CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

10

Th 11

NGUYÊN NHÂN DẤU HIỆU ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM VÀ CÁCH CHĂM SÓC

NGUYÊN NHÂN DẤU HIỆU ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM VÀ CÁCH CHĂM SÓC

  • admin
  • 0 bình luận

Hiện nay, dịch đau mắt đỏ đang bùng phát khiến ai cũng có nguy cơ mắc phải, kể cả trẻ em. Vậy nguyên nhân gây nên căn bệnh này từ đâu? Dấu hiệu gì và làm sao để chăm sóc trẻ không may mắc phải? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Hadu nhé!

1.NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ

Đau mắt đỏ hay còn được biết đến với cái tên là viêm kết mạc, đây là thuật ngữ chỉ hiện tượng tổn thương lớp màng mỏng ở mắt dẫn đến tình trạng xung huyết, mắt đỏ ngầu. Hiện tượng này xảy ra là do virus adeno xâm nhập.

Bên cạnh đó đau mắt đỏ còn có thể đến từ yếu tố do nơi ở vệ sinh kém, ô nhiễm môi trường… Các nguyên nhân này thường gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em và khiến tình trạng bệnh kéo dài, lâu khỏi. Đau mắt đỏ là bệnh có khả năng lây lan cao và nhanh chóng nên rất dễ bùng thành dịch.

Trẻ em có thể lây bệnh đau mắt đỏ khi:

  • Tiếp xúc với bệnh nhân mắc đau mắt đỏ.
  • Có thói quen dụi mắt.
  • Vô tình chạm tay hay sử dụng chung các đồ vật của bệnh nhân đau mắt đỏ.
  • Sử dụng cùng nguồn nước với bệnh nhân đau mắt đỏ.

2.DẤU HIỆU TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ

  • Mắt đổ ghèn làm dính mi sau khi ngủ dậy.
  • Trẻ thường cảm thấy cộm, ngứa, nóng và đau trong mắt.
  • Ghèn có thể đặc hoặc lỏng, có màu xanh nhạt, vàng nhạt hoặc trắng sữa.
  • Mắt liên tục đổ ghèn dù đã lau.
  • Cả mí trên lẫn mí dưới đều có tình trạng sưng, phù nề.
  • Mắt đỏ ngầu gây khó chịu, có thể đi kèm tình trạng ho, đau họng. Nặng hơn có thể gây hạch trước tai, sốt nhẹ.

3.CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ

Một số phụ huynh có quan niệm rằng nhỏ sữa mẹ vào mắt sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên, điều này chưa từng được xác nhận hay có bất cứ cơ sở khoa học nào. Cho nên cha mẹ tuyệt đối không nên thực hiện vì không chỉ không giúp trẻ hồi phục nhanh chóng mà còn gây viêm nhiễm và khiến tình trạng nặng hơn.

Và khi cha mẹ phát hiện ra những dấu hiệu đau mắt đỏ ở con lần đầu tiên nên làm là đưa trẻ đến cơ sở y tế, tìm các bác sĩ chuyên về mắt để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Trên thực tế, đa số trẻ bị đau mắt đỏ có thể khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau 10 ngày mà các triệu chứng không giảm, mắt trẻ sẽ trở nên nhạy cảm với ánh sáng, đau dữ dội, sưng mí mắt… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức.

Sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán và điều trị thì cha mẹ cần:

  • Cho trẻ dùng đúng liều lượng thuốc đã được kê trên đơn và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. 
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho con nhằm tránh cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid, có thể dẫn đến tăng nhãn áp và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Để nhỏ mắt cho trẻ, cha mẹ cần rửa tay với xà phòng, sau đó dùng 1 tay kéo mí mắt dưới của trẻ xuống, 1 tay nhỏ thuốc nhỏ mắt cho trẻ, tiếp tục lặp lại ở bên mắt còn lại dù cho trẻ chỉ có dấu hiệu mắc bệnh ở 1 bên mắt. Điều này là vì thông thường, sau khoảng 48 giờ, bên mắt còn lại cũng sẽ nhiễm bệnh.
  • Tránh để đầu của lọ thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt trẻ và hãy cố gắng nhỏ vào vị trí cùng đồ mi dưới 1 cm nhằm tránh tình trạng thuốc nhỏ mắt chảy ra ngoài.

4.CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ

Khi trẻ không may mắc phải đau mắt đỏ, trước hết cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là các loại vitamin từ trái cây tươi, và cho trẻ ngủ sớm và đủ giấc. Điều này giúp đôi mắt của trẻ được nghỉ ngơi, từ đó sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi trở nên nhanh chóng hơn.

Đồng thời cần hạn chế để mắt trẻ tiếp xúc với các nhân tố có hại như ánh sáng từ màn hình các thiết bị điện tử, nguồn nước chứa hóa chất, nước chứa sữa tắm hoặc dầu gội. Nếu bé con nhà bạn có thói quen tập bơi thì bạn cũng cần dừng việc để trẻ bơi lội trong khoảng thời gian mắc bệnh.

Cần chuẩn bị cho trẻ khăn mặt riêng và rửa tay cho trẻ bằng xà phòng thường xuyên, nhất là sau khi chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng.

Để trẻ đeo kính khi cần ra ngoài nhằm hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng mắt như bụi, phấn hoa… Thực hiện vệ sinh mắt cho trẻ mỗi ngày bằng cách dùng nước muối sinh lý 0,9%.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần quan sát trẻ và nhắc nhở mỗi khi trẻ có ý định dụi mắt hoặc chạm vào mắt để tránh tổn thương giác mạc. Cuối cùng theo dõi các dấu hiệu ở mắt và đến trung tâm y tế ngay khi các triệu chứng diễn ra nặng hơn nhằm có thể can thiệp và điều trị kịp thời.

5.NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ

Đau mắt đỏ là một bệnh lý rất dễ lây lan, đồng thời nếu không may mắc phải sẽ khiến trẻ khó chịu và đau do các triệu chứng mang lại. Cho nên, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con trẻ khỏi bệnh này. Các bậc phụ huynh nên:

-Tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên.

-Tránh để tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân viêm kết mạc hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, nhỏ chung thuốc nhỏ mắt.

-Đồ dùng cá nhân của trẻ cần được vệ sinh riêng.

-Trong trường hợp bé từng bị viêm kết mạc dị ứng, cha mẹ cần đóng kín cửa ra vào và cửa sổ khi đến mùa có nhiều bụi hay phấn hoa.

-Bố mẹ cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào mắt con để tránh tạo điều kiện cho virus xâm nhập.

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: