CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

THỨC KHUYA CÓ ĐAU DẠ DÀY KHÔNG? TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA ĐỐI VỚI HỆ TIÊU HÓA
02

Th 12

THỨC KHUYA CÓ ĐAU DẠ DÀY KHÔNG? TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA ĐỐI VỚI HỆ TIÊU HÓA

  • admin
  • 0 bình luận

Việc cân bằng công việc, cuộc sống cá nhân, các mối quan hệ xã hội đôi khi khiến chúng ta phải thức khuya hơn và làm giấc ngủ trở nên xa xỉ hơn. Thức khuya và thiếu ngủ gây ra nhiều tác hại dài hạn và ngắn hạn. Vì vậy, thức khuya có đau dạ dày không và việc thiếu ngủ gây hậu quả như thế nào đối với hệ tiêu hóa? THỨC KHUYA GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE HỆ TIÊU HÓA NHƯ THẾ NÀO? Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về nhóm thời gian sinh học để giải thích cho chu kỳ thức - ngủ, hay thời gian tỉnh táo trong ngày khác nhau ở mỗi người. Theo đó, một số người gọi là cú đêm, trong khi một số khác gọi là nhóm chim sâu dậy sớm. Chúng được quyết định bởi yếu tố di truyền, tuổi tác và nhiều yếu tố khác. Tại sao không nên thức khuya? Thức khuya được cho là có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ phát triển nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Trong khi ngủ, cơ thể sẽ nghỉ ngơi, sản sinh năng lượng và sửa chữa các mô cơ thể bị tổn thương. Thức khuya và thiếu ngủ gây ra nhiều ảnh hưởng mà bạn có thể thấy vào ngày hôm sau và giảm hiệu suất làm việc. Về lâu dài, thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch, trầm cảm. THỨC KHUYA CÓ ĐAU DẠ DÀY KHÔNG? Câu trả lời là “CÓ THỂ”. Nhịp sinh học - được điều hòa bởi chu kỳ ngủ - thức có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi bạn thức, hệ thống tiêu hóa phải làm việc liên tục để đáp ứng nhu cầu glucose cần thiết và cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể. Khi ngủ, nhu cầu về glucose sẽ giảm đi rất nhiều. Kết quả là cả quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa sẽ dần dần chậm lại. Việc phá vỡ hay gián đoạn nhịp sinh học sẽ làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa bình thường và có thể gây hại. 1.THỨC KHUYA ĐAU DẠ DÀY DO TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN CHỨC NĂNG HỆ TIÊU HÓA Thức khuya có ảnh hưởng tới dạ dày không? Câu trả lời là có. Vận động của toàn bộ hệ tiêu hóa (bao gồm ở miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng và trực tràng) thay đổi nhịp nhàng trong ngày. Việc gián đoạn nhịp sinh học được chứng minh là liên quan đến nhu động dạ dày - ruột bất thường. Do đó, thức khuya có thể gây ra các rối loạn đường ruột , chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS), chứng khó tiêu chức năng, liệt dạ dày. Bên cạnh đó, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến miễn dịch và làm tăng khả năng các ctytokine gây viêm trong cơ thể, bao gồm cả ở cơ, khớp và hệ tiêu hóa. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm ruột mạn tính (bao gồm Crohn và bệnh viêm loét đại tràng). Gián đoạn nhịp sinh học cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bởi nó gây tăng sinh tế bào và rối loạn chức năng miễn dịch trong cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa nhịp sinh học với ung thư đại trực tràng. 2.THỨC KHUYA LÀM THAY ĐỔI NHỊP TIẾT ENZYME TIÊU HÓA Việc bài tiết acid ở dạ dày của người bình thường diễn ra theo chu kỳ và đỉnh của bài tiết thường là từ 10 giờ đến 2 giờ sáng. Tuy nhiên, mức tiết acid cao nhất này có thể không tương quan với độ pH trong dạ dày trong giấc ngủ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá trị pH dạ dày ở bệnh nhân tỉnh táo thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân trong giấc ngủ. Các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ viêm loét dạ dày tá tràng ở những người làm việc ca đêm cao hơn đáng kể so với những người chỉ làm việc vào ban ngày. Việc thức khuya làm thay đổi nhịp tiết dịch bài tiết dạ dày, tạo ra sự mất cân bằng giữa các yếu tố có lợi và có hại trong dạ dày, từ đó, làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng làm việc ca đêm làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trào ngược dạ dày thực quản và/ viêm thực quản ăn mòn so với những người làm việc ca ngày. Việc giảm sản xuất hormon giấc ngủ melatonin ở những người bị gián đoạn nhịp sinh học có thể góp phần gây ra rối loạn chức năng cơ vòng thực quản và sản xuất acid dạ dày hơn, làm bệnh dạ dày sẽ ngày càng trầm trọng thêm. 3.NGƯỜI THỨC KHUYA CÓ NHU CẦU ĂN ĐÊM VÀ THÈM NGỌT Dịch vị dạ dày thường tiết ra vào ban đêm nên những người thức khuya sẽ cảm thấy đói cồn cào và có nhu cầu ăn đêm. Sau khi ăn vào thời điểm này, lượng dịch vị sẽ tiếp tục tăng để tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, lượng acid dư thừa sẽ lại tấn công niêm mạc dạ dày và gây tổn thương nhiều hơn. Mặt khác, giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi và duy trì mức năng lượng khỏe mạnh. Nếu bạn thức khuya, cơ thể bạn sẽ không được nghỉ ngơi và cần ăn thêm thức ăn để cung cấp năng lượng. Hơn nữa, mức độ ghrelin - hormone gây đói, tăng cao sau một đêm thiếu ngủ, trong khi mức độ leptin - một chất ức chế sự thèm ăn sẽ giảm xuống. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng tiêu thụ đồ ngọt, carbohydrate tinh chế, thực phẩm không lành mạnh và gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa. 4.THỨC KHUYA ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ VI SINH VẬT VÀ HÀNG RÀO BẢO VỆ Ở RUỘT Đường tiêu hóa tiếp xúc liên tục với chất lạ trong chế độ ăn uống. Hệ vi sinh vật và hàng rào ruột đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn những chất lạ này thấm vào niêm mạc ruột và gây viêm. Tuy nhiên, hệ vi sinh vật và tính toàn vẹn của hàng rào ruột biến động hằng ngày chứ không phải lúc nào cũng cố định. Gián đoạn nhịp sinh học được chứng minh là có thể làm suy yếu tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ ruột và gây bất thường ở hệ vi sinh vật ruột. Điều này khiến cho cơ thể dễ bị tấn công hơn bởi vi khuẩn Hp - loại vi khuẩn gây ra hơn 80% trường hợp viêm loét dạ dày đại tràng. Điều này cũng là những yếu tố thúc đẩy bệnh viêm ruột mạn tính. 5.THỨC KHUYA GÂY RỐI LOẠN HORMONE Chu kỳ ngủ - thức được hỗ trợ bởi sự cân bằng của cortisol - một loại hormone gây căng thẳng và melatonin - hormone giấc ngủ. Lý tưởng nhất là mức độ melatonin sẽ tăng vào buổi tối - cortisol sẽ đạt mức cao nhất vào buổi sáng, giúp bạn tập trung làm việc. Việc thức khuya sẽ làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể vào ban đêm. Hormone này chịu trách nhiệm cho phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, có nghĩa là năng lượng sẽ tập trung đến tim, não và cơ quan khác thay vì tập trung vào tiêu hóa thức ăn như bình thường, khiến quá trình tiêu hóa kém hiệu quả hơn. Thiếu ngủ làm tăng mức độ stress, trầm cảm, lo âu. Những yếu tố này góp phần làm trầm trọng thêm cơn đau dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.  

NÊN ĂN GÌ ĐỂ CÓ MỘT HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH?
28

Th 11

NÊN ĂN GÌ ĐỂ CÓ MỘT HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH?

  • admin
  • 0 bình luận

Tiêu thụ các loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Các loại bệnh theo mùa thường nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng ngừa bằng cách tăng cường hệ miễn dịch của mình đấy. Sau đây là những thông tin về hệ miễn dịch mà bạn cần biết và một số cách giúp bạn xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh thông qua việc ăn uống phù hợp. HỆ MIỄN DỊCH CHÍNH LÀ MÀNG BẢO VỆ CƠ THỂ TỐT NHẤT Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Các lợi khuẩn trong ruột là một trong những cánh cửa của hệ thống này. Do đó, nếu bạn biết cách tăng cường các loại lợi khuẩn đường ruột, chúng có thể là “một đội quân mạnh mẽ” sẵn sàng chiến đấu giúp bạn xua đuổi bệnh tật. CÁCH HỆ MIỄN DỊCH HOẠT ĐỘNG Cuộc chiến miễn dịch của cơ thể bắt đầu từ khoang miệng. Chắc hẳn nhiều người không hề biết rằng trong nước bọt có chứa các thành phần chống vi khuẩn cực mạnh như lysozyme, alpha-amylase và lactoferrin, giúp cơ thể ngăn ngừa một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, bất cứ mầm bệnh nào khi “lẻn” vào cơ thể chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với axit hydrochloric (HCl) có trong dạ dày. Sau đó, nếu vi khuẩn vẫn còn tồn tại, chúng sẽ phải có một “cuộc chiến sinh tồn” chống lại các protein và hợp chất hóa học có trong hệ thống tiêu hóa. Cuối cùng, nếu các hàng rào miễn dịch trên vẫn không có tác dụng thì các lợi khuẩn (probiotic) sẽ bắt đầu làm việc, ngăn chặn và tấn công các vi khuẩn gây hại không cho chúng xâm nhập vào máu hoặc bắt rễ trong ruột non và ruột già. CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG CHO CÁC LỢI KHUẨN HOẠT ĐỘNG TỐT Đường tiêu hóa chiếm hơn 70% hệ thống miễn dịch. Đây cũng là nơi cư ngụ của các lợi khuẩn giúp chống lại vi khuẩn và virus gây gây hại cho sức khỏe. Nếu muốn những vi khuẩn này hoạt động tốt, bạn phải cho chúng ăn đầy đủ và nuôi dưỡng chúng thật tốt. Các lợi khuẩn thích hấp thu những loại thực phẩm nguyên chất, giàu chất xơ và có độ dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, chúng thường không dung nạp những loại thực phẩm đã qua chế biến, chất béo và đường. Đó là lý do tại sao ăn một chế độ ăn uống cân bằng với những thực phẩm nguyên chất chính là sự đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, giúp cơ thể chống lại tất cả các loại virus, vi khuẩn và các dạng nhiễm trùng. PREBIOTIC VÀ PROBIOTIC CHO HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH Prebiotic thực chất là nguồn thức ăn cho probiotic, giúp nuôi dưỡng những lợi khuẩn trong cơ thể, giúp chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Về bản chất, prebiotic là một loại chất xơ bán tiêu hóa. Bạn nên ăn ít nhất 2-3 khẩu phần ăn giàu prebiotic mỗi ngày. Nếu sức khỏe không tốt thì bạn cần bổ sung prebiotic nhiều hơn để tăng cường lợi khuẩn đường ruột. Sau đây là một số nguồn thực phẩm tốt để nuôi dưỡng các lợi khuẩn (prebiotic): Rau củ như măng tây, tỏi, atiso, tỏi tây và hành tây. Thực phẩm giàu carbohydrate như lúa mạch, đậu, yến mạch, hạt diêm mạch, lúa mạch đen, khoai tây và khoai lang. Trái cây như táo, chuối, quả mọng, trái cây thuộc họ cam. Chất béo gồm hạt lanh và hạt chia. Bạn cũng có thể uống thuốc bổ sung prebiotic, nhưng hãy nhớ rằng thuốc bổ sung không có tác dụng thay thế hoàn toàn thực phẩm bổ sung prebiotic. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm những loại thức ăn tăng cường quân số lợi khuẩn đường ruột sau đây: Thực phẩm giàu bơ sữa: sữa chua, phô mai, và nấm sữa kefir. Các loại rau củ lên men: muối dưa, dưa cải muối, kim chi. Đậu nành lên men: miso, tempeh. Thực phẩm hỗn hợp: nước tương, nước sốt, rượu, trà kombucha. Bạn cũng có thể uống thuốc bổ sung probiotic để tăng cường lợi khuẩn cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nhớ xin ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Hấp thu nhiều prebiotic và probiotic sẽ giúp bạn xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi có chế độ ăn uống lành mạnh nhất cũng không thể bảo vệ bạn khỏi mọi vi khuẩn xâm nhập. Đó cũng chính là lý do vì sao đôi khi bạn sẽ bị ốm. NHỮNG THỰC PHẨM GIÚP CƠ THỂ NÓI KHÔNG VỚI BỆNH TẬT Những loại thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn khỏe mạnh và phục hồi nhanh hơn khi bị bệnh: Tỏi: loại thực phẩm này hoạt động như một chất kháng sinh và làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn cảm lạnh cũng như các bệnh nhiễm trùng khác. Súp gà: súp gà thực sự có hiệu quả trong việc chống lại bệnh tật. Món ăn này cung cấp nước, chất điện giải và các thành phần chống viêm, làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý ăn món súp gà dùng nước hầm gà để nấu chứ không phải loại súp đóng hộp. Trà xanh: trà xanh giúp thúc đẩy sản xuất kháng thể tế bào B, giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh xâm nhập.  

LOẠI TRÁI CÂY NÀO AN TOÀN CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?
27

Th 11

LOẠI TRÁI CÂY NÀO AN TOÀN CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Trái cây là một phần quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn uống của tất cả mọi người. Đối với người đái tháo đường nên lựa chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp… Trái cây có chứa đường tự nhiên, nhưng chúng cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác, như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Nghiên cứu đăng trên tạp chí cho thấy, ăn trái cây giảm nguy cơ biến chứng sức khỏe ở những người mắc bệnh đái tháo đường. TRÁI CÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU NHƯ THẾ NÀO? Trái cây chứa một loại đường tự nhiên là fructose. Khi ăn fructose, gan sẽ nhanh chóng phân hủy, làm tăng lượng đường trong máu. Trái cây cũng chứa chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến. Đường fructose đi kèm với chất xơ trong trái cây, sẽ không gây ra lượng đường trong máu tăng đột biến nhiều, khi ăn thực phẩm có thêm đường và không có chất xơ (ví dụ kẹo). Thêm vào đó, chất xơ có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, bao gồm giảm lượng đường huyết lúc đói và hemoglobin A1C ở những người bị đái tháo đường. Các loại trái cây có vỏ ăn được như táo, lê, và quả mọng có nhiều chất xơ nhất. Ngược lại, nước ép trái cây không có chất xơ. Trái cây có chỉ số đường huyết thấp ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ví dụ như quả mọng, một số loại trái cây họ cam quýt như bưởi, táo… LOẠI TRÁI CÂY NÀO TỐT NHẤT CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG? Chỉ số đường huyết (GI) là công cụ hữu ích để lựa chọn loại trái cây tốt nhất để ăn đối với người đái tháo đường. GI là xếp hạng thực phẩm dựa trên tốc độ ảnh hưởng của nó đến lượng đường trong máu. Trái cây có GI cao hơn có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn so với trái cây có GI thấp. Vì vậy trái cây có GI thấp hơn tốt cho người đái tháo đường. GI thấp: 1-55 GI trung bình: 56-69 GI cao: 70 trở lên Dưới đây là một số loại trái cây có GI<50, tốt cho người đái tháo đường: 1.TÁO Táo là một trong những loại trái cây phổ biến nhất có hàm lượng chất xơ cao, giúp làm chậm phản ứng đường huyết và có thể làm giảm mức cholesterol. Điều này đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh tiểu đường, những người có nguy cơ cao tăng cholesterol. Táo là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Đây là một loại chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại, có thể dẫn đến bệnh tim, ung thư, và bệnh Alzheimer. Hãy thử kết hợp lát táo và một ít bơ hạt. Bơ hạt bổ sung protein và chất béo lành mạnh, có thể giúp bạn no lâu hơn. Protein cũng có thể kiểm soát lượng đường trong máu. 2.QUẢ MÂM XÔI ĐEN Quả mâm xôi là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất cho những người bị tiểu đường. Không chỉ giàu chất xơ (với gần 8g chất xơ/ cốc đáp ứng ¼ nhu cầu hằng ngày), quả mâm xôi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa. 3.QUẢ ANH ĐÀO Anh đào cũng là một loại quả có chỉ số đường huyết thấp. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ uống 40ml nước ép anh đào chua trong 6 tuần đã giảm mức hemoglobin A1C, so với trước khi uống nước ép anh đào.  Quả anh đào cũng giàu chất chống viêm mạnh mẽ như polyphenol, vitamin C, cả hai đều có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có thể giúp bảo vệ chống lại các tình trạng mạn tính như tăng huyết áp, cholesterol cao… 4.BƯỞI Bưởi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Chỉ cần một nửa quả bưởi cỡ trung bình cung cấp khoảng 50% nhu cầu vitamin C hằng ngày. Cùng một lượng chỉ cung cấp 41g calo và 10g carbohydrate, khiến đây là lựa chọn tuyệt vời cho bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng bưởi không tác dụng với bất kỳ thành phần thuốc nào mà người bệnh đang dùng. 5.CAM Cam là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một quả cam rốn cỡ trung bình cung cấp hơn 100% lượng vitamin C được khuyến nghị trong chế độ ăn uống (RDA) cho phụ nữ và 90% cho nam giới. Vitamin C trong cam là chất chống oxy hóa, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể.  Lưu ý nên ăn cam nguyên quả thay vì uống nước ép. Điều này giúp bạn có lợi ích từ chất xơ, không có thêm đường, thường có trong nước ép. 6.DÂU TÂY Nhiều người không biết rằng dâu tây thậm chí còn chứa nhiều vitamin C hơn cả cam. Một cốc dâu tây thái lát cung cấp khoảng 98mg vitamin C, cao hơn 100% RDA cho cả nam và nữ. Dâu tây cũng ít đường - chỉ khoảng 8g mỗi cốc - và cung cấp 3g chất xơ cho cùng 1 lượng. Ngoài ăn dâu tây nguyên quả, để bổ sung protein và các chất dinh dưỡng khác, bạn có thể thêm dâu tây vào sinh tố, sữa chua, yến mạch và salad. 7.QUẢ LÊ Một quả lê cung cấp khoảng 6g chất xơ, cao hơn nhiều loại trái cây khác. Hàm lượng chất xơ cao trong quả lê sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và rất tốt cho hệ tiêu hóa. 8.QUẢ MƠ Mơ là loại trái cây ít calo và carbohydrate. Một quả mơ cung cấp 17 calo và 4g carbohydrate (trong đó là 1g chất xơ). Điều này giúp bạn dễ dàng thưởng thức 1 vài quả mơ mà không lo lắng về việc ăn quá nhiều đường hoặc carbohydrate nếu bạn bị đái tháo đường. Quả mơ cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm polyphenol, có thể giúp hạ lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin. 9.QUẢ ĐÀO Đào là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt bao gồm vitamin C, kali và vitamin A, polyphenol. Một quả đào trung bình chứa khoảng 14g carbohydrate và 2g chất xơ. 10.MẬN Mận cũng rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, có thể giúp hỗ trợ sức khỏe não và tim. Mặc dù mận chỉ chứa khoảng 1g chất xơ cho mỗi quả, nhưng chúng rất ít calo và carbohydrate. Một quả mận chỉ cung cấp khoảng 30g calo và 8g carbohydrate.  

NGUYÊN NHÂN VIÊM PHẾ QUẢN LÀ GÌ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA?
27

Th 11

NGUYÊN NHÂN VIÊM PHẾ QUẢN LÀ GÌ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA?

  • admin
  • 0 bình luận

Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân viêm phế quản là gì và cách để phòng ngừa hiệu quả.  1.VIÊM PHẾ QUẢN LÀ GÌ? Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, đường dẫn khí chính (đường hô hấp), mang không khí đến và đi từ phổi. Khi đường hô hấp bị kích ứng hoặc nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ xuất hiện các phản ứng viêm, khiến niêm mạc phế quản sưng nề, đau, và tăng tiết dịch. Chính các phản ứng viêm tại chỗ này là cửa ngõ đầu tiên chống lại vi khuẩn hạn chế chúng xâm nhập sâu hơn vào cơ thể. Viêm phế quản được phân chia thành các loại sau: Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm xuất hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 2-3 ngày sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… Viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm liên tục gây ho, khó thở kéo dài ít nhất 3 tháng trở lên trong 1 năm, với các cơn tái phát xảy ra trong ít nhất 2 năm liên tiếp. Viêm phế quản mạn tính là một dạng của bệnh viêm phổi tắc nghẹn mãn tính. 2.NGUYÊN NHÂN VIÊM PHẾ QUẢN LÀ GÌ? Nguyên nhân viêm phế quản cấp tính Viêm phế quản cấp tính thường phát triển do nhiễm trùng phế quản kích ứng và viêm. Các tác nhân gây nhiễm trùng là nguyên nhân gây viêm phế quản cấp tính có thể bao gồm: Virus: Các loại virus gây viêm phế quản bao gồm virus cúm, virus hợp bào hô hấp, virus gây cảm lạnh thông thường và virus corona. Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn gây viêm phế quản bao gồm Bordetella (vi khuẩn gây bệnh ho gà), Mycoplasma, và Chlamydia. Trong các loại vi khuẩn thì Streptococcus Pneumoniae là nhóm vi khuẩn thường gặp gây nhiễm trùng ở đường hô hấp. Nấm: Thông thường, những người có hệ miễn dịch bình thường rất ít khi nhiễm nấm ở đường hô hấp. Nhiễm nấm ở đường hô hấp, cụ thể là phế quản thường gặp ở những người suy giảm hệ miễn dịch: suy dinh dưỡng mắc các bệnh như ung thư, ghép tạng, tiền căn lao phổi, HIV/ AIDS, hoặc những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài… 3.NGUYÊN NHÂN VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH Khác với viêm phế quản cấp tính, mạn tính không phải do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính thường là do tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích làm tổn thương phổi và đường thở. Nguyên nhân viêm phế quản mạn tính nhất là khói thuốc lá. Có tới 88% số người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc. Theo thời gian, khói thuốc lá có thể gây tổn thương phế quản vĩnh viễn, khiến chúng bị viêm kéo dài. Hút tẩu, xì gà và các loại khói thuốc lá, thuốc lào cũng có thể gây viêm phế quản mạn tính, ngay cả khi bạn là người hít khói thuốc thụ động.  Ô nhiễm không khí, bụi hoặc khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này. Đặc biệt, những người có nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khí SO2, NO2,... như công nhân quặng mỏ, nhà máy sản xuất xi măng, công nhân may, nhà máy dệt… Những người thường xuyên mắc viêm phế quản cấp tính do nguyên nhân vi khuẩn, virus hoặc nấm cũng dễ dẫn đến viêm phế quản mạn tính. Hiếm khi, một tình trạng di truyền gọi là thiếu hụt alpha-1 antitrypsin có thể gây ra viêm phế quản mạn tính. Ngoài ra những người hút thuốc có nhiều khả năng mắc các hơn nếu họ có tiền sử gia đình mắc bệnh COPD. 3.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phế quản, nhưng bạn có nguy cơ cao hơn nếu: Hút thuốc hoặc ở gần người hút thuốc. Những người hút thuốc hoặc sống chung với người hút thuốc có nguy cơ cao mắc cả viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính cao hơn. Tuổi trên 40 và thường xuyên khạc vào buổi sáng. Sức đề kháng kém. Các đối tượng có sức đề kháng kém bao gồm: người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người mắc một tình trạng mạn tính khác làm suy giảm hệ miễn dịch. Tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, xơ nang, giãn phế quản, COPD, lao phổi, hoặc các bệnh hô hấp khác. Mắc các bệnh rối loạn tự miễn dịch hoặc bệnh khác gây viêm. Tiếp xúc với các chất kích thích, chẳng hạn như khói bụi, khói hóa chất từ môi trường hoặc nơi làm việc. Bạn có nguy cơ cao hơn nếu ống phế quản đã bị tổn thương. Trào ngược dạ dày. Bạn có thể bị viêm phế quản cấp tính khi axit dạ dày đi vào ống phế quản và gây kích ứng, dẫn đến viêm.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: