trì cho đến khi cơ thể quen dần trước khi giảm bớt lượng tinh bột. Cơ thể mỗi người khác nhau, điều quan trọng là bạn tìm được chế độ giảm cân phù hợp với mình nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt, trước khi áp dụng bất kì phương pháp ăn kiêng hoặc giảm cân nào, các chị em hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe trước khi thực hiện. Theo các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe, sau đây là những nguồn tinh bột tốt mà những người thừa cân béo phì có thể sử dụng trong thực đơn giảm cân của mình. Khoai lang Khoai lang chứa tinh bột tan chậm giúp tiêu hóa chậm hơn khiến bạn no lâu và cung cấp năng lượng lâu hơn, ngoài ra còn chứa chất xơ, chất dinh dưỡng và giúp đốt cháy mỡ. Nó còn có carotenoid, chất chống oxy hóa giúp ổn định đường huyết, giảm kháng insulin giúp calo ít bị chuyển hóa thành mỡ. Rau củ, trái cây Rau củ quả và trái cây là thực phẩm tinh bột tốt vì chất béo và calories thấp. Chúng rất nhiều chất xơ, nên bạn có thể ăn thoải mái trong mọi bữa ăn. Ngoài ra, trái cây có lượng fiber lớn hơn giúp bạn no lâu hơn. Các loại đậu Đậu là một loại thực phẩm có tinh bột rất tốt vì có lượng fiber cao. Ăn đậu sẽ giúp bạn no lâu hơn, không muốn ăn thêm các đồ ăn vặt khác nữa.
Th 09
Mật ong là sản phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng. Tuy nhiên một số thực phẩm được khuyến cáo không nên kết hợp với mật ong bởi sẽ sinh ra các chất độc hại, hãy cùng Hadu tìm hiểu xem những loại thực phẩm đó là gì nhé! 1.MẬT ONG KỴ GÌ? Mật ong là một món quà từ thiên nhiên được thượng đế ban tặng với nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trong mật ong chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giá trị mà không phải loại thực phẩm nào cũng dễ dàng có. Nhiều nghiên cứu được thực hiện và các nhà khoa học chỉ ra rằng trong mật ong có hoạt chất giúp ngăn ngừa sự sinh trưởng của một loại vi khuẩn gây loét dạ dày, thủng dạ dày mang tên Helicobacter pylori. Bên cạnh đó, sử dụng mật ong thường xuyên cũng hỗ trợ điều trị chứng viêm dạ dày do uống nhiều rượu, bia. Mật ong cũng hiện diện trong rất nhiều bài thuốc dân gian chữa nhiều loại bệnh lý khác nhau như bỏng da, giời leo, ho khan, hồi phục thị lực ở những người bị đục thủy tinh thể, trào ngược dạ dày, trĩ… Thế nhưng mật ong không phải lúc nào cũng an toàn. Nhất là khi kết hợp chúng với một số loại thực phẩm nhất định có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. 2.NHỮNG THỰC PHẨM ĐẠI KỴ KHI SỬ DỤNG CHUNG VỚI MẬT ONG Các sản phẩm từ đậu tương (đậu nành) Ăn đậu phụ, tàu hũ, sữa đậu nành với mật ong có thể sẽ tạo ra hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, người mắc bệnh tim mạch dùng hai loại thực phẩm này cùng nhau trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm tính mạng. Cá chép Thông thường cá chép không hay được chế biến với mật ong. Tuy nhiên nếu lỡ ăn cá chép trước hoặc sau khi uống mật ong, bạn vẫn có thể nhiễm độc tố sinh ra từ hai loại thực phẩm này. Nếu chẳng may trúng độc, bạn có thể dùng cam thảo và đậu đen để giải độc. Cơm Một câu trả lời cho câu hỏi mật ong kỵ gì chắc chắn làm bạn ngạc nhiên nhất. Cơm và mật ong tưởng chừng như không gây hại đến sức khỏe của chúng ta nếu kết hợp. Tuy nhiên, thực tế lại rất khắc nghiệt. Hai thực phẩm này dùng chung sẽ gây áp lực rất lớn lên dạ dày của bạn. Sắn dây Sắn dây là một loại bột uống rất tốt cho cơ thể. Do củ sắn dây được coi là một trong những loại củ có giá trị lớn nhất, vừa ăn được lại vừa có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nhưng uống mật ong với bột sắn dây cực kỳ nguy hiểm, có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Nước sôi Mật ong có chứa rất nhiều enzyme, vitamin và khoáng chất. Nếu sử dụng nước sôi để pha mật ong, các thành phần dinh dưỡng sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, làm thay đổi mùi vị và màu sắc. Bạn chỉ nên dùng nước 35 độ C để pha mật ong. Lá hẹ Khi trẻ bị ho, mẹ thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho bé uống. Thực tế liệu pháp này chỉ giúp hệ tiêu hóa của bé tương đối ổn định. Ngoài ra lượng vitamin C phong phú trong lá hẹ khi kết hợp với mật ong có thể làm bé tiêu chảy. Cua Tuy không đến mức gây nên nhiều hệ quả xấu như cá chép nhưng cua cũng được đánh giá là một loại động vật không nên dùng chung với mật ong dù cho bất kỳ đối tượng nào. Tính hàn của những con cua khi dùng chung với mật ong sẽ tạo nên những phản ứng kích thích rất rõ ràng. Và triệu chứng thường thấy nhất khi dùng chung 2 nguyên liệu này với nhau chính là các biểu hiện kích thích đường ruột, gây nên triệu chứng tiêu chảy ngay sau khi sử dụng. Không đựng mật vào bình sắt Không đựng mật ong vào bình sắt do mật ong có tính axit yếu, khi tiếp xúc với kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm ra. Dẫn đến chất lượng mật ong giảm, dễ gây đau bụng khi ăn. Để bảo quản tốt nhất nên đựng mật ong vào bình thủy tinh hoặc gốm sứ.
Th 09
Chế độ ăn thuần chay mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn hoàn toàn thức ăn từ thực vật có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và không phù hợp với một số người. Dưới đây là một số điều bạn nên biết về chế độ ăn thuần chay để có sự lựa chọn cho phù hợp. 1.CHẾ ĐỘ ĂN THUẦN CHAY LÀ GÌ? Chế độ ăn thuần chay hay còn gọi là ăn chay thuần hay còn lại là Vegan là một phong cách ăn uống nghiêm ngặt và hoàn toàn từ chối bất kỳ sản phẩm nào từ động vật. Điều này bao gồm tất cả thịt động vật, tất cả các sản phẩm phát sinh từ động vật như sữa, mật ong, trứng. Người ăn thuần chay cũng không chỉ dừng lại ở việc loại bỏ thực phẩm từ nguồn động vật mà còn mở rộng tới việc tẩy chay các sản phẩm đã được thử nghiệm trên động vật và trang sức, trang phục sử dụng nguyên liệu từ động vật. Nhờ việc tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc này, người ăn chay thuần đặt lợi ích động vật và môi trường lên hàng đầu. Họ tin rằng cách tiếp cận này có thể giúp giảm thiểu đau khổ cho động vật, giảm lượng khí thải cho môi trường, và đóng tích cực vào việc bảo vệ hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc ăn chay thuần đòi hỏi tinh thần kiên nhẫn, kiên định và sự kiểm soát trong việc lựa chọn thực phẩm và sản phẩm hằng ngày. Dù vậy, nhiều người đã lựa chọn theo đuổi lối sống này với hy vọng tạo ra một tương lai bền vững cho trái đất và tất cả các loài sinh sống trên đó. 2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĂN THUẦN CHAY Chế độ ăn thuần chay không chỉ hỗ trợ giảm cân mà còn mang nhiều lợi ích sức khỏe khác. Nhờ mật độ calo thấp hơn trong thực phẩm thực vật, cơ thể buộc phải đốt mỡ thừa để cung cấp năng lượng. Điều này giúp hầu hết những người chuyển chế độ ăn thuần chay giảm cân đáng kinh ngạc đặc biệt là nếu họ tập trung vào việc ăn toàn thực phẩm thực vật. Ngoài ra, chế độ ăn thuần chay còn hỗ trợ hạ huyết áp nhờ sự giàu chất chống oxi hóa và các khoáng chất có lợi như kali và nitrat trong rau quả. Nghiên cứu cho thấy người ăn thuần chay có thể cải thiện đáng kể huyết áp so với người ăn thực phẩm động vật. Lợi ích tiếp theo là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chế độ này làm giảm mức cholesterol xấu LDL và cholesterol toàn phần, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch, và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và xơ vữa động mạch. Thực phẩm thực vật cũng hấp thu nhiều chất oxi hóa hơn, bao gồm như anthocyanin, flavonoid, procyanidin và polyphenol. Những chất này có tác dụng giảm cholesterol, giảm viêm, tăng cường năng lực nhận thức và giảm nguy cơ ung thư. Chế độ ăn thuần chay cũng hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa nhờ vào ưu điểm giàu chất xơ. Các thực phẩm thực vật thúc đẩy hoạt động tiêu hóa khỏe mạnh, và giúp tránh tình trạng táo bón. Ngoài ra việc tiêu thụ thực phẩm thực vật giúp duy trì cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tránh những vấn đề như khó tiêu, đầy bụng, tăng cân, viêm nhiễm, mắc bệnh da liễu và khó đi tiêu. Chế độ ăn thuần chay có khả năng chống viêm nhiễm hiệu quả nhờ vào khả năng kháng viêm của các thực phẩm thực vật. Với hàm lượng chất oxi hóa cao hơn và ít hơn hợp chất gây viêm như dầu tinh chế và chất béo bão hòa, chế độ ăn thuần chay giúp giảm viêm. Tuy nhiên cần hạn chế ăn đường để tối ưu hóa tác dụng chống viêm này. Đối với những người có vấn đề liên quan đến đường huyết và tiểu đường, chế độ ăn thuần chay cũng đem lại lợi ích với hàm lượng cao chất xơ, rau xanh và các loại tinh bột đường phức hợp chế độ này giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện độ nhạy insulin, và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Đồng thời, ít chất béo bão hòa trong chế độ này giúp tránh tăng đường huyết. Không chỉ tốt cho sức khỏe cá nhân, chế độ ăn thuần chay còn có lợi cho môi trường và động vật. Với việc tiêu thụ ít nước và tài nguyên hơn cũng như giảm lượng khí thải carbon, chế độ này giúp bảo vệ môi trường. 3.TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN THUẦN CHAY Dù ăn chay được biết đến là chế độ ăn tốt cho sức khỏe nhưng các nghiên cứu gần đây đã phô bày một số mặt trái của chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt bao gồm các báo cáo về nguy cơ đột quỵ ảnh hưởng đến não, rụng tóc và sự trầm cảm. Điều này đặt ra câu hỏi về những hạn chế của mô hình ăn uống được cho là lành mạnh này. Với những người khỏe mạnh nói chung việc ăn chay hầu như không có hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở chất lượng các loại thực phẩm ví dụ như rau củ quả tốt cho sức khỏe trong khi khoai tây chiên lại không hề có lợi cho cơ thể. Chế độ ăn thuần chay đòi hỏi loại trừ thịt, cá, gia cầm, cũng như không ăn động vật và các sản phẩm từ động vật như sữa, trứng, phô mai. Những người ăn chay cũng không sử dụng mật ong. Điều này dẫn đến một số hạn chế của việc không ăn thịt. Việc ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu vì nếu ăn chất xơ sẽ dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra cơ thể cần chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi não bộ từ các nguồn thực phẩm động vật và nếu thiếu dinh dưỡng thì não sẽ bị lão hóa và gây ra tình trạng mất trí nhớ. Cơ thể thiếu protein là một trong những nguyên nhân gây ra khối u tiêu hóa. Ngoài ra nếu ăn chay quá sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Việc ăn chay không đúng cách có thể gây ra tình trạng béo phì: nhiều người lầm tưởng rằng ăn chay sẽ mang lại một vóc dáng đẹp, không còn phải lo tới vấn đề cân nặng, nhưng bạn đã nhầm. Nếu bạn là một người muốn chuyển qua ăn chay để giảm cân bạn nên chú ý đến những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, và các loại dầu thực vật. Bởi chúng sẽ kích thích vị giác khiến bạn ăn ngon miệng hơn và cân nặng tăng như bình thường.