CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

04

Th 02

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI

  • admin
  • 0 bình luận

Viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi bị nhiễm trùng (sưng) bao gồm viêm phế nang (túi khí nhỏ), túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe khẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng do vi khuẩn, virus, nấm gây nên. Khi các phế nang, đường dẫn khí chứa nhiều dịch nhầy hoặc mủ, xuất tiết dịch đường hô hấp trên gây ho đờm, sốt ớn lạnh, khó thở. Viêm phổi có thể xuất hiện ở một vùng hoặc vài vùng (viêm phổi thùy hoặc “đa thùy”), nguy hiểm hơn là viêm toàn bộ phổi.

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới, chiếm tổng số 14% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong, trong đó có đến 20-45% ca nhiễm phổi gây ra là do phế cầu khuẩn. Ước tính mỗi năm, một trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp từ 5-8 lần. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), ước tính hằng năm có khoảng 150 triệu đợt xảy ra ở trẻ em các nước đang phát triển, với khoảng 11 triệu trẻ nhập viện.

Dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị, nhưng viêm phổi vẫn gây gánh nặng kinh tế và khủng khiếp đối với trẻ em và người lớn, đặc biệt khi dịch CoVid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp. Theo số liệu của UNICEF và WHO, viêm phổi đã giết chết 2 triệu trẻ em mỗi năm, nhiều hơn tử vong của AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Ước tính mỗi ngày có khoảng 4.300 trẻ em tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới, nghĩa là cứ 20 giây lại có 1 trẻ em tử vong do viêm phổi trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, hằng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc và hơn 4.000 lượt trẻ chết vì viêm phổi, do vậy nước ta được xem là một trong 15 quốc gia đối diện với hiểm họa do bệnh viêm phổi nhiều nhất thế giới.

Trong bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ cho các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này và cách phòng tránh bảo vệ sức khỏe!

1.CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH VIÊM PHỔI

Các biểu hiện bệnh viêm phổi khác nhau từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào các yếu tố như loại vi trùng gây viêm phổi, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ thường tương tự như cảm lạnh hoặc cảm cúm, nhưng chúng kéo dài hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi có thể bao gồm:

  • Đau ngực khi bạn thở hoặc ho
  • Ho, ho có đờm
  • Mệt mỏi
  • Sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh
  • Ở người già hoặc người suy giảm miễn dịch có thể không sốt
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Khó thở
  • Người già có thể lú lẫn

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo viêm phổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể có dấu hiệu như:

  • Nôn mửa
  • Sốt cao, co giật
  • Ho
  • Trẻ bứt rứt, mệt mỏi
  • Trẻ khó thở, bỏ bú, bỏ ăn
  • Tím tái, li bì, rút lõm lồng ngực

2.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM PHỔI

VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN

Vi khuẩn là nguyên nhân hầu hết của các trường hợp viêm phổi cộng đồng ở người trưởng thành. Viêm phổi do vi khuẩn thường lây truyền qua đường giọt bắn (khi người khỏe mạnh hít, nuốt phải các giọt chứa đầy vi khuẩn sau khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi). Những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý nền mãn tính sẽ dễ bị viêm phổi hơn so với người bình thường.

VIÊM PHỔI DO NHIỄM VIRUS

Hiện nay, viêm phổi do virus nguy hiểm nhất là virus SARS-CoV-2. Tính đến ngày 4/9/2021, bệnh viêm phổi do virus SARS-CoV-2 đã tấn công toàn cầu, lây nhiễm cho 220 triệu người, trong đó có trên 4.56 triệu người tử vong. Ngoài ra viêm phổi có thể do nhiều loại virus khác gây cảm lạnh, cúm.

VIÊM PHỔI DO NẤM

Loại viêm phổi này do hít phải các bào tử của nấm, hay gặp ở những người có vấn đề sức khỏe mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu. Viêm phổi do nấm phát triển rất nhanh, các bào tử nấm khi hít phải bám vào phổi. Người hút thuốc lá, sinh sống ở môi trường bụi bẩn, ẩm mốc, dễ mắc bệnh viêm phổi do nấm. 

VIÊM PHỔI DO HÓA CHẤT

Viêm phổi do hóa chất hay còn gọi là viêm phổi hít. Đây là bệnh viêm phổi rất ít gặp, nhưng mức độ nguy hiểm cao. Viêm phổi do hóa chất xảy ra với nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nặng của tình trạng sẽ phụ thuộc vào: loại hóa chất, thời gian phơi nhiễm, thể trạng người bệnh, các biện pháp sơ cứu đã thực hiện,... Ngoài ra các hóa chất gây viêm phổi còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác.

VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN

Là viêm phổi xảy ra sau 48h nhập viện mà trước đó người bệnh không có các triệu chứng của viêm phổi. Viêm phổi bệnh viện thường do những vi khuẩn gây ra là P.aeruginosa, Acinetobacter spp, Enterobacteriacae, Haemophillus spp, S. aureus, Streptococcus spp.

VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG

Viêm phổi cộng đồng là cách chỉ tất cả các loại viêm phổi mà không phải là viêm phổi bệnh viện. Nguyên nhân gây ra viêm phổi cộng đồng rất đa dạng, thông thường nhất là viêm phổi do vi khuẩn, virus.

3.NHỮNG CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI HIỆU QUẢ

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng tiến triển của bệnh để đề xuất thuốc trị viêm phổi phù hợp với mỗi người bệnh, bao gồm:

  • Cách trị viêm phổi do vi khuẩn hiệu quả nhất là sử dụng kháng sinh.

Đối với trường hợp virus gây bệnh, kháng sinh không phải là lựa chọn lý tưởng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng virus và khuyến khích người bệnh chú trọng nghỉ ngơi, đồng thời lưu ý uống nhiều nước nhằm làm loãng đờm và chất nhầy trong cơ thể.

  • Viêm phổi do nấm có thể điều trị tận gốc bằng thuốc chống nấm.

Aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol có thể được chỉ định nhằm kiểm soát tốt triệu chứng viêm phổi, giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần nhập viện và cải thiện khả năng hô hấp với máy thở.

CÁCH TRỊ VIÊM PHỔI TẠI NHÀ

  • Điều trị ho

Súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhầy trong cổ họng và giảm kích ứng cổ họng.

Uống trà bạc hà ấm nóng để giảm bớt kích ứng cổ họng và đẩy chất nhầy ra ngoài. Bạc hà đã được chứng minh có tác dụng thông mũi, giảm đau và chống viêm.

  • Điều trị sốt

Cách trị sốt do viêm phổi tại nhà là dùng các thuốc không kê đơn, như paracetamol.

Chườm ấm để làm mát cơ thể từ bên ngoài vào bên trong, không nên chườm lạnh vì có thể khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây ớn lạnh.

  • Điều trị ớn lạnh do viêm phổi

Uống nước ấm để làm ấm và cung cấp nước cho cơ thể.

Ăn một bát súp ấm vừa giúp làm ấm, cung cấp nước cho cơ thể vừa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp người bệnh mau phục hồi.

  • Điều trị khó thở do viêm phổi

Hãy uống một tách cà phê để giúp giảm khó thở vì cà phê giúp làm giãn đường thở, do đó không khí lưu thông dễ dàng hơn. Tác dụng của cà phê có thể kéo dài đến 4 tiếng.

  • Điều trị đau ngực

Uống một tách trà gừng để giúp làm giảm cơn đau hiệu quả.

4.CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM PHỔI

Tiêm chủng là phương pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi tốt nhất, đặc biệt là loại viêm phổi do virus gây nên. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến khích mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thói quen giữ vệ sinh mạnh mẽ và tăng cường hệ miễn dịch nhằm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi. Bên cạnh đó bạn còn cần:

  • Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá
  • Tập thói quen rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc từ ngoài trở về nhà. Nếu có thể, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Hoạt động làm việc với cường độ vừa phải, chú trọng việc nghỉ ngơi.
  • Xây dựng và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại rau củ và protein nạc.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi

  • Mặt khác, nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, hãy giữ chúng tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc cúm. Điều này có thể giúp làm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi ở trẻ.
  • Bên cạnh đó, khi bé có dấu hiệu ho hoặc hắt hơi, đừng quên hướng dẫn bé dùng khuỷu tay che miệng để hạn chế vi trùng lây sang người khác nhé. Đồng thời giữ mũi của trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo cũng là điều cần thiết.
  • Trong trường hợp bạn đang cảm lạnh, để ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng thành viêm phổi, hãy chủ động thực hiện các bước phòng ngừa như sau: 
  • Hỗ trợ cơ thể tự chữa lành thương tổn và bình phục bằng cách nghỉ ngơi nhiều và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là vitamin C và kẽm với khả năng tăng cường miễn dịch.
  • Uống nhiều nước.
  • Sử dụng máy tạo ẩm nếu cần thiết.

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có cách nhìn cụ thể hơn về bệnh viêm phổi và có cách phòng ngừa cho riêng mình.

Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất và hữu ích về Y Dược nhé!

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: