Fluor là thành phần có nhiều trong các loại thực phẩm, có trong nước, nước súc miệng, kem đánh răng. Do đó fluor rất quan trọng nhất là đối với sức khỏe răng miệng con người. Vậy fluor là gì? Vai trò của fluor như thế nào với sức khỏe con người? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1.FLUOR LÀ GÌ?
Fluor là một hợp chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc hình thành men răng, tái khoáng men răng, giúp cho quá trình canxi hóa răng.
Ký hiệu hóa học của fluor là F. Trong cơ thể người có khoảng 2g fluor phân bổ 96% ở xương và răng. Lượng fluor còn lại phân bổ ở gân, dây chằng và máu, trong 1 lít máu chứa 0,032mg F.
2.CÁC HÌNH THÁI CỦA FLUOR
Fluor là nguyên tố không mùi vị, tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng kết hợp với một chất khác như phosphat, canxi hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước.
Ở trong thực phẩm, fluor có nhiều trong trà xanh, cá biển, thực phẩm có nguồn gốc thực vật (Rau xanh, cà chua, ngũ cốc, đậu, bắp…).
Fluor còn tồn tại như một hợp chất trong xương răng của con người và động vật, trong nước uống hằng ngày.
3.VAI TRÒ CỦA FLUOR
Phát triển răng
Thành phần fluor sẽ có tác dụng trong quá trình hình thành men răng và ngà răng. Quá trình tích fluor ở răng xảy ra từ lúc nhỏ, đó chính là thời kỳ hình thành và phát triển các răng sau này.
Khi đó, fluor cùng với các chất canxi sẽ giúp kiến tạo men răng ở thời kỳ hình thành, sau đó tham gia tái khoáng men răng khi răng hình thành. Men răng sẽ phủ một lớp khoáng trên bề mặt giúp răng được trở nên cứng chắc hơn, nhờ đó mà vi khuẩn ở răng hoạt động kém hơn hạn chế được bệnh lý sâu răng.
Hình thành xương
Đối với cơ thể, fluor là chất cấu tạo thành mô xương có tác dụng kích thích và tổng hợp collagen trong giai đoạn đầu để khôi phục vị trí gãy xương. Đồng thời nó có vai trò trong quá trình chống lão hóa xương, hợp chất Natri Florua sẽ kich thích nguyên bào xương giúp tăng khả năng tạo xương.
Chuyển hóa canxi, phot pho
Nếu như thừa fluor trong cơ thể, xảy ra rối loạn chuyển hóa phot pho -canxi gây xốp xương. Trường hợp thiếu fluor thì men răng sẽ yếu hơn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sâu răng.
4.PHÒNG BỆNH VỀ FLUOR
Ở nơi nhiều fluor thì cần hạn chế sử dụng nguồn nước nhiều fluor, thực hiện biện pháp bảo vệ không khí ở những vùng công nghiệp phát triển. Lượng fluor trong thực phẩm thấp thua kém fluor trong nước nhưng chế độ ăn vẫn cần cân đối về canxi - photpho cũng như cần phối hợp bổ sung vitamin D.
Ở nơi có ít fluor nên thêm fluor vào nước ăn, sử dụng nhiều thực phẩm có fluor cao, có thể thêm vào nước ăn lên tới 1-1,2mg/l. Ngoài fluor, nếu thiếu vitamin A - D và suy dinh dưỡng protein năng lượng có liên quan đến sự suy giảm men răng, sự teo tuyến nước bọt giảm khả năng tiêu hóa tinh bột đường cũng khiến cho răng dễ bị sâu hơn. Như vậy ngoài việc chú ý đến lượng fluor còn cần quan tâm đến các điều kiện sống vệ sinh, đảm bảo một chế độ ăn hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và protein.
Các vitamin có trong rau, củ, quả và thực phẩm hằng ngày có đóng góp một phần không nhỏ tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Một chế độ ăn đầy đủ các khoáng chất thiết yếu, có lợi cho răng sẽ giúp trẻ em có được hàm răng chắc khỏe mỗi ngày.
Vitamin C có nhiều trong các loại thực vật, rau củ quả như rau ngót, đu đủ, nhãn, bưởi… Ngoài công dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vitamin C còn giúp chống nhiễm khuẩn chân răng, tăng sức khỏe cho răng.
Vitamin D có nhiều trong gan động vật, trái cây và ánh nắng mặt trời. Ngoài công dụng trị bệnh còi xương, vitamin D còn rất cần thiết cho trẻ em chậm mọc răng.
Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành và trong một số loại rau củ như rau dền, củ su hào… Vitamin E cũng đóng góp một phần vào duy trì sức khỏe răng miệng.