CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

AI DỄ MẮC BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
04

Th 12

AI DỄ MẮC BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

  • admin
  • 0 bình luận

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất cứ ai, từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi với những triệu chứng: ợ nóng, tức ngực, ợ trớ, nuốt nghẹn, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ… NGUYÊN NHÂN GÂY TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Cho đến nay người ta cũng chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bình thường khi nuốt thức ăn, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra cho phép đồ uống, thức ăn đi xuống dạ dày. Sau đó đóng lại để ngăn ngừa trào ngược, tuy nhiên trong trường hợp này cơ sẽ bị yếu hoặc đóng - mở bất thường sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày. Nguyên nhân khác gây trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Tại dạ dày: do tình trạng tăng tiết axit, ứ đọng thức ăn, chậm làm rỗng, tăng áp lực trong dạ dày hoặc ổ bụng. Giải phẫu thực quản: thực quản quá ngắn, u thực quản, thoát vị hoành. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Do dùng thuốc như aspirin, thuốc NSAID và thuốc khác. Do ăn uống nhiều rượu bia, nước có gas, hút thuốc lá. Do bị stress, tiểu đường… Yếu tố gene gia đình, mang thai… Các rối loạn mô liên kết như bệnh xơ cứng bì. BIỂU HIỆN CỦA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Triệu chứng tại thực quản bao gồm những triệu chứng điển hình là ợ nóng, ợ trớ. Ợ nóng, bệnh nhân có biểu hiện nóng rát vùng ngực, lan từ xương ức lên cổ. Ợ trớ là sự tống tháo ngược dịch ứ đọng trong thực quản lên miệng.  Ngoài ra còn có các dấu hiệu: đau ngực, nuốt nghẹn, nuốt khó, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ… Triệu chứng ngoài thực quản với các biểu hiện không điển hình như: viêm thực quản, hen phế quản, viêm xoang, ho mạn tính, đau ngực không do tim, mòn men răng… AI DỄ MẮC TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN? Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm: Người bị thừa cân hoặc béo phì. Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ do tử cung mở rộng sẽ làm chèn ép một số bộ phận tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược. Người phải sử dụng một số thuốc nhất định, như thuốc trị hen suyễn, thuốc kháng histamin, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs. Người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động do khói thuốc khi vào cơ thể qua đường thực quản sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày. Người bị thoát vị hoành hoặc bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì. Ngoài ra, người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, ăn nhiều đồ chua, đồ dầu mỡ, lười vận động, nằm liền sau ăn… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị trào ngược dạ dày. Căng thẳng hay do stress trong công việc và cuộc sống cũng là yếu tố thường gặp gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt ở những người trẻ. LỜI KHUYÊN Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp hạn chế những tổn thương. Ngoài ra nên duy trì tinh thần thoải mái, thay đổi lối sống để phòng ngừa những triệu chứng của bệnh. Ăn uống điều độ và lành mạnh sẽ giúp kiểm soát được cân nặng, từ đó kiểm soát được tình trạng bệnh. Có nhiều nhóm thực phẩm có lợi cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: bánh mì, các loại trái cây chứa ít acid như táo, lê, chuối. Các loại thực phẩm giàu đạm dễ tiêu: thịt thăn lợn, thịt ngan… góp phần trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh đối với người có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, các loại cá được chế biến bằng cách nướng, hấp, hoặc nấu canh. Những loại thực phẩm người trào ngược dạ dày nên tránh: các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ sẽ khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn để tiêu hóa, thời gian tiêu hóa thức ăn sẽ kéo dài gia tăng nguy cơ trào ngược. Bia, rượu và các thức uống có gas như nước ngọt sẽ làm chướng bụng và gây tác dụng không tốt với cơ thắt dạ dày thực quản. Các món ăn, trái cây có vị chua cũng sẽ gây những tác hại không tốt cho người bệnh. Tránh ăn quá nhiều trong một bữa bằng cách chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, không nằm ngay sau khi ăn.  

7 NGUYÊN NHÂN KHIẾN HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ BỊ ẢNH HƯỞNG
03

Th 12

7 NGUYÊN NHÂN KHIẾN HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ BỊ ẢNH HƯỞNG

  • admin
  • 0 bình luận

Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời. Hệ tiêu hóa có chức năng phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, lipid… sau đó được hấp thụ vào máu để cung cấp năng lượng nuôi cơ thể, ngoài ra còn giúp loại bỏ các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua dạng phân. Khi tiêu hóa khỏe mạnh, các hoạt động được diễn ra thuận lợi sẽ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi hệ tiêu hóa bị tổn thương do bất kỳ nguyên nhân gì đều dẫn đến hậu quả suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh tật, làm hạn chế sự phát triển trí tuệ, tầm vóc của trẻ. Hiện nay có nhiều trẻ dễ mắc các bệnh tiêu hóa từ rất sớm. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây thương tổn hệ tiêu hóa của trẻ: 1.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHÔNG HỢP LÝ GÂY ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ Cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn dặm không đúng cách, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nướng, nhiều dầu mỡ chế biến nhiệt độ cao, các loại nước ngọt có gas, trà sữa… không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, còn do áp lực học hành với những bữa ăn vội vàng, không nhai kỹ, ăn ít hoặc ăn quá nhiều, không ăn rau quả, không uống đủ nước. Ăn uống không chia suất cá thể, ăn không cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, không có tính đa dạng, trẻ em hay lọc thức ăn, ăn uống theo sở thích, ăn đồ ăn vặt nhanh trước bữa ăn chính gây hệ lụy cho hệ tiêu hóa. Bữa ăn học đường còn nhiều nơi thiếu năng lượng, món ăn chế biến chưa hợp lý cho trẻ em, trong khi đó, bữa ăn tại nhà đôi khi còn chưa quan tâm tới chất lượng, số lượng bữa ăn trong ngày chưa đúng, chưa đủ, ăn thiếu bữa phụ, có nhiều trẻ nhịn ăn sáng đi học gây tác động tới dạ dày. Một số trẻ lại bị cho ăn quá nhiều, nhồi nhét, ép ăn, ăn xong nằm ngay, ngồi ngay, lười vận động dẫn dễ đến béo phì, trào ngược dạ dày - thực quản. Một số trẻ ngủ dậy muộn, khoảng cách giữa 2 bữa ăn quá gần, bữa ăn kéo dài do mất tập trung, vừa ăn vừa nghịch đồ chơi hoặc xem tivi, điện thoại. 2.KHÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Một số vụ ngộ độc đáng tiếc đã xảy ra ở gia đình, trường học do rau quả chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thực phẩm chứa chất bảo quản, chất phụ gia, thực phẩm không rõ nguồn gốc, ôi thiu, mốc. Thịt xiên nướng, hoa quả dầm… bày bán khắp nơi trên vỉa hè đường phố. Trẻ em rất hay ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt ở vỉa hè do bố mẹ thiếu thời gian chăm sóc con cái, điều này dễ dẫn đến các bệnh lý tiêu hóa (viêm HP, nhiễm khuẩn tiêu hóa) nguồn nước uống cho trẻ chưa đảm bảo. 3.DO NHIỀU ÁP LỰC, LO LẮNG, CĂNG THẲNG Hiện nay nhiều trẻ em chưa được sắp xếp thời gian hợp lý giữa vui chơi, giải trí và học tập, tình trạng học thêm nhiều, bài tập về nhà chiếm quá nhiều thời gian, áp lực điểm số, thành tích… cũng làm cho trẻ stress, ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đường ruột. Đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ với não thông qua trục não - ruột, việc trẻ căng thẳng lâu dài dễ ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân và hệ tiêu hóa, dễ mắc viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích. 4.SỬ DỤNG THUỐC KHÔNG ĐÚNG Việc cho trẻ uống thuốc bừa bãi, nhất là thuốc kháng sinh, hạ sốt không đúng cách ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. Bố mẹ tự ý mua thuốc cho con uống, cứ thấy con ho là mua kháng sinh tự cho uống. Trẻ sốt nhẹ đã vội cho uống hạ sốt, trẻ sơ sinh ho chút xíu, ho húng hắng, ho khan đã bị cho uống thuốc kháng sinh… Việc lạm dụng kháng sinh để tự điều trị ho cho trẻ không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể gây tiêu chảy, táo bón, biếng ăn, ảnh hưởng hấp thụ chất dinh dưỡng. 5.LỐI SỐNG TĨNH TẠI, LƯỜI VẬN ĐỘNG Nhiều trẻ con thiếu vận động, lạm dụng các thiết bị điện tử như chơi điện thoại, chơi game. Trẻ em thường thiếu các hoạt động thể chất mà vận động giúp nhu động ruột tốt, tránh táo bón, tốt cho mật độ xương, để phát triển tầm vóc, nhất là ở tuổi dậy thì và dậy thì. 6.TỔN THƯƠNG TẠI MIỆNG DO NHIỄM NẤM, VI KHUẨN, THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG Các bệnh lý về răng miệng ở trẻ em còn khá phổ biến, nhất là những trẻ ở nông thôn. Răng sữa hoặc răng vĩnh viễn bị sâu sún, hở tủy, mủn vỡ, men răng kém, lợi bị viêm, loét, có nướu, tụt lợi. Nhiều trẻ chưa được đi khám sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát định kỳ, chỉ khi thật sự đau, sốt, bỏ ăn thì gia đình mới đưa đi khám, lúc đó trẻ đã bị ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn, nhai và sức khỏe. Muốn chăm sóc răng sữa cho con tốt để con ăn nhai tốt cần quan tâm và chăm sóc bà mẹ từ lúc mang thai, bà mẹ cần có chế độ ăn cân đối, đa dạng, giàu dinh dưỡng, tắm nắng thường xuyên, uống vitamin D liều bổ sung, ăn đủ dầu mỡ… Trẻ sau sinh cần được uống vitamin D liều bổ sung, bú mẹ đầy đủ 6 tháng, ăn dặm đúng cách. Khi răng bị sún, vỡ, hở tủy, nên được thăm khám và điều trị sớm, giúp con ăn nhai được tốt. 7.NGUYÊN NHÂN DO THỰC QUẢN, DẠ DÀY, RUỘT Trẻ đẻ non nên áp lực cơ thắt trên và dưới thực quản rất yếu, trẻ sơ sinh dạ dày tương đối cao và nằm ngang, cơ tâm vị còn yếu nên trẻ dễ nôn trớ khi cho trẻ ăn nhiều hoặc bú phải hơi, bú đặt xong nằm ngay.  Ruột trẻ em tương đối dài, mạc treo ruột dài, manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị lồng ruột (nhất là trẻ bụ bẫm), nếu trẻ em sau ăn no và rung lắc, thay đổi tư thế đột ngột rất dễ nguy cơ lồng ruột. Sự chưa hoàn thiện hàng rào ruột dễ gây mẫn cảm với protein sữa, một số trẻ không được bú mẹ phải ăn sữa công thức rất dễ dị ứng đạm sữa. Việc hấp thu đường lactose kém hơn ở trẻ sinh non và trẻ tiêu chảy kéo dài, nên nếu trẻ đi ngoài phân chua, hậu môn đỏ, chậm tăng cân… cần cho trẻ đến khám và tư vấn sớm, can thiệp kịp thời. Các cơ quan ở hệ tiêu hóa của trẻ như tụy, gan, mật còn chưa hoàn thiện các chức năng như người trưởng thành nên rất dễ tổn thương. Ngoài nhiễm trùng và yếu tố môi trường sống, di truyền, dị tật vùng miệng (sứt môi hở hàm ếch) cũng có tác động xấu cho hệ tiêu hóa. Do vậy, để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh cha mẹ cần phải quan tâm chăm sóc các cơ quan tiêu hóa từ rất sớm. Trẻ em nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh, ăn dặm đúng cách, đa dạng thực phẩm từ 4 nhóm chất dinh dưỡng (tinh bột, đạm, béo, rau quả), không nên uống nước ngọt và ăn vặt bánh kẹo bừa bãi trước bữa ăn, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, khi chế biến thức ăn cho trẻ em cần phù hợp với lứa tuổi, mềm dễ tiêu hóa, không ép trẻ ăn khi trẻ không muốn.  

9 LỢI ÍCH CỦA THỰC PHẨM GIÀU KẼM KHI MANG THAI
03

Th 12

9 LỢI ÍCH CỦA THỰC PHẨM GIÀU KẼM KHI MANG THAI

  • admin
  • 0 bình luận

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có thể được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Bổ sung kẽm khi mang thai mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi. Việc bổ sung đủ lượng kẽm trong chế độ ăn uống trong thai kỳ rất quan trọng, giúp ngăn ngừa bệnh tật. Điều này là do khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu ưu tiên bảo vệ sức khỏe của thai nhi đang phát triển. 1.MỘT SỐ LỢI ÍCH CỦA KẼM TRONG THAI KỲ Cần thiết cho sự phát triển của thai nhi Thai nhi trong bụng mẹ cần kẽm để phát triển bình thường. Thiếu kẽm có thể làm giảm lượng insulin cung cấp cho cơ thể và khiến quá trình phân hủy carbohydrate diễn ra chậm hơn, làm tăng khả năng bị nhiễm trùng. Thiếu kẽm cũng có thể dẫn đến thiếu collagen, gây tổn thương các mô cơ thể và hệ tiêu hóa. Giúp duy trì cảm giác ngon miệng lành mạnh Điều này rất quan trọng vì nhiều phụ nữ mang thai bị ốm nghén hoặc chán ăn. Sự thiếu hụt kẽm này có thể gây ra cảm giác chán ăn và không ăn uống đúng cách, dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Đây là lý do tại sao mẹ bầu cần tiêu thụ đủ kẽm trong thời kỳ mang thai. Cần thiết cho hệ miễn dịch của mẹ và bé Kẽm giúp hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn và có khả năng đề kháng tốt hơn. Điều này rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, giúp bảo vệ khỏi bệnh tật. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa sinh non. Giúp da khỏe mạnh và tăng trưởng tóc Kẽm cần thiết cho quá trình phát triển làn da và móng tay khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, hỗ trợ sức khỏe da đầu và giúp ngăn ngừa rụng tóc trong thời kỳ hậu sản. Giúp phân chia và tăng trưởng tế bào Thiếu kẽm có thể dẫn đến sự thay đổi protein DNA và RNA, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến sinh non. Nếu bị thiếu kẽm khi mang thai, cũng có thể làm chậm quá trình phân chia và phát triển tế bào, điều này có thể dẫn đến thai nhi nhỏ hơn hoặc thậm chí là sảy thai. Giúp phát triển trí não của thai nhi Kẽm kích thích các chất dinh dưỡng thiết yếu từ mẹ sang con, điều này rất quan trọng cho sự phát triển thần kinh của bé. Kẽm còn đóng vai trò phá vỡ các acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần Kẽm đã được chứng minh là kích thích hệ thống miễn dịch và phân chia tế bào của trẻ, giúp bé phát triển khỏe mạnh trong thời kỳ thơ ấu. Việc thiếu kẽm ở trẻ em còn có thể dẫn đến chậm phát triển về thể chất và tinh thần, có thể gây ra khuyết tật học tập sau này. Thúc đẩy thị lực khỏe mạnh Sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến quáng gà, ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc bản thân và người thân khi mang thai. Kẽm rất cần thiết cho sức khỏe võng mạc, vì vậy, hãy đảm bảo đủ thực phẩm giàu kẽm trong suốt thai kỳ. Có tác dụng tích cực đến tim và phổi Kẽm giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh. Ăn uống đầy đủ, đúng cách khi mang thai giúp điều chỉnh huyết áp mang lại môi trường khỏe mạnh cho em bé. Nó cũng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. 2.LƯỢNG KẼM CẦN THIẾT KHI MANG THAI Khi thiếu kẽm có thể dẫn tới dị tật nhau thai, không tốt cho sự phát triển của em bé. Điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai là phải đảm bảo bổ sung đủ kẽm mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thai nhi. Liều lượng chung của kẽm là từ 11-12mg tùy theo độ tuổi của người phụ nữ. Khi mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ cần một lượng kẽm nhiều hơn bình thường một chút, từ 15-25mg nguyên tố/ ngày. Lưỡng kẽm hàng ngày cho phụ nữ mang thai  phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tuổi tác, và tình trạng thiếu hụt kẽm được đánh giá qua xét nghiệm. Không nên tiêu thụ quá nhiều chất bổ sung kẽm vì có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Lưu ý, việc chỉ định bổ sung kẽm luôn được các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ khuyến khích tăng cường chế độ ăn đa dạng thực phẩm, ăn các loại thực phẩm giàu kẽm, thực hiện những thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thu kẽm… Nên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu kẽm khi mang thai như sữa chua, quả bơ, các sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt (bột yến mạch, quinoa), các loại hạt (bí ngô, hạt vừng, hạnh nhân, hạt điều), thịt (thịt bò, thịt cừu, thịt gà), cá (cá hồi hoặc cá bơn), động vật có vỏ (hàu, cua, sò, trai), các loại đậu  (đậu xanh, đậu lăng, đậu thận), phô mai, khoai tây, cải xoăn.  

CHẤT BỔ SUNG CHO NGƯỜI TÓC MỎNG, RỤNG TÓC CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?
02

Th 12

CHẤT BỔ SUNG CHO NGƯỜI TÓC MỎNG, RỤNG TÓC CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Một số thực phẩm chức năng được quảng bá rộng rãi là có hiệu quả trong việc kích thích mọc tóc. Tuy nhiên chất bổ sung này là gì và hiệu quả đến đâu là điều không phải ai cũng biết. Những lọn tóc bồng bềnh, một mái tóc dày mượt là thứ mà nhiều người khao khát nhưng các yếu tố như di truyền, căng thẳng, tình trạng bệnh lý (như suy giáp) hoặc việc dùng một số loại thuốc, rụng tóc sau sinh… có thể ảnh hưởng đến độ dày, đẹp của mái tóc. Do đó, nhiều người trông đợi vào việc sử dụng các chất bổ sung giúp mọc tóc. Nhưng các chất bổ sung được quảng cáo như một giải pháp mọc tóc có thực sự hiệu quả? 1.VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT Thực tế không có định nghĩa chính thức nào cho thuật ngữ “chất bổ sung mọc tóc”. Các chất bổ sung được phân loại như vậy có chứa các thành phần được cho là giúp mọc tóc, chẳng hạn như một số chất dinh dưỡng và/ hoặc thực vật. Có nhiều loại chất bổ sung mọc tóc khác nhau như nhóm vitamin và khoáng chất, các loại thảo mộc… Vào năm 2022, Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ đã công bố một đánh giá có hệ thống tập trung vào các chất bổ sung. Sau khi đánh giá 30 nghiên cứu được công bố trước đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bổ sung “capsaicin, isoflavone, omega 3 và 6 với chất chống oxy hóa, dược phẩm dinh dưỡng từ táo, glucoside tổng số của paeony và viên hợp chất glycyrrhizin, kẽm, tocotrienol và dầu hạt bí ngô” cũng mang lại một số lợi ích cho sự phát triển của tóc. Tác dụng phụ rất hiếm và nhẹ đối với tất cả các liệu pháp được đánh giá. Trong hầu hết các trường hợp, những người nhận thấy lợi ích từ việc bổ sung vitamin giúp mọc tóc là những người bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, vì việc cung cấp không đủ một số chất dinh dưỡng - như sắt, kẽm, và vitamin D - có liên quan đến tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu nhiều nghiên cứu về hiệu quả của vitamin giúp mọc tóc ở những người khỏe mạnh nói chung. Thiếu vitamin và khoáng chất cụ thể có liên quan đến rụng tóc. Các chất dinh dưỡng như vitamin A, D, C, E, sắt, selen, kẽm thường có trong các chất bổ sung này. Đủ vitamin và khoáng chất hỗ trợ mái tóc khỏe mạnh nhưng tiêu thụ quá nhiều một số loại, chẳng hạn như vitamin A và E, có thể dẫn đến rụng tóc, thậm chí là ngộ độc vitamin. Vì vậy, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ chất nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 2.PROTEIN VÀ ACID AMIN NGĂN NGỪA RỤNG TÓC Acid amin là thành phần cấu tạo nên các tế bào của cơ thể và một số loại acid amin nhất định được tìm thấy trong một số chất bổ sung giúp mọc tóc. L-cystine, L-lysine, và L-methionine là những acid amin phổ biến.  3.CÁC LOẠI THẢO MỘC VÀ THỰC VẬT Một số loại thực vật nhất định chẳng hạn như curcumin, capsaicin và cây cọ lùn có liên quan đến sự phát triển của tóc trong một số trường hợp, chẳng hạn như rụng tóc và tóc mỏng. Một số loại thực vật, thảo mộc ở Việt Nam như cỏ mần trầu, hương nhu, bồ kết, hà thủ ô… được đánh giá là có tác dụng trong ngăn ngừa rụng tóc. 4.CHẤT DINH DƯỠNG NÀO THÚC ĐẨY SỨC KHỎE CỦA TÓC? Nghiên cứu về hiệu quả của các chất bổ sung cho tóc vẫn đang được tiến hành, trong đó có biotin và một số chất khác như: Biotin: Là một loại vitamin B rất phổ biến mà mọi người thường sử dụng cho sức khỏe của tóc, móng và da. Biotin có thể cải thiện cấu trúc của một loại protein gọi là keratin, có nhiều trong tóc và được cho là cải thiện lượng tóc, độ che phủ của da đầu. Tuy nhiên, nghiên cứu về hiệu quả của nó là hỗn hợp. Không có bằng chứng cho thấy biotin có bất kỳ tác động nào trong việc kích thích mọc tóc ở những người có mức biotin trung bình. Acid folic: Acid folic là một thành viên khác của họ vitamin B có thể có lợi cho sức khỏe của tóc. Acid folic hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào và giúp tái tạo các tế bào tóc mới, khỏe mạnh hơn. Vitamin E: Là một loại vitamin chống oxy hóa có thể giúp chống lại tổn thương oxy hóa bên trong cơ thể. Căng thẳng oxy hóa có tác động tiêu cực đến sức khỏe của tóc, khiến vitamin E trở thành một chất dinh dưỡng tuyệt vời để đưa vào thói quen chăm sóc tóc khỏe mạnh. Kẽm: Kẽm là một khoáng chất vi lượng có lợi cho sự phát triển của tóc. Thiếu kẽm cũng dễ dẫn đến rụng tóc, mỏng tóc. Vitamin D: Đây là chất dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc. Thiếu vitamin D có liên quan đến tình trạng tóc mỏng và rụng tóc. Vitamin D đã được biết là có tác dụng kích thích các nang tóc và có thể hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như canxi và magie, khiến nó trở thành lựa chọn bổ sung toàn diện. Các chất bổ sung cho tóc có thể giúp hỗ trợ sự phát triển của tóc và sức khỏe của tóc ở những người bị thiếu hụt hoặc dưới mức tối ưu của một số chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chất bổ sung cho tóc không phải là giải pháp kỳ diệu cho mọi vấn đề về tóc và hiệu quả của chúng khác nhau tùy thuộc vào di truyền, lối sống cũng như sức khỏe của từng cá nhân. Mặc dù một số chất bổ sung giúp mọc tóc có thể mang lại một số lợi ích để thúc đẩy mọc tóc nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là những chất hỗ trợ sức khỏe tóc quan trọng hơn. Đối với việc dùng thực phẩm chức năng để hỗ trợ kích thích mọc tóc, việc chỉ dựa vào chúng để giúp tóc chắc khỏe không phải là cách tốt nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng và da liễu cho biết để thúc đẩy mái tóc dày hơn, một chế độ ăn uống lành mạnh và các phương pháp chăm sóc tóc nhẹ nhàng chính là chìa khóa.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: