CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

5 RỦI RO TIỀM ẨN KHI DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG CHO TRẺ
05

Th 12

5 RỦI RO TIỀM ẨN KHI DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG CHO TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Mặc dù thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp có thể không cần thiết, thậm chí không an toàn khi sử dụng cho bé. Sau đây là 5 điều cha mẹ nên biết trước khi muốn sử dụng thực phẩm bổ sung cho bé. 1.CÓ CẦN CHO TRẺ DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG? Thực phẩm bổ sung là thực phẩm có chức năng đặc biệt dành cho sức khỏe hoặc nhằm mục đích bổ sung vitamin, khoáng chất phù hợp với một số nhóm người cụ thể, không nhằm mục đích chữa bệnh.  Theo quan điểm khoa học, chỉ cần trẻ ăn đủ 3 bữa/ ngày một cách cân bằng và hợp lý thì không cần bổ sung thêm chế độ ăn uống. Tuy nhiên, khi trẻ kém ăn hoặc suy dinh dưỡng do chế độ ăn uống không hợp lý, trong thời gian bị bệnh thì có thể theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung theo chế độ ăn khoa học, hợp lý theo tình trạng thực tế của trẻ. 2.NGUY CƠ TIỀM ẨN KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG CHO TRẺ Trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung cho trẻ, cha mẹ cần nhận thức những rủi ro sau: Thực phẩm bổ sung không được quản lý như thuốc Thực phẩm bổ sung không được các cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm quản lý theo cách mà thuốc được quản lý. Các quy định về cách sản xuất thực phẩm bổ sung thường ít nghiêm ngặt hơn so với các quy định đối với thuốc. Điều này có nghĩa là tính an toàn và hiệu quả của chúng có thể chưa được kiểm nghiệm đầy đủ, đặc biệt là ở trẻ em, vì rất ít thử nghiệm  được thực hiện ở nhóm này.  Nhiều chất bổ sung được dãn nhán sai Một số sản phẩm cũng được chứa các thành phần không được đề cập hoặc nhiều hơn số lượng đã nêu trên nhãn thông tin. Ví dụ, thực phẩm bổ sung có thể chứa các chất không có trong danh sách thành phần, có thể nhiễm một chất bị cấm trong quá trình sản xuất… Nguy cơ quá liều Một trong những rủi ro phổ biến nhất khi sử dụng thực phẩm bổ sung là trẻ uống quá nhiều vitamin và thực tế, nhiều loại thực phẩm của trẻ thường chứa các vitamin. Ví dụ, ngũ cốc ăn sáng được tăng cường để giàu khoáng chất và chất dinh dưỡng. Trẻ ăn những thực phẩm này và sử dụng thực phẩm bổ sung sẽ có nguy cơ hấp thụ nhiều vitamin, có thể gây độc và cản trở quá trình trao đổi chất, hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Tương tác thuốc gây nguy hiểm Nếu con bạn đang dùng thuốc để điều trị bệnh, một loại thực phẩm bổ sung có thể tương tác với thuốc, gây ra tác dụng phụ. Ví dụ, nhiều người bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ đang phải sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, nhất là các kháng sinh thuộc nhóm betalactam thì không nên dùng đồng thời với vitamin C, làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ, nếu sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào. Thực phẩm bổ sung không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh Các nhấn mạnh rằng thực phẩm bổ sung dù tốt đến đâu cũng không thể thay thế được chế độ ăn uống. Ăn uống là nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt nhất. Sẽ hợp lý và khoa học nếu bổ sung đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên, nên phải chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ trong ngày. Xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống không kén chọn, duy trì chế độ ăn uống đa dạng, toàn diện và cân bằng. Tăng cường ăn uống hợp lý, rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, cá trứng, và các thực phẩm khác, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối, đường. Đây là cách chăm sóc sức khỏe trẻ em một cách khoa học và tự nhiên nhất. Nếu trẻ cần phải bổ sung bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.  

5 NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ THIẾU HỤT VITAMIN B12
05

Th 12

5 NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ THIẾU HỤT VITAMIN B12

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò trong việc tạo máu và duy trì chức năng thần kinh bình thường. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, mất ngủ… Vậy những ai dễ bị thiếu hụt dưỡng chất này? 1.TÁC DỤNG CỦA VITAMIN B12 Vitamin B12 (một trong những vitamin nhóm B), cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu và duy trì chức năng thần kinh bình thường. Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm động vật như thịt, hải sản, hiếm khi được tìm thấy trong thực phẩm thực vật.  Thông thường chế độ ăn uống cân bằng có thể cung cấp đủ vitamin B12 cho cơ thể. Tuy nhiên một số nhóm cụ thể có xu hướng không được cung cấp đủ lượng vitamin B12, cần được bổ sung. Các triệu chứng thiếu vitamin B12 bao gồm da xấu, dễ mệt mỏi, giảm khả năng tập trung. Do đó khi có triệu chứng thiếu vitamin B12 cần được tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đánh giá, thực hiện các biện pháp như uống thuốc bổ sung. 2.AI DỄ BỊ THIẾU HỤT VITAMIN B12? Nói chung, tình trạng thiếu vitamin B12 không phổ biến, nhưng thiếu vitamin B12 có thể khiến gây ra nhiều tác động tiêu cực cho cơ thể, bao gồm thiếu máu, bệnh lý thần kinh ngoại biên, xơ cứng động mạch… Dưới đây là những nhóm có nguy cơ dễ thiếu vitamin B12: -Những người ăn ít sản phẩm động vật: Những người tiêu thụ thực phẩm động vật thấp như người ăn chay và thuần chay có nhiều khả năng bị thiếu vitamin B12. Vitamin B12 chỉ có trong sản phẩm động vật và gần như không có trong sản phẩm thực vật. -Những người thường xuyên dùng thuốc giảm tiết acid dịch vị dạ dày: Sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Ngoài ra, những người đã cắt bỏ dạ dày do bệnh tật cũng dễ bị thiếu hụt vitamin B12. Nếu bạn lo lắng về sự thiếu hụt này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. -Người lớn tuổi: dễ bị thiếu hụt vitamin B12 hơn người trẻ tuổi. Điều này là do vitamin B12 dự trữ trong cơ thể giảm đi khi chúng ta già và lượng acid dạ dày tiết ra cũng làm giảm hấp thụ vitamin B12. -Người uống rượu/ có thói quen uống rượu: Rượu sẽ cản trở quá trình trao đổi chất và hấp thu vitamin B12. Quá trình chuyển hóa rượu cũng cần có sự hỗ trợ của phức hợp nhóm vitamin B. Vì vậy, nên uống nhiều rượu, chế độ ăn uống hằng ngày không cân bằng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 có thể tăng cao. -Người sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày: thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin B12. Những người điều trị bằng thuốc kháng sinh lâu dài cũng có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B12.  

THIẾU VITAMIN E GÂY BỆNH GÌ, BIỂU HIỆN RA SAO?
05

Th 12

THIẾU VITAMIN E GÂY BỆNH GÌ, BIỂU HIỆN RA SAO?

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều người chỉ biết vitamin E có vai trò làm đẹp da, chống lão hóa. Thế nhưng, loại vitamin này còn là thành phần vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Vì vậy, thiếu hụt vitamin E có ảnh hưởng gì tới sức khỏe, triệu chứng thiếu vitamin E là gì? NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU VITAMIN E Những người có chế độ ăn bình thường sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin E của cơ thể mà không cần phải sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin E. Tuy nhiên, trường hợp có chế độ ăn không thích hợp hoặc mắc một số bệnh liên quan đến hấp thu và chuyển hóa vitamin E sẽ dẫn đến thiếu vitamin E. Có thể nói đến những nguyên nhân thiếu hụt vitamin E: Do chế độ ăn: Khi chúng ta không ăn những thực phẩm giàu vitamin E cho cơ thể, lâu dần cơ thể sẽ thiếu hụt vitamin E. Vì thế hãy chú ý cân bằng khẩu phần hằng ngày và bổ sung thường xuyên những thực phẩm giàu vitamin E. Trẻ sinh thiếu tháng: trẻ sinh non thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có cả vấn đề hấp thu và chuyển hóa vitamin E. Do bệnh lý: các bệnh lý xơ nang tuyến tụy, teo ống dẫn mật cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin E. Các bệnh lý có liên quan đến hấp thu và chuyển hóa chất béo, vì thế mà gián tiếp ảnh hưởng đến hấp thu vitamin E. THIẾU VITAMIN E GÂY BỆNH GÌ? Thiếu vitamin E có thể gây rối loạn các hoạt động của cơ thể như: cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm, suy giảm thị lực… Có thể kể đến một số dấu hiệu thiếu vitamin E với tình trạng cơ thể như sau: Cơ bắp suy yếu: khi thiếu vitamin E sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng cơ bắp suy yếu, và đau nhức các khớp xương hay cơ bắp gặp phải khi cơ thể không đáp ứng đủ lượng vitamin E cần thiết. Bởi vitamin E là một trong những thành tố quan trọng góp phần bảo vệ màng sinh chất không bị rách, đồng thời hình thành và duy trì độ bền của các sợi cơ.  Suy giảm thị lực: Thiếu hụt vitamin E có thể khiến võng mạc bị thoái hóa nhanh, suy yếu võng mạc, dẫn đến mờ mắt, quáng gà, suy giảm thị lực. Thiếu máu: Giảm số lượng hồng cầu trong máu do sự phân hủy bất thường của hồng cầu sẽ gây nên bệnh thiếu máu tán huyết. Rối loạn thần kinh: thiếu hụt vitamin E làm tăng thoái hóa và tổn thương các tế bào thần kinh, đặc biệt ở bàn tay, bàn chân. Điều này ảnh hưởng đến phản xạ cơ thể, mất thăng bằng, vận động thiếu phối hợp. Gây sảy thai: Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin E sẽ có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi những sản phụ được bổ sung đầy đủ vitamin này. Chính vì thế bổ sung vitamin E ở phụ nữ là một việc quan trọng và cần được lưu ý. CHẾ ĐỘ ĂN BỔ SUNG VITAMIN E HIỆU QUẢ CHO CƠ THỂ Chúng ta có thể bổ sung vitamin E theo nhiều cách khác nhau, trong đó có việc sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E. Có rất nhiều thực phẩm giàu vitamin E bạn nên bổ sung hằng ngày như: các loại rau củ quả (củ cải, rau chân vịt, bông cải xanh, khoai môn, cà chua), trái cây (kiwi, đu đủ, xoài), các loại hạt nảy mầm, giá đỗ… Ngoài ra các nguồn thực phẩm chính cung cấp nhiều vitamin E bao gồm các loại hạt và dầu thực vật.  Ăn thực phẩm giàu vitamin E là một cách để tăng lượng tiêu thụ vitamin E. Các loại thực phẩm thông thường được bổ sung vitamin E phổ biến là bánh mì và ngũ cốc ăn sáng.  

9 CÁCH ĐỂ ĂN NHIỀU LỢI KHUẨN HƠN MỖI NGÀY
04

Th 12

9 CÁCH ĐỂ ĂN NHIỀU LỢI KHUẨN HƠN MỖI NGÀY

  • admin
  • 0 bình luận

Bạn có biết các lợi khuẩn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột và sức khỏe tổng thể? Tham khảo bài viết sau đây về cách làm thế nào để cung cấp các lợi khuẩn dễ dàng. 1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỢI KHUẨN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE Probiotic là những vi khuẩn và men sống vừa tốt cho sức khỏe, vừa hữu ích cho hệ tiêu hóa. Probiotics còn được gọi là lợi khuẩn hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh và có thể giúp hỗ trợ điều trị một số vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón và hội chứng ruột kích thích (IBS). Các lợi khuẩn này thậm chí có thể cải thiện chức năng miễn dịch: Một nghiên cứu cho thấy những người bị cảm lạnh thông thường, uống thức uống chứa men vi sinh sẽ làm giảm đáng kể các nhiễm trùng đường hô hấp trên và các triệu chứng giống cúm hơn so với những người không dùng men vi sinh. Thực phẩm lên men là một nguồn bổ dưỡng và giàu probiotics, cung cấp các vi khuẩn tốt cho đường ruột và hệ miễn dịch con người. Hệ vi sinh đường ruột cân bằng sẽ đóng góp đến 80% cho hệ miễn dịch của cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột là hàng rào bảo vệ sức khỏe của con người, tăng cường miễn dịch, giúp chống lại bệnh tật. Khi hệ miễn dịch suy giảm, con người dễ nhiễm bệnh, hay bị ốm hơn. Quá trình lên men sử dụng các vi sinh vật, như vi khuẩn và nấm men, để bảo quản thực phẩm. Những vi sinh vật có lợi này ăn đường và hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Quá trình lên men thực phẩm sẽ tạo ra nhiều vi khuẩn và nấm men có lợi cho sức khỏe đường ruột. Các loại rau lên men như dưa cải hoặc hành tím ngâm chua chứa nhiều lợi khuẩn và enzyme tiêu hóa tốt. 2.CHÍN LOẠI THỰC PHẨM LÊN ĂN THƯỜNG XUYÊN ĐỂ CUNG CẤP LỢI KHUẨN CHO ĐƯỜNG RUỘT KHỎE MẠNH Thực phẩm lên men là nguồn cung cấp vi khuẩn có lợi. Vì vậy, khi bạn ăn thực phẩm lên men, bạn đang làm nhiều hơn để bảo vệ quần thể vi khuẩn tốt trong cơ thể. Dưới đây là 9 cách đơn giản được chuyên gia dinh dưỡng đăng ký để gợi ý bạn dễ dàng thêm thực phẩm chứa lợi khuẩn vào chế độ ăn hằng ngày: Bắt đầu ngày mới với 1 ly parfait Để tăng mức tiêu thụ lợi khuẩn, bạn chỉ cần thêm một bát sữa chua ăn sáng với granola và một số quả mọng giàu chất oxy hóa, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết. Tự chuẩn bị món parfait sữa chua là gợi ý bữa sáng ngon, tiện lợi, giàu dinh dưỡng. Hãy bắt đầu với sữa chua Hy Lạp yêu thích, thêm 2 thìa granola hữu cơ, sau đó phủ lên trên bằng quả mọng hữu cơ đông lạnh. Đặt nó vào tủ lạnh khi bạn thức dậy, quả mọng sẽ được rã đông hoàn hảo. Nếu bạn thích granola giòn, hãy bảo quản nó trong 1 hộp riêng và thêm trước khi ăn. Biến sữa chua thành món ăn chính trong nhà bếp Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sữa chua nguyên chất với các vi khuẩn hoạt động cũng có thể biến đổi từ thức ăn sáng thành nguyên liệu chính trong nước xốt salad, nước chấm và nước xốt lạnh. Bạn nên lưu ý bất cứ công thức nào làm nóng nước sữa chua sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi. Vì vậy, hãy tuân thủ các công thức không cần nấu nướng để thu được nhiều lợi ích nhất cho đường ruột. Thêm món dưa muối trên bàn ăn Dưa muối chứa nhiều các lợi khuẩn probiotic rất tốt cho sức khỏe. Khi các loại rau và trái cây lên men, vi khuẩn có lợi giúp phá vỡ các cellulose khó tiêu hóa trong thực phẩm, cũng như một số các đường tự nhiên. Những lợi khuẩn giúp giữ cho thực phẩm lên men ít có khả năng bị hư hỏng, và làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột khi bạn ăn. Bạn có thể mua hoặc tự làm món dưa bắp cải truyền thống hoặc thay thế bằng các loại rau khác để mang lại nhiều hương vị cho bữa ăn. Củ cải lên men, bắp cải, dưa chuột, đậu bắp và đậu que đều có thể làm món muối chua thay đổi khẩu vị. Chúng cũng có thể được ăn như một món ăn nhẹ, hoặc thêm vào món salad. Thêm Kefir giàu lợi khuẩn vào sinh tố của bạn Kefir là một loại thức uống sữa lên men có vẻ ngoài trông giống sữa chua loãng. Nó được làm bằng sữa bò hoặc không sữa, men và vi khuẩn lành mạnh. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Kefir, một loại thức uống từ sữa nuôi cấy có vị chua và ngậy, chứa nhiều loại men vi sinh có lợi và vi khuẩn sống. Nên chọn Kefir nguyên chất vì các loại có hương vị thường chứa thêm đường. Thưởng thức Kombucha mỗi ngày Kombucha là một loại thức uống lên men giàu lợi khuẩn được làm từ trà, đường (hầu hết được sử dụng trong quá trình lên men), vi khuẩn và men làm cho nó trở thành một loại thực phẩm thay thế thuần chay tuyệt vời cho các sản phẩm sữa giàu lợi khuẩn khác, chẳng hạn như kefir hoặc sữa chua. Thử nghiệm với kim chi Kim chi là món ăn cay có xuất xứ từ Hàn Quốc, chứa nhiều vi khuẩn lành mạnh có tên là lactobacilli, giúp tăng cường lợi khuẩn. Theo truyền thống được phục vụ như một món ăn phụ hằng ngày trong các bữa ăn của người Hàn Quốc, kim chi là một món ăn tuyệt vời cho các món ăn châu Á như cơm, đồ xào, thịt nướng. Hãy thử tempeh Để có một món ăn ngon thay thế cho thịt, hãy tìm kiếm các công thức nấu ăn kết hợp tempeh - một chế phẩm từ đậu nành lên men giàu lợi khuẩn. Tempeh cũng là một protein, chất xơ và chất chống oxy hóa thuần chay lành mạnh. Đưa súp miso vào thực đơn của bạn Súp miso rất dễ nấu với nước nóng và tương miso, đồng thời bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn cho bất kỳ bữa ăn nào. Ở Nhật Bản, nó có thể được phục vụ vào bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Miso là đậu nành lên men có chứa vi khuẩn tốt cho sức khỏe. Lưu ý, nhiệt độ cao có thể giết chết men vi sinh, loại bỏ khả năng tăng cường sức khỏe của chúng do đó nên thêm miso ngay trước khi nhiệt độ quá nóng để bảo tồn càng nhiều vi sinh vật có lợi càng tốt. Đừng quên thực phẩm giàu prebiotic Prebiotic là nguồn thức ăn cho probiotic (vi sinh vật sống hữu ích trong đường ruột vật chủ). Prebiotic được tìm thấy trong một số trái cây, rau và các loại thực phẩm khác giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: