CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU (TAM CÁ NGUYỆT THỨ NHẤT)
22

Th 11

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU (TAM CÁ NGUYỆT THỨ NHẤT)

  • admin
  • 0 bình luận

Thai 3 tháng đầu là quãng thời gian mà những “hiểm họa” thai kỳ thường xuyên rình rập. Do đó, bạn cần thay đổi nhiều trong chế độ sinh hoạt để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe. 3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian rất đáng để mong đợi nhưng cũng rất nhạy cảm. Ở giai đoạn này cơ thể mẹ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi cùng với đó là hàng loạt các cung bậc cảm xúc khác nhau từ hạnh phúc cho đến vỡ òa cho đến những nỗi băn khoăn, lo lắng về sức khỏe của bé cưng. Nếu đây là lần đầu bạn mang thai và chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc bản thân thì những chia sẻ dưới đây sẽ vô cùng hữu ích với bạn. ĐỪNG CHỦ QUAN, LƠ LÀ KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU Một thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần và được chia thành 3 tam cá nguyệt. Trong đó, tam cá nguyệt thứ nhất sẽ được tính ngày đầu của kỳ kinh và kéo dài đến cuối tuần thứ 13 của thai kỳ. Trong thời gian này, hầu hết các mẹ đều băn khoăn về những vấn đề như: Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt Xét nghiệm tiền sản Sự thay đổi của cơ thể, đặc biệt là về cân nặng Sức khỏe và sự phát triển của bé Kiêng cữ khi mang thai Nếu tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba được xem là “tuần trăng mật thai kỳ” thì tam cá nguyệt thứ nhất lại là giai đoạn hết sức cẩn trọng. Bởi ở giai đoạn này, mẹ sẽ phải đối mặt với chứng ốm nghén, nôn ói, khó chịu. Ngoài ra, đây cũng là lúc mà mẹ rất dễ gặp phải các tai biến sản khoa như thai chết lưu, thai có vấn đề nhiễm sắc thể. 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ LÀ LÚC CƠ THỂ MẸ CÓ NHIỀU THAY ĐỔI Mỗi người sẽ gặp những triệu chứng thai kỳ khác nhau. Sẽ có những bà bầu trải qua 3 tháng đầu hết sức thoải mái nhưng cũng có những trường hợp gặp phải những triệu chứng cực kỳ khó chịu. Dưới đây là một số thay đổi cụ thể và nguyên nhân thường là do sự thay đổi của hormon đang làm ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan: Chảy máu: Khoảng 25% phụ nữ mang thai bị ra máu nhẹ khi mang thai 3 tháng đầu. Đây là dấu hiệu cho thấy phôi thụ tinh đã làm tổ trong tử cung. Ngực căng tức: Có thể xảy ra trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất và nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi để các ống dẫn sữa sẵn sàng tiết sữa để nuôi bé cưng. Táo bón: Nồng độ hormon progesterone tăng có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc bổ sung sắt trước khi sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Khí hư: Xuất hiện tình trạng loãng, màu trắng sữa. Mệt mỏi quá mức do cơ thể đang phải làm việc hết sức để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Thay đổi khẩu vị: Hơn 60% bà bầu có cảm giác thèm ăn và một nửa trong số đó thèm những món mình không thích. Đi tiểu nhiều do tử cung đã bắt đầu phát triển và tăng áp lực lên bàng quang. Ợ nóng: Nồng độ hormon progesterone tăng có thể làm giãn van ngăn cách dạ dày và thực quản, khiến axit từ dạ dày trào ngược lên, gây ra cảm giác nóng rát. Tâm trạng bất ổn: Mệt mỏi, hormon thay đổi có thể khiến tâm trạng bạn thay đổi liên tục từ vui sướng đến đau khổ, hy vọng đến thất vọng chỉ trong vài giây. Ốm nghén: Hơn 85% bà bầu gặp phải và nguyên nhân là do sự thay đổi hormon trong cơ thể. Bạn có thể bị ốm nghén suốt tam cá nguyệt đầu tiên. Tăng cân: Ở tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ có thể tăng từ 1,4-2,7kg. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TRONG 3 THÁNG ĐẦU Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, hầu hết các cơ quan trong cơ thể bé đều đã hình thành. Cụ thể là: Trứng được thụ tinh sẽ phân chia thành nhiều tế bào và nhanh chóng làm tổ trong tử cung. Nhau thai, dây rốn và túi ối đều bắt đầu phát triển. Hệ thần kinh sẽ thay đổi từ ống thần kinh mở não sang tủy sống. Các dây thần kinh và cơ bắt đầu hoạt động cùng nhau. Trái tim hình thành và bắt đầu đập. Các bác sĩ có thể nghe thấy tim thai sớm nhất là vào tuần thứ 6. Hệ tiêu hóa đang phát triển, kể cả ruột và thận. Bé đã hình thành cánh tay, chân, ngón tay và ngón chân. Khuôn mặt cũng đã có mắt, mũi, tai, miệng. Lưỡi và chồi răng mọc lên. Mí mắt che đi đôi mắt và đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất, bé còn có cả móng tay. Bộ phận sinh dục cũng đã hình thành nhưng vẫn còn quá sớm để biết giới tính. Cuối tam cá nguyệt thứ nhất, chiều dài của thai nhi khoảng 6,5-7,5cm. CHĂM SÓC MẸ BẦU TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ Khám thai 3 tháng đầu thai kỳ Khi mới biết mình có thai, bạn hãy đi khám ngay để xác định chắc chắn về việc mang thai. Thông thường, bạn nên đi khám mỗi tháng 1 lần trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và lắng nghe nhịp tim của thai nhi. Dinh dưỡng cho mẹ Dù đang phải ăn cho 2 người nhưng bạn không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày bạn chỉ nên cung cấp thêm 150 calo trong tam cá nguyệt đầu tiên. Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhiều rau xanh, trái cây, các dạng protein ít chất béo và giàu chất xơ. Bổ sung axit folic, sắt, canxi, vitamin A, D, C, B đầy đủ. Thiếu hụt axit folic có thể gây khiếm khuyết ở ống thần kinh của thai nhi. Nếu khó chịu vì buồn nôn do ốm nghén, hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ với những món ăn nhạt, giàu protein như bánh quy giòn, thịt, phô mai, nước trái cây… Nếu bạn thèm ăn những thứ phi thực phẩm như đất sét, bụi bẩn, bột giặt, phấn… bạn nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc hội chứng Pica. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể từ nước trái cây, canh, súp, sữa. Chế độ sinh hoạt Vận động nhẹ nhàng với các bài tập như yoga cho bà bầu, thiền, đi bộ, chạy bộ… Bạn cũng có thể rèn luyện cơ sàn chậu bằng các bài tập kegel. Theo nghiên cứu, quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn được nếu sức khỏe của bạn hoàn toàn ổn định và cảm thấy hứng thú. Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức. Bạn cũng nên chợp mắt hoặc nghỉ ngơi khi cần trong ngày. Nếu thấy quá mệt mỏi, hãy tìm người để chia sẻ lo lắng, băn khoăn của bản thân. NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI MANG THAI TRONG TAM CÁ NGUYỆT THỨ NHẤT Tập thể dục quá sức vì có thể gây chấn thương cho dạ dày. Sử dụng rượu, bia, các món ăn, thức uống chứa caffeine như trà, cà phê. Hút thuốc. Sử dụng ma túy. Dùng đồ tái, thịt sống hoặc hải sản hun khói. Dùng các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. Ăn rau mầm sống. Tiếp xúc với phân chó mèo. Sữa chưa tiệt trùng hoặc các sản phẩm từ sữa khác. Thịt nguội hoặc xúc xích.  

7 THỨC UỐNG BUỔI SÁNG GIÚP TỐT CHO SỨC KHỎE, ĐẸP DA MÙA HANH KHÔ
22

Th 11

7 THỨC UỐNG BUỔI SÁNG GIÚP TỐT CHO SỨC KHỎE, ĐẸP DA MÙA HANH KHÔ

  • admin
  • 0 bình luận

Nên duy trì thói quen cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết bằng cách bắt đầu ngày mới với một thức uống buổi sáng giúp tinh thần phấn chấn và cơ thể khỏe mạnh. Ngoài việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, những thức uống buổi sáng này còn tốt cho sức khỏe làn da, giúp da rạng rỡ nếu lựa chọn thức uống chứa nhiều vitamin, protein và các chất dinh dưỡng vi lượng… Uống một loại đồ uống có thành phần chính là nước hoặc nước ép trái cây tươi mỗi sáng sẽ giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể đồng thời cung cấp nước. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống nhiều nước có làn da được cấp nước tốt hơn so với những người không uống nhiều nước. Khi thức dậy mỗi sáng, độ pH trong dạ dày có tính acid cao, dẫn đến quá trình trao đổi chất chậm lại. Khi ngủ đủ 8 tiếng, dạ dày và ruột sẽ trở nên mềm mại tạo điều kiện hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn. Khi bắt đầu ngày mới bằng một thức uống buổi sáng lành mạnh, ruột sẽ bắt đầu hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn với khả năng tối ưu. Vì vậy bắt đầu ngày mới bằng một đồ uống lành mạnh buổi sáng rất có lợi. 1.TRÀ XANH - THỨC UỐNG BUỔI SÁNG GIÀU CHẤT CHỐNG OXY HÓA Trà xanh đứng đầu danh sách các loại thức uống buổi sáng tốt nhất vì nó có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Nhâm nhi trà xanh ngay khi thức dây giúp chống lại mụn nhọt và mụn trứng cá đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất. Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa gọi là catechin, giúp da sáng và khỏe mạnh đồng thời ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. 2.NƯỚC CHANH VÀ MẬT ONG Uống chanh mật ong thêm vào nước ấm hằng ngày có thể có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép chanh có lợi trong việc chống lại sự phát triển của nấm (gây ra nhiễm trùng da). Chanh mật ong chứa vitamin C, giúp trẻ hóa làn da và hỗ trợ sự phát triển của tế bào da. Mật ong có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp loại bỏ sự tích tụ dầu trên da, làm thông thoáng lỗ chân lông để ngăn ngừa mụn trứng cá. 3.NƯỚC NGHỆ VÀ GỪNG Sự hiện diện của gingerols trong đồ uống nghệ và gừng có chứa hợp chất chống oxy hóa và đặc tính kháng khuẩn để bảo vệ chống lại nhiễm trùng da. Hai thành phần mạnh mẽ trong hỗn hợp này giúp tế bào phát triển, ngăn ngừa sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa như vết thâm và nếp nhăn. 4.NƯỚC ÉP LÔ HỘI Lô hội giàu vitamin và chất chống oxy hóa, khiến nó trở thành lựa chọn hoàn hảo cho thức uống buổi sáng để có làn da mịn. Lô hội có đặc tính chữa lành da và có thể có lợi trong việc tăng cường sức khỏe làn da. Đây là nguồn giàu vitamin B12 mạnh mẽ, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa nhiễm trùng. Thức uống này chứa vitamin E, C, B, acid folic, canxi và magie để tăng cường sức khỏe tổng thể. Nước ép lô hội có chất điều hòa sinh trưởng thực vật có tên là gibberellin để thúc đẩy sản xuất collagen và đàn hồi. 5.NƯỚC HẠT CHIA Lớp ngoài cùng của da được tạo thành từ các acid béo, ceramide và cholesterol, đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ. Uống nước hạt chia giúp cải thiện chức năng hàng rào của da, vì chúng có acid béo omega 3 và omega 6. Hạt chia bảo vệ da khỏi các gốc tự do bằng cách tăng cường chất chống oxy hóa lớp biểu bì. Thức uống này rất tốt cho làn da và thúc đẩy sức mạnh của làn da vì nó chứa các khoáng chất, chất chống oxy hóa và acid béo. Ngoài ra còn có đặc tính bảo vệ da khỏi ánh nắng, vì hạt chia có kẽm, polyphenol, chất chống oxy hóa để ngăn ngừa nếp nhăn và tổn thương do tia UV. 6.NƯỚC DỪA Nước dừa là thức uống buổi sáng phổ biến. Nước dừa giàu các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi và kali giúp tăng độ đàn hồi cho da, ngăn ngừa khô da. Nước dừa giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại hoạt động của các gốc tự do và độc tố. Nước dừa chứa nhiều enzyme tự nhiên và ít calo, hỗ trợ giảm cân. Nước dừa có chứa vitamin C, B3 và B2 giúp da ngậm nước và sáng mịn, đồng thời thúc đẩy sản xuất collagen. Nên uống nước dừa tự nhiên để tận dụng tối đa lợi ích, tránh sử dụng nước dừa đóng chai. 7.NƯỚC ÉP CÀ RỐT VÀ CỦ CẢI ĐƯỜNG Thức uống buổi sáng này với các loại rau củ giúp cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng. Nó giàu vitamin C giúp giảm các dấu hiệu lão hóa. Hàm lượng sắt trong rau củ giúp phục hồi tế bào và mang lại làn da sáng mịn đồng thời giúp nhu động ruột dễ dàng hơn, tăng cường chức năng gan và giải độc ở cấp độ tế bào. Thức uống cung cấp nước này là lựa chọn hoàn hảo để giải quyết các vấn đề như sắc tố da và mụn trứng cá. 8.NƯỚC ÉP DƯA CHUỘT VÀ RAU BINA Nước ép dưa chuột và rau bina chứa nhiều chất xơ, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Thức uống này giàu vitamin C và E và chất chống oxy hóa, khiến nó trở thành lựa chọn thiết thực cho thức uống buổi sáng. Làn da sẽ luôn đủ nước ngay cả trong ngày đông hanh khô. Acid ascorbic và caffeine trong dưa chuột giúp loại bỏ tình trạng giữ nước để ngăn ngừa các vấn đề mặt sưng húp. Uống nước ép này thường xuyên giúp ngăn ngừa sắc tố, sẹo mụn, dấu hiệu lão hóa và các đốm đen.  

TẠI SAO NÊN DÙNG VITAMIN D CÙNG VỚI VITAMIN K?
22

Th 11

TẠI SAO NÊN DÙNG VITAMIN D CÙNG VỚI VITAMIN K?

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích sức khỏe. Dưới đây là những lý do nên bổ sung vitamin D cùng với vitamin K: 1.VITAMIN D THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HẤP THỤ CANXI CÒN VITAMIN K HƯỚNG CANXI VÀO ĐÚNG CHỖ Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi, giúp ruột hấp thu canxi từ thực phẩm và chất bổ sung. Tuy nhiên, nếu không có vitamin K, canxi có thể đi vào những nơi không mong muốn như mô mềm, mô động mạch hoặc thận… gây hại. Vitamin K kích hoạt các protein dẫn canxi đến nơi cần thiết như xương, răng và ngăn ngừa sự tích tụ canxi trong mạch máu và các cơ quan không cần thiết. Do đó hai loại vitamin này không chỉ làm tăng cường lượng canxi hấp thụ mà còn hỗ trợ tăng cường sức mạnh vật lý cho xương theo thời gian. Thiếu vitamin K có thể dẫn tới tình trạng lắng đọng canxi không đều, làm xương yếu đi và tăng nguy cơ vôi hóa động mạch. Vì các lý do này, chuyên gia y tế khuyên bạn nên dùng cả vitamin D và vitamin K cùng lúc. Kết hợp vitamin D với vitamin K có tác động đáng kể đến mật độ khoáng của xương, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mất xương, giảm nguy cơ gãy xương. 2.HỖ TRỢ SỨC KHỎE TIM MẠCH VÀ ĐỘNG MẠCH Ngoài vai trò đối với sức khỏe xương, vitamin D và K cũng đóng vai trò tích cực đối với sức khỏe tim mạch. Vitamin K ngăn ngừa vôi hóa động mạch (vôi hóa động mạch có thể dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác tăng lên), trong khi vitamin D duy trì chức năng tim mạch nói chung. Vitamin K hướng canxi không tích tụ trong máu, do đó ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám (xơ vữa động mạch). Khi dùng cùng nhau, chúng hoạt động hướng đến một trái tim khỏe mạnh hơn với hệ tuần hoàn tốt hơn. 3.VITAMIN D VÀ K RẤT CẦN THIẾT CHO CHỨC NĂNG MIỄN DỊCH Vitamin D và K cũng cải thiện các chức năng khác của cơ thể ngoài xương và sức khỏe tim mạch. Vitamin D cải thiện khả năng điều hòa hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, vitamin K hỗ trợ các tế bào miễn dịch bằng cách giúp chúng hoạt động để tránh tình trạng viêm quá mức trong cơ thể, do đó ngăn ngừa các bệnh mạn tính. Mặc dù mỗi loại vitamin có chức năng riêng trong cơ thể, nhưng việc kết hợp cả hai sẽ hoạt động cộng sinh mang lại nhiều lợi ích, từ xương chắc khỏe đến tim khỏe mạnh (ngăn ngừa mất xương, giảm nguy cơ tim mạch, tăng cường chức năng miễn dịch). 4.TƯƠNG TÁC HIỆP ĐỒNG Một nghiên cứu đánh giá của các nhà khoa học tại Ấn Độ đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ hiệp đồng giữa vitamin D và vitamin K đối với sức khỏe xương, tim mạch.  Các nhà khoa học phát hiện ra rằng vitamin D và K hoạt động hiệp đồng, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa gãy xương, BMD (mật độ xương) thấp, và các rối loạn tim mạch. Liều lượng bổ sung vitamin K1 trong các nghiên cứu dao động từ 200µg -1000µg mỗi ngày.  

7 DẤU HIỆU CỦA RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ CHỊ EM CẦN BIẾT
21

Th 11

7 DẤU HIỆU CỦA RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ CHỊ EM CẦN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng xảy ra thường xuyên. Nếu để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể. Vậy nguyên nhân do đâu, làm thế nào để cải thiện rối loạn nội tiết tố nữ? Nội tiết tố nữ là tổng hợp gồm 3 chất: estradiol, estriol và estron. Nó được tiết ra từ buồng trứng, đây cũng là yếu tố quyết định tạo nên vóc dáng cũng như tính cách yểu điệu của phụ nữ. NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ NỮ Hàm lượng estrogen cao: Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, căng thẳng, stress kéo dài, hàm lượng progesterone trong cơ thể giảm sút, estrogen tăng cao hơn… tất cả điều này sẽ làm mất đi sự cân bằng của nội tiết tố, đẩy hàm lượng estrogen lên cao, dẫn đến rối loạn ở buồng trứng, tuyến yên và trục não bộ.  Độc tố từ thực phẩm: Tiêu thụ các thực phẩm công nghiệp giàu estrogen cũng có thể gia tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, ăn ngọt nhiều, dinh dưỡng quá mức đều có thể dẫn tới hội chứng buồng trứng đa nang, suy dinh dưỡng do ăn kiêng cũng dễ làm suy giảm nội tiết tố. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ NỮ Một khi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ bị rối loạn thì sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, thẩm mỹ. Triệu chứng cho thấy cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố rõ nhất chính là: Giảm ham muốn tình dục Ham muốn tình dục, cảm giác khoái cảm khi quan hệ nữ giới do hormon estrogen và progesteron mang lại. Do đó khi hàm lượng các loại hormon này bị thay đổi sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn tình dục và khó đạt được khoái cảm. Tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ khác thường gặp. Nhưng phần lớn các chị em thường chủ quan với những dấu hiệu của bệnh. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh rối loạn nội tiết tố rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa khác. Bởi thế, mà khó phát hiện ra bệnh sớm. Vì lý do này mà không ít chị em phải gánh những tác hại nghiêm trọng do bệnh gây ra. Dễ mắc các bệnh phụ khoa Rối loạn nội tiết tố nữ khiến cho cơ chế sản sinh nội tiết tố nữ bị gián đoạn, trục trặc. Chính vì thế mà thành âm đạo không thể tiết dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm cho âm đạo, khiến môi trường axit của âm đạo bị ảnh hưởng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và dễ dàng bị tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Chị em dễ dàng bị mắc các bệnh viêm phần phụ, viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tâm lý bất thường Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, buồn chán và lo lắng. Sự căng thẳng tâm lý, stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân có thể do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị mất cân bằng. Nguyên nhân bởi hàm lượng estrogen trong cơ thể quyết định quá trình sản sinh serotonin - một loại cảm xúc, trạng thái tâm lý, tinh thần của nữ giới. Chu kỳ kinh nguyệt khác thường Nếu chu kỳ kinh nguyệt đang đều đặn mà có bất kỳ sự bất thường nào thì nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố nữ là rất cao. Một số dấu hiệu khác là kỳ kinh thường kéo dài ra hoặc thu ngắn lại. Lượng máu ra quá nhiều hoặc quá ít, màu đen và bị vón cục. Rối loạn nội tiết tố khiến cho buồng trứng, tử cung hoặc bị rối loạn theo. Bởi thế mà chu kỳ kinh nguyệt không đều. Huyết áp bất thường  Nguyên nhân là do lượng natri trong cơ thể dư thừa sẽ làm tăng tình trạng trữ nước. Từ đó, dẫn đến tăng huyết áp trong khi tỷ lệ giữa natri và nước trong cơ thể của bạn ổn định là do sự cân bằng hormon aldosteronenên khi cơ thể mất cân bằng hormon aldosterone thì cơ thể sẽ bị cao huyết áp. Ảnh hưởng tới nhan sắc của nữ giới Nội tiết tố nữ ảnh hưởng trực tiếp tới nhan sắc của phái đẹp. Khi nội tiết tố ổn định sẽ duy trì độ đàn hồi, độ ẩm của da, điều tiết bã nhờn… Khi nội tiết tố có vấn đề thì da sẽ khô, nhăn nheo, tóc dễ bị gãy rụng, tăng cân, tích mỡ ngay cả khi đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Cân nặng thay đổi Việc tăng cân mất kiểm soát sẽ xuất hiện, ngay cả khi đang ăn chế độ ăn uống không thay đổi hoặc giảm khẩu phần ăn. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ việc mất cân bằng hormon trong cơ thể. Sự không ổn định này có thể dẫn tới cơ thể tích trữ mỡ thừa và làm suy giảm sự linh hoạt của các khối cơ, dẫn đến việc làm tăng cân bất thường. CẢI THIỆN NỘI TIẾT TỐ NỮ Ở độ tuổi trung niên cần thực hiện chế độ ăn và sinh hoạt khoa học để có thể cải thiện rối loạn nội tiết tố, cụ thể là: Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cân bằng sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm cần thiết như đậu nành, cà rốt, khoai tây, rau diếp, bông cải xanh… Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu cải, dầu lạc, quả bơ… Bổ sung các axit béo trong cơ thể một cách hợp lý như Omega 3, Omega 6 bằng cách tìm kiếm các thực phẩm từ cá thu, cá hồi, dầu bắp, đậu nành… Bổ sung đủ nước mỗi ngày, lượng nước cần thiết cho người khỏe mạnh là từ 1,5-2l nước lọc, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép rau quả tươi.  Tập thể dục mỗi ngày, đây là cách giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, giảm viêm, giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ và điều hòa chuyển hóa trong cơ thể. Tuy nhiên không nên tập thể dục quá sức.  Ngủ đủ giấc và giảm stress cũng là một yếu tố giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, mỗi đêm cần ngủ đủ từ 7-8 giờ.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: