Trẻ em có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoạt động tốt nên nguy cơ mắc bệnh rất cao, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng. Hầu hết các trường hợp viêm họng cấp ở trẻ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp các biến chứng nặng như: viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm cầu thận cấp…
Bài viết dưới đây Hadu muốn chia sẻ cho các cha mẹ thông tin cụ thể hơn về căn bệnh viêm họng cấp này.
Viêm họng cấp ở trẻ
I.VIÊM HỌNG CẤP Ở TRẺ EM LÀ GÌ?
Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý viêm đường hô hấp trên khá phổ biến. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức niêm mạc phía sau cổ họng gây ra cảm giác đau, ngứa ngáy và nóng rát ở cổ họng. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
Tuy nhiên các bậc phụ huynh không nên chủ quan vì nếu viêm họng cấp ở trẻ em không được điều trị sớm, các triệu chứng dần tiến triển nặng hơn có thể dẫn đến viêm họng mãn tính và một số biến chứng nặng nề khác. Do đó khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện và tiến hành thăm khám và điều trị hợp lý.
II.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM HỌNG CẤP
Viêm họng cấp có thể là do nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Nhưng hầu hết các trường hợp là do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn). Trong đó đa phần các trường hợp đều do virus gây ra:
Nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ
1.Viêm họng do virus
Thường gặp các loại virus sau:
- Adenovirus: là tác nhân phổ biến nhất trong nhóm virus gây viêm họng. Thường gây sưng hạch cổ, họng đau nhưng không đỏ.
- Các virus cúm: các triệu chứng thường gặp có thể là sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân.
- Epstein-Barr virus: có thể gây sưng hạch, viêm amidan mủ.
- Herpes simplex virus: rhinovirus, coronavirus, virus hợp bào đường hô hấp và các virus á cúm.
2.Viêm họng do vi khuẩn
- Liên cầu khuẩn (Streptococcus): liên cầu nhóm A là nhóm vi khuẩn thường gặp nhất. Chúng thường gây viêm amidan mủ, sốt cao, hạch sưng to. Có thể có các biến chứng nguy hiểm như thấp tim, gây ra các bệnh van tim do thấp về sau này.
- Bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae): gặp ở trẻ em là nhóm vi khuẩn phổ biến trong quá khứ, gây viêm họng rất nguy hiểm vì có thể tạo ra các giả mạc trắng làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp cho trẻ. Trong một thời gian dài bệnh bạch hầu đã bị đẩy lùi nhưng gần đây có xu hướng tăng lên vì không được tiêm phòng vacxin đầy đủ.
- Các nhóm vi khuẩn ít gặp khác: Chlamydia, lậu cầu…
3.Viêm họng do các nguyên nhân không nhiễm trùng
Các tác nhân hóa học (hút thuốc lá, uống rượu…), ô nhiễm không khí, khói bụi, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản,...
III.BIỂU HIỆN VIÊM HỌNG CẤP Ở TRẺ
Khi mắc bệnh viêm họng cấp, trẻ sẽ có các dấu hiệu như sau:
- Hắt hơi, sổ mũi, nặng đầu, nghẹt mũi, cơ thể mệt mỏi: Đây là các dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi trẻ bị viêm họng cấp. Tuy nhiên các triệu chứng này thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp. Do đó, ba mẹ cần lưu ý quan sát các triệu chứng đi kèm và chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Ho, đau họng: khi mới khởi phát trẻ có cảm giác nóng, khô cổ họng, trong tình trạng khát nước. Sau đó cảm giác đau rát khi ăn hoặc khi đói, cơn đau có thể lan đến tai khi nuốt. Điều này sẽ khiến người bệnh ho khan nhiều hơn và có đờm. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể khiến bé bị mất tiếng.
- Có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39-40 độ C: trẻ khi bị viêm họng cấp thường có các biểu hiện như ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi cơ thể, cổ họng bị sưng… Tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống của trẻ, trẻ bị đau khi nuốt. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị nôn mửa, đi đại tiện ra phân lỏng.
- Bị nghẹt mũi thường xuyên thở bằng đường miệng: tình trạng nghẹt mũi khiến bé phải thở bằng đường miệng. Lúc này không khí vẫn chưa được thanh lọc, làm ẩm mà trực tiếp đi xuống cổ họng,
- Bị sưng và đau hạch cổ: một số trường hợp trẻ bị viêm họng sẽ xuất hiện vùng hạch ở cổ. Tuy nhiên, ba mẹ không cần phải lo lắng quá vì đây là hiện tượng cho thấy niêm mạc họng hầu có màu đỏ, thành ở cổ sau có dấu hiệu bị sưng, xuất tiết. Lúc này hai bên amidan cũng bị sưng hoặc xuất hiện hốc, trường hợp bệnh nghiêm trọng trên bề mặt có chứa mủ hoặc bao bọc bởi lớp bựa trắng.
- Đối với người bệnh còn bị xuất huyết ở thành sau họng nếu bệnh lý là hệ quả của virus xâm nhập hoặc viêm màng kết hợp, viêm mũi xuất tiết do virus APC.
Triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ
IV.CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM HỌNG CẤP
1.Điều trị viêm họng do virus
Chủ yếu điều trị triệu chứng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không cần dùng kháng sinh. Các thuốc có thể dùng:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol, ibuprofen.
- Thuốc sát khuẩn họng tại chỗ: tython ricin, các viên ngậm thảo dược.
2.ĐIều trị viêm họng do vi khuẩn
Ngoài các thuốc điều trị triệu chứng, cần điều trị thêm các thuốc kháng sinh như: cephalosporin thế hệ 1, 2, nhóm penicillin, nhóm betalactam.
Viêm họng ở người lớn thường chỉ gây khó chịu chứ ít khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên viêm họng ở trẻ em có thể gây những vấn đề phức tạp thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là trong những trường hợp đặc biệt như viêm họng do vi khuẩn bạch hầu.
Cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu sau:
- Suy hô hấp: biểu hiện khó thở, tím tái, thở gấp, co kéo các cơ hô hấp.
- Sốt kéo dài.
- Ho ra máu.
V.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM HỌNG CẤP
- Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Tránh tiếp xúc quá gần người bệnh, mang khẩu trang y tế dự phòng lây nhiễm
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
- Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh
- Tránh hút thuốc
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm
Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm họng cấp nguy hiểm này.
Đừng quên theo dõi Website của Hadu để cập nhật những thông tin hữu ích và mới nhất về Y Dược nhé!