CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

17

Th 07

KIẾN THỨC BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

KIẾN THỨC BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

  • admin
  • 0 bình luận

Đau mắt đỏ ở trẻ em không phải là bệnh hiếm gặp, nhưng có thể gây cho bé nhiều triệu chứng khó chịu. Bệnh thường xảy ra ở những nơi có điều kiện sống thấp, ẩm ướt. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, các mẹ phải đưa trẻ đến khám tại các cơ sở mắt chuyên khoa, tuyệt đối không được sử dụng các phương pháp như đắp lá trầu, lá dâu… hay nhỏ sữa vào mắt của trẻ.

1.ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM LÀ GÌ?

Đau mắt đỏ là tên thường gọi của chứng viêm kết mạc - một bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt. Cụ thể hơn, đau mắt đỏ là tình trạng viêm phần kết mạc ở mắt - lớp mô mỏng, trong suốt, bao phủ tròng trắng của mắt và phía trong mí mắt.

Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi. Ở trẻ em - đối tượng có hệ miễn dịch còn yếu, bệnh có thể làm trẻ khó chịu và việc điều trị chăm sóc hợp lý đóng vai trò quan trọng để giúp bé dễ chịu và mau khỏi bệnh.

2.DẤU HIỆU CỦA BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ

  • Vùng kết mạc mắt (tròng trắng của mắt) bị hồng hoặc đỏ.
  • Sưng kết mạc và/ hoặc mí mắt.
  • Tăng tiết nước mắt.
  • Cảm giác như có dị vật ở trong mắt hoặc muốn dụi mắt.
  • Ngứa, kích ứng và/ hoặc nóng rát.
  • Đi kèm với mủ hoặc chất nhầy.
  • Mí mắt dính với nhau, đặc biệt là buổi sáng.
  • Giảm thị lực

3.NGUYÊN NHÂN ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM

Đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp nhất vào mùa nắng nóng, khi giao mùa, khi mưa nhiều, khi thời tiết ẩm thấp. Vào thời điểm này, cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng yếu, bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, rất dễ khiến bệnh bùng phát.

Ngoài ra, trẻ hay có thói quen dụi mắt. Khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh, sau đó trẻ đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến bé bị đau mắt đỏ. Bé nếu tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Vì thế cha mẹ phải thường xuyên để ý, vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Chạm vào những đồ vật của người bệnh như tay nắm cửa, bàn ghế.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, chậu rửa mặt.
  • Dùng chung nguồn nước nhiễm bệnh. Tiếp xúc chung với nguồn nước gây bệnh như ở hồ bơi.
  • Hay dụi mắt.
  • Những nơi đông người như bệnh viện, nơi công cộng, trường học là môi trường dễ khiến bệnh lây lan.

4.CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ

Khi bé bị đau mắt đỏ, phụ huynh có thể thực hiện một số cách sau để giúp bé dễ chịu hơn:

  • Chườm ấm hoặc chườm mát lên mắt bệnh của bé.
  • Cẩn thận làm sạch khóe mắt bị bệnh bằng nước ấm và gạc hoặc bông gòn. Điều này giúp loại bỏ được lớp gỉ mắt khô.
  • Không nên cho bé đeo kính áp tròng cho đến khi khỏi hẳn. Khi con đã khỏi bệnh, phụ huynh cần vệ sinh kính áp tròng ít nhất 2 lần trước khi cho bé đeo lại. Với loại kính dùng 1 lần, phụ huynh hãy vứt bỏ cặp kính hiện tại và sử dụng cái mới.
  • Nếu bé bị viêm kết mạc do nguyên nhân virus vi khuẩn có thể lây truyền thì nên để bé tạm thời nghỉ học, nhằm tránh tình trạng lây truyền rộng hơn.

5.CÁCH PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ

  • Vì viêm kết mạc do virus, vi khuẩn có thể rất dễ lây lan, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng. Phụ huynh cũng cần đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào mắt của trẻ. 
  • Không để trẻ tiếp xúc gần với người mắc viêm kết mạc truyền nhiễm.
  • Không để trẻ dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn lau, khăn giấy, vỏ chăn, vỏ gối… với người khác.
  • Vứt bỏ các gạc, bông gòn, khăn giấy sau khi sử dụng.
  • Giặt riêng khăn tắm, khăn lau, drap giường, vỏ gối của trẻ trong nước ấm.
  • Nếu trẻ là đối tượng dễ mắc viêm kết mạc do dị ứng, phụ huynh nên đóng cửa sổ, cửa ra vào khi có nhiều phấn hoa và bụi. Hút bụi thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.
  • Một cách để phòng viêm kết mạc cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh là sàng lọc và điều trị các bệnh lây lan qa đường tình dục cho phụ nữ mang thai. Ống sinh của thai phụ có thể chứa vi khuẩn kể cả khi không có triệu chứng.

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: