Th 11
Câu trả lời cho thắc mắc bà bầu nên ăn gì để con thông minh thực ra khá đơn giản, bởi bạn chỉ cần bổ sung các thực phẩm như trứng, cá, hạt… Đây đều là những món ăn dễ tìm nhưng lại mang lại hiệu quả cao. 1.CÁ BÉO VÀ HÀU Axit béo Omega 3 không thể vắng mặt trong quá trình phát triển trí não của bé. Do đó, nếu đang tự hỏi bà bầu nên ăn gì để con thông minh, hãy nghĩ ngay đến cá, đặc biệt những loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích… Hãy đặt mục tiêu ăn ít nhất hai khẩu phần cá mỗi tuần hoặc nhiều hơn. Một gợi ý khác dành cho thắc mắc bà bầu nên ăn gì để con thông minh là hàu, thực phẩm này rất giàu iot, kẽm và sắt cũng như omega 3. Ngoài ra, mẹ bầu nên lưu ý về việc phụ nữ mang thai có nồng độ iot thấp có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của bé. Vì vậy, bạn nên cân nhắc bổ sung hàu vào thực đơn hằng tuần để tránh hệ quả không may này. 2.CHỌN RAU LÁ XANH “Ăn gì trong 3 tháng đầu đời để con thông minh” câu trả lời là hãy ăn các loại trái cây và rau xanh. Việc ăn trái cây và rau có màu xanh đều cần thiết bởi những thực phẩm này rất giàu axit folic, dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò bảo vệ bé yêu khỏi những tổn thương ở mô. Hãy chắc chắn rằng bạn đã rửa thật sạch sẽ thực phẩm trước khi sử dụng để tránh vi khuẩn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại. Thêm vào đó, axit folic trong rau quả được đánh giá cao trong khả năng giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, loại bỏ tình trạng sứt môi và các khuyết tật tim khác nhau ở trẻ sơ sinh. Mẹ bầu cũng sẽ giảm nguy cơ mắc phải chứng tiền sản giật nếu bổ sung thực phẩm giàu axit folic một cách đều đặn. 3.QUẢ VIỆT QUẤT Quả việt quất nằm trong danh sách trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn gì để con thông minh sáng dạ. Đây là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, sẽ hỗ trợ sự phát triển nhận thức của bé yêu trong bụng. Các lựa chọn thay thế khác cho quả việt quất bao gồm dâu tây, quả mâm xôi, cà chua, đậu và atiso. 4.HÃY CHỌN TRỨNG Trứng chứa nhiều protein và ít calories, đặc biệt là với trứng luộc. Loại thực phẩm này sở hữu một loại axit amin gọi là choline đã được chứng minh về khả năng hỗ trợ trí não phát triển và tăng cường trí nhớ cho thiên thần nhỏ trong tương lai. Ngoài ra mẹ bầu hãy hạn chế dùng thực phẩm từ trứng chưa tiệt trùng hoặc chưa nấu chín bởi vi khuẩn vẫn có thể ẩn nấp, khiến bạn mắc phải các bệnh không hay. 5.HẠNH NHÂN Hạnh nhân chứa chất béo lành mạnh, magie, vitamin E và protein. Thêm vào đó, hợp chất omega 3 - vốn được biết đến với vai trò tăng cường trí não được tìm thấy rất nhiều trong hạnh nhân. Vì vậy, việc nhâm nhi một nắm nhỏ hạnh nhân mỗi ngày là câu trả lời hợp lý nhất cho băn khoăn bà bầu ăn gì để con thông minh. Mặt khác, nếu không thích hạnh nhân, bạn hoàn toàn có thể chuyển sang các loại hạt tốt cho bà bầu khác, chẳng hạn như hạt óc chó, đậu phộng… để đem đến lợi ích mong muốn. 6.SỮA CHUA HY LẠP Thực phẩm giàu protein rất cần thiết giúp hình thành các tế bào thần kinh khỏe mạnh, từ đó giúp thai nhi phát triển nhận thức. Các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn và protein chẳng hạn như sữa chua Hy Lạp là một món ăn tuyệt vời đáp ứng được các yêu cầu trên. Loại sữa chua này còn bổ sung canxi, hỗ trợ sự phát triển xương của thiên thần nhỏ. Các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên mẹ bầu nên dùng sữa chua Hy Lạp như một món ăn vặt vì nó có chứa đủ hàm lượng i ốt trong đó, có thể ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân. 7.HÃY CHỌN PHÔ MAI Vitamin D đóng vai trò mật thiết với sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai có lượng vitamin D thấp có thể sinh ra những em bé có chỉ số IQ thấp. Nếu bạn muốn con thông minh sáng dạ với trí óc nhanh nhạy, hãy suy nghĩ đến việc thêm pho mát vào chế độ ăn nhé. 8.HẠT BÍ NGÔ Hạt bí ngô chứa nhiều kẽm, một loại khoáng chất nổi tiếng thúc đẩy sự phát triển phù hợp cho cấu trúc não cũng như hỗ trợ khả năng xử lý nhận thức thông tin khi bé yêu còn trong bụng mẹ. Nếu bạn đang tìm đến các món ăn vặt lành mạnh cho những lúc buồn miệng cũng như tìm đáp án cho câu hỏi ăn gì để con thông minh, hãy thử hạt bí ngô ngay nhé. 9.CÁC LOẠI ĐẬU Cơ thể mẹ bầu cần sắt để vận chuyển oxy đến các tế bào thần kinh trong não bé. Bên cạnh thịt và các loại hải sản, các loại đậu cũng chứa một lượng chất sắt dồi dào. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai nên được khuyến khích tăng cường món này vào chế độ ăn uống hằng ngày. Những thực phẩm giàu chất sắt khác để thêm vào chế độ ăn uống của bạn là rau chân vịt, quả sung, thịt gà và nho khô. Thói quen ăn nho khô với tỷ lệ vừa phải cũng giúp hỗ trợ đường huyết trong tầm kiểm soát. 10.NÊN ƯU TIÊN SỮA Thiết sắt ở phụ nữ mang thai dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhận thức tổng thể của bé. Mẹ bầu uống sữa trong thời gian mang thai giúp hỗ trợ phát triển toàn diện các chức năng nhận thức của não bộ ở trẻ trước khi sinh. Có nhiều loại sữa cho bà bầu từ sữa gạo, sữa bò đến sữa bột mà bạn có thể lựa chọn.
Th 11
Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh là mục tiêu “lý tưởng” cho các loại vi khuẩn, virus nhắm đến. Khi trẻ mắc bệnh, thường diễn tiến nặng, nguy cơ biến chứng và tử vong cao. Tăng đề kháng cho bé là mối trăn trở của nhiều bậc phụ huynh. CON BẠN HAY ỐM VẶT CÓ PHẢI DO ĐỀ KHÁNG YẾU KHÔNG? Trước hết, ba mẹ cần hiểu được tầm quan trọng của sức đề kháng với sức khỏe của trẻ. Sức đề kháng tương tự chiếc khiên, có tác dụng ngăn chặn các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu hơn người trưởng thành, tần suất mắc bệnh cũng cao hơn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hệ miễn dịch của trẻ lúc này chưa hoàn thiện, sức đề kháng với bệnh tật cũng kém. 6 tháng sau sinh, kháng thể trẻ có được do mẹ truyền sang đã suy giảm và mất dần, trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cơ thể trẻ nhỏ bé, mỗi khi bị tác nhân gây bệnh tấn công, dù được điều trị kịp thời vẫn có nguy cơ để lại di chứng nặng, thậm chí là tử vong. HƯỚNG DẪN CÁCH TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO CON BẠN HIỆU QUẢ 1.TIÊM PHÒNG ĐÚNG LỊCH Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Cơ chế phòng bệnh của vac-xin là bắt chước quá trình gây bệnh tự nhiên của các tác nhân gây bệnh (vi rút, vi khuẩn,...) nhằm giúp cơ thể chống lại căn bệnh đó khi có sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn. Cụ thể, khi được đưa vào cơ thể, vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra một chất đặc hiệu (được gọi là kháng thể) để chủ động tấn công hay tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. 2.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và sức đề kháng của mỗi đứa trẻ. Thế nhưng, trên thực tế, tỷ lệ biếng ăn, suy dinh dưỡng thấp còi tại Việt Nam cao hơn mức trung bình của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và trong khu vực nói riêng. Có đến 40% trẻ em 2-3 tuổi tại Việt Nam biếng ăn, mỗi năm có hơn 23.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng cấp, 50% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vi chất dinh dưỡng như kẽm, thiếu máu như sắt, thiếu vitamin A tiền lâm sàng… Nguồn dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé những năm tháng đầu đời, sữa mẹ còn chứa kháng thể do có được lúc tiêm vắc xin trước khi mang thai, giúp bảo vệ bé trước nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác nhau. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Ở nhóm trẻ lớn hơn, trẻ cần uống đủ nước, bữa ăn hằng ngày phải có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết gồm tinh bột, đạm, lipid, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, để tăng cường đề kháng cho trẻ, bữa ăn hằng ngày không được thiếu kẽm trong tôm, cua, gan, thịt bò và các loại ngũ cốc. Rau củ, rau quả tươi chứa nhiều vitamin và hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ. Ngoài ra, các loại đậu, sữa chua, ngũ cốc nguyên cám cũng rất quan trọng trong thực đơn hằng ngày. 3.CHO TRẺ TIẾP XÚC VỚI MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Vui chơi ngoài trời giúp trẻ được hưởng lợi từ việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ đó được hấp thu nhiều vitamin D. Môi trường tự nhiên và không khí thoáng đãng góp phần phát triển xương, hệ thống miễn dịch, hoạt động thể chất mạnh mẽ hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì. Hiện béo phì ở trẻ em tại Việt Nam đang là tình trạng báo động. Theo Tổ Chức Y Tế thế giới, Bồ Đào Nha là quốc gia châu Âu thứ hai có tỷ lệ thừa cân cao nhất ở trẻ em 11 tuổi (32%), sau Hy Lạp (33%) và tiếp theo là Ireland (30%). Tỷ lệ mắc béo phì tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các nước ở Đông Nam Á, ở mức 38%. Mặt khác, trẻ lười vận động thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài có thể khiến thị lực giảm sút, nhưng vui chơi ngoài trời có thể mang kết quả ngược lại, giúp cải thiện thị lực của trẻ. 4.HẠN CHẾ SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH CHO TRẺ Hiện nay, khi thấy trẻ ốm, nhiều bậc cha mẹ hay mua thuốc cho trẻ uống mà không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Công dụng của thuốc kháng sinh là diệt vi khuẩn và không có tác dụng với virus trong khi đó nhiều bệnh như cảm cúm đều do tác nhân virus gây ra. Việc dùng kháng sinh bừa bãi, đặc biệt là sử dụng các loại thuốc kháng sinh liều cao, phổ rộng dài ngày sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Ví dụ vi khuẩn bị kháng thuốc dẫn đến không đáp ứng được điều trị hoặc phải đổi thuốc khác gây kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém chi phí, thuốc tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể… Trẻ uống kháng sinh bừa bãi còn có thể bị tổn thương gan thận, loạn khuẩn đường ruột, suy giảm miễn dịch. 5.DẠY BÉ THÓI QUEN GIỮ VỆ SINH CÁ NHÂN Giữ vệ sinh cá nhân giúp trẻ tránh khỏi những nguy cơ tiếp xúc, xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, bảo vệ các tế bào miễn dịch. Cần dạy bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi về nhà và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, vi khuẩn, virus thường xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi, miệng. Ba mẹ nên nhắc nhở con không nên đưa tay bẩn lên mắt hoặc ngoáy mũi, bỏ thói quen mút tay hoặc cắn móng tay (nếu có). Trẻ trên 2 tuổi nên học cách tự vệ sinh răng miệng sau bữa ăn và 2 buổi sáng, tối mỗi ngày. Thời gian đánh răng tối thiểu 1 phút và tối đa 3 phút, vệ sinh răng cả vùng trong má, vòm miệng cùng chải lưỡi. 6.HÃY MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH ĐỂ TĂNG TUẦN HOÀN MÁU Massage hay chạm vào bé trong giai đoạn phát triển giúp kích thích các dây thần kinh, thúc đẩy phát triển trí tuệ, làm dịu cảm xúc, tăng cường tình cảm… và tăng cả sức đề kháng cho trẻ. Massage cho trẻ sơ sinh còn giúp bé tăng khả năng miễn dịch, kháng bệnh, kích thích tiêu hóa, khả năng hấp thụ và giảm đầy hơi. Hãy chắc chắn rằng tay của ba mẹ đã sạch sẽ, chuẩn bị thêm khăn bông mềm, tã, quần áo, dầu massage cho bé sơ sinh. Thời điểm tốt nhất để massage cho bé là sau ăn 40 tới 50 phút. Khi vừa mới bắt đầu massage cho bé, ba mẹ nên thực hiện trong 5 tới 10 phút, sau đó tăng dần thời gian. Ở trẻ 3 tháng tuổi có thể massage lên đến 30 phút. 7.CHO BÉ NGỦ ĐỦ Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bé phát triển tốt thể chất và trí não, mà còn tăng đề kháng cho bé hiệu quả. Khi ngủ, cơ thể sẽ tự tiến hành sửa chữa các mô tổn thương, tăng tiết hormon cải thiện sức đề kháng, kháng viêm, kháng nhiễm trùng. Tùy theo từng lứa tuổi mà ba mẹ cho bé ngủ từ 9-12 tiếng mỗi ngày. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, nên cho bé ngủ trong không gian yên tĩnh, hạn chế ánh sáng và duy trì độ ẩm thích hợp giúp bé không gặp khó khăn khi hô hấp. 8.CHO BÉ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp trẻ tăng cường các hoạt động trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, có lợi cho xương khớp. Không chỉ tăng cường đề kháng cho bé, qua các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên rèn luyện với các hoạt động tập thể dục, thể thao có khả năng tiếp thu kiến thức và xử lý vấn đề tốt hơn những đứa trẻ không có thói quen này. 9.KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO BÉ Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp ba mẹ nắm được tình trạng sức khỏe của bé, đặc biệt là sự tăng trưởng về thể chất, tinh thần. Kiểm tra sức khỏe định kỳ đặc biệt quan trọng trong 1000 ngày đầu đời của trẻ. Trong giai đoạn này, nếu trẻ được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng về sức khỏe dinh dưỡng, trẻ sẽ phát triển tối đa trong giai đoạn hiện tại, đồng thời tác động lâu dài đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong quá trình trưởng thành. 10.NẾU BỐ MẸ CÓ HÚT THUỐC HÃY BỎ NGAY HÔM NAY Chất nicotin có trong thuốc có tác động tiêu cực đến sự phát triển thai nhi và trẻ sơ sinh. Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh, có thể gây đột tử ở trẻ sơ sinh mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra khói thuốc gây bệnh hen suyễn, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm phổi thường gặp ở trẻ sơ sinh. Do đó, nếu đang hút thuốc lá, ba mẹ hãy thay đổi thói quen này. Nếu có thể, hãy từ bỏ ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe con và cả ba mẹ. 11.TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG TRONG SẠCH, LÀNH MẠNH CHO TRẺ Chất lượng không khí tại các thành phố lớn nước ta đang ở mức báo động. Ô nhiễm không khí dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là ở nhóm tuổi trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu. Hệ hô hấp của trẻ suy yếu bởi ô nhiễm không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus xâm nhập. Để cải thiện môi trường sống cho trẻ, ba mẹ nên giữ phòng ở thông thoáng, sạch sẽ bằng cách lau dọn thường xuyên, thay ga gối để tránh bụi bẩn khiến bé kích ứng. Giữ vệ sinh bộ lọc điều hòa thông luồng không khí sạch sẽ. Che chắn kỹ càng, đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài. Nếu gia đình sống gần nhà máy, xí nghiệp, hãy đóng kín cửa sổ để hạn chế bụi vào nhà. 12.BA MẸ CẦN CẬP NHẬT THÔNG TIN BỆNH SỚM NHẤT Cập nhật thông tin bệnh theo mùa và chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng vắc xin và một số phương pháp khác như giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, giữ vệ sinh môi trường sống, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người… giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ngay từ sớm, tránh nguy cơ bệnh nặng, biến chứng và tốn kém nhiều chi phí điều trị khi mắc bệnh.
Th 11
Xương khớp khỏe mạnh rất quan trọng, cho phép chúng ta chuyển động một cách linh hoạt, giúp cơ thể hấp thụ lực tác động, duy trì sự cân bằng và ổn định, đồng thời bảo vệ xương, các mô khỏi bị tổn thương… Việc chăm sóc xương khớp rất quan trọng để duy trì khả năng vận động và chất lượng cuộc sống nói chung. Các khớp khỏe mạnh giúp khớp di chuyển dễ dàng, các hoạt động hằng ngày như đi bộ, nâng vật nặng, viết hoặc đánh máy… trở nên dễ dàng hơn. Ngoài khả năng vận động, việc chăm sóc khớp đúng cách cũng rất cần thiết để giúp ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến khớp như viêm khớp, có thể gây đau đớn và cứng khớp. Bạn cũng cần các khớp khỏe mạnh để hỗ trợ hoạt động thể chất, điều này rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể, bao gồm sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và sức khỏe tinh thần. 1.ĐIỀU GÌ CÓ THỂ XẢY RA NẾU XƯƠNG KHỚP KHÔNG KHỎE MẠNH? Nếu khớp không khỏe mạnh, có thể dẫn tới viêm khớp - tình trạng viêm dẫn đến đau, cứng và sưng khớp. Bệnh phổ biến nhất là viêm xương khớp (do hao mòn) và viêm khớp dạng thấp (một rối loạn tự miễn dịch). Nếu khớp không khỏe mạnh có thể gây ra các vấn đề: -Đau, cứng khớp. -Hạn chế phạm vi chuyển động, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. -Các tình trạng mạn tính của khớp có thể dẫn đến biến dạng, ảnh hưởng tới khả năng vận động và hoạt động của một người. -Sức khỏe khớp kém có thể dẫn đến giảm khả năng sử dụng chi bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng yếu cơ và teo cơ. 2.LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ CHO XƯƠNG KHỚP KHỎE MẠNH KHI VỀ GIÀ? Duy trì cân nặng khỏe mạnh Mang thêm trọng lượng cơ thể, sẽ gây áp lực lên các khớp chịu lực như đầu gối, hông và lưng. Điều này có thể đẩy nhanh quá trình hao mòn của khớp này, dẫn đến tình trạng như viêm xương khớp. Duy trì cân nặng khỏe mạnh sẽ là giảm áp lực này, giúp ngăn ngừa tổn thương khớp, làm giảm đau ở các khớp đã bị ảnh hưởng. Duy trì hoạt động thể chất Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường, hỗ trợ và ổn định cơ xung quanh tốt hơn. Các bài tập tác động thấp như đi bộ, đạp xe đặc biệt có lợi ích cho sức khỏe khớp, vì chúng cải thiện tính linh hoạt, giảm độ cứng mà không gây căng thẳng quá mức cho khớp. Nếu bạn muốn thúc đẩy bản thân nhiều hơn một chút, hãy luyện tập sức mạnh, giúp xây dựng khối lượng cơ, hỗ trợ và bảo vệ khớp… Sử dụng tư thế thích hợp Duy trì tư thế tốt khi ngồi, đứng hoặc nâng vật nặng là điều cần thiết để giảm căng thẳng không cần thiết cho các khớp. Sự căn chỉnh đúng đắn của cột sống và khớp ngăn ngừa căng thẳng và hao mòn theo thời gian. Thực hiện các động tác chánh niệm, yoga để cải thiện tư thế. Ăn thực phẩm chống viêm Một chế độ ăn giàu thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm đau khớp và viêm. Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe khớp bao gồm: -Axit béo omega 3 có trong cá béo, hạt lanh và quả óc chó. -Canxi và vitamin D, những chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương, có trong các sản phẩm từ sữa và rau xanh lá. -Vitamin C, E có trong trái cây, rau quả có tác dụng bảo vệ khớp khỏi tình trạng stress oxy hóa. Tránh chấn thương Bảo vệ khớp khỏi các chấn thương giúp ngăn ngừa các tình trạng như viêm khớp và đau mãn tính. Điều này có thể đạt được bằng cách: -Sử dụng đúng kỹ thuật tham gia thể thao hoặc hoạt động thể chất sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương khớp. -Mang đồ bảo hộ phù hợp như miếng đệm đầu gối, miếng bảo vệ cổ tay, giày dép để bảo vệ các khớp trong các hoạt động có nguy cơ cao. -Tăng dần cường độ của chế độ luyện tập mới. Giữ đủ nước Đủ nước là điều cần thiết để duy trì sức khỏe của sụn đệm cho khớp. Sụn chủ yếu được cấu tạo từ nước và việc giữ cho đủ nước đảm bảo sụn mềm dẻo và hiệu quả trong việc hấp thu lực va chạm, giảm ma sát trong quá trình vận động. Quản lý căng thẳng Căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến căng cơ, gây áp lực lên các khớp. Các kỹ thuật quản lý căng thẳng như thiền, các bài tập thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng này, thúc đẩy sức khỏe chung của các khớp.
Th 11
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến mọi tế bào. Nồng độ sắt thấp có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là thiếu máu… 1.SẮT QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO? Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe tổng thể, cả về thể chất và tinh thần. Sắt là một thành phần quan trọng của hemoglobin, một loại protein của tế bào hồng cầu. Protein này có trách nhiệm vận chuyển oxy, từ phổi đến các cơ quan và mô của cơ thể. Sắt cũng chịu trách nhiệm cho quá trình trao đổi chất, tăng trưởng thể chất ở trẻ em, phát triển thần kinh và tổng hợp hormone. Thiếu sắt có thể xảy ra khi cơ thể hấp thụ kém hoặc không đủ, hoặc mất máu… Không có đủ chất sắt trong cơ thể, có thể dẫn đến thiếu máu (còn gọi là thiếu máu thiếu sắt), dẫn đến các triệu chứng như năng lượng thấp, mệt mỏi cực độ, kém tập trung, nhợt nhạt và các vấn đề về tim. Sắt có sẵn trong một số loại thực phẩm có thể dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày. Thêm đủ thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn uống, là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo mức sắt lành mạnh trong cơ thể. 2.MỘT SỐ ĐỒ UỐNG BỔ SUNG CHẤT SẮT TỐT NHẤT Nếu bạn muốn tăng cường chất sắt trong cơ thể, dưới đây là một số loại đồ uống giàu chất sắt: -Nước ép củ dền đỏ + cà rốt bổ sung chất sắt Củ dền đỏ vốn được biết đến với hàm lượng sắt cao, trong khi cà rốt giàu vitamin A, giúp tăng cường hấp thu sắt. Bộ đôi hiệp đồng này không chỉ cải thiện mức hemoglobin mà còn giải độc. Có thể thêm một chút nước cốt chanh vào đồ uống này - giàu vitamin C sẽ giúp hấp thu chất sắt tốt hơn. -Sinh tố rau bina Sinh tố rau bina (rau xanh) là một cách tuyệt vời để đưa chất sắt vào chế độ ăn uống. Rau bina có nhiều sắt không heme, giúp tăng mức hemoglobin. Để tăng khả năng hấp thu sắt, hãy kết hợp rau xanh với các loại trái cây giàu vitamin C như cam hoặc dứa. Thêm một ít sữa hạnh nhân để tăng thêm kết cấu và chất dinh dưỡng cho loại đồ uống này. -Nước ép lựu Lựu chứa nhiều chất sắt, vitamin và chất chống oxy hóa. Uống nước ép lựu tươi có thể giúp tăng tuần hoàn máu và nồng độ hemoglobin. Với vị ngọt tự nhiên khiến lựu trở thành lựa chọn tốt cho mọi lứa tuổi. Để tăng hiệu quả, hãy kết hợp lựu với một nắm chà là hoặc nho khô, cả hai đều giàu chất sắt. -Sinh tố hạt bí ngô Hạt bí ngô có hàm lượng chất sắt và kẽm cao, cả hai đều là khoáng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng. Trộn hạt bí ngô ngâm với chuối, sữa đông và một ít mật ong để tạo thành sinh tố kem giàu sắt. Thức uống này không chỉ là thức uống bổ dưỡng mà còn là một món ăn nhẹ tuyệt vời giúp giảm huyết áp.