CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

27

Th 10

CẢNH BÁO SỐT XUẤT HUYẾT ĐANG BÙNG PHÁT, ĐỪNG NHẦM LẪN VỚI CÁC BỆNH SỐT THÔNG THƯỜNG

CẢNH BÁO SỐT XUẤT HUYẾT ĐANG BÙNG PHÁT, ĐỪNG NHẦM LẪN VỚI CÁC BỆNH SỐT THÔNG THƯỜNG

  • admin
  • 0 bình luận

Khi bị sốt cao, nhiều người không phân biệt được mình đang bị sốt xuất huyết hay sốt thông thường và họ có xu hướng “nghĩ nhẹ đi”, cho rằng mình chỉ bị sốt thông thường, ra tiệm mua thuốc và uống mà không có dự định đi khám bệnh, điều này dễ dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe con người. Hãy tự nhận biết sự khác nhau giữa 2 loại bệnh này và tìm phương pháp chữa trị phù hợp bạn nhé!

1.TÌNH HÌNH SỐT XUẤT HUYẾT DIỄN BIẾN PHỨC TẠP

Theo thống kê của trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong thời gian từ 8/9/2023 đến 15/9/2023, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.010 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 29 quận, huyện (tăng gấp đôi so với tuần cuối của tháng 8/2023). Còn tại TP. HCM, số ca sốt xuất huyết ghi nhận từ 11/9/2023 đến 17/9/2023 là 359. Ngoài ra, tại các tỉnh thành khác dịch bệnh cũng đang diễn biến phức tạp như Nghệ An, Thanh Hóa, Sóc Trăng…

Dự báo trong thời gian sắp tới, do đang vào cao điểm mùa mưa nên số ca diễn biến sốt xuất huyết sẽ phức tạp và sẽ gia tăng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Đặc biệt, thời tiết nóng ẩm, nắng mưa đan xen thất thường đặc trưng thuận lợi ở nước ta là yếu tố thuận lợi cho muỗi vằn phát triển bệnh. Ngoài ra, theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), từ 2023 đến 2024, hiện tượng biến đổi khí hậu và hiện tượng EI Nino cũng có thể thúc đẩy muỗi phát triển mạnh, gia tăng lây lan các bệnh do muỗi gây ra, nhất là sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến biến chứng nặng nếu không kịp thời chữa trị. Điều đáng lưu ý là rất nhiều trường hợp bệnh trở nặng phức tạp là do sự nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và các triệu chứng sốt thông thường. Vì thế hãy trang bị cho mình những thông tin cần thiết để dễ dàng phân biệt và xử lý kịp thời.

2.ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC SỐT XUẤT HUYẾT LÀ AI?

Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng có nguy cơ bị sốt xuất huyết khi bị muỗi đốt. Do vậy không nên chủ quan với các tình trạng sốt cao kèm đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân. Ai cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, từ người già đến trẻ em, từ khu vực thành thị đến nông thôn.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Bệnh truyền từ người sang người chủ yếu là do muỗi đốt. Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp D1, D2, D3, D4. Khi mắc bệnh thì cơ thể có miễn dịch với tuýp virus đó nhưng không đủ miễn dịch để phòng các tuýp còn lại. Vì vậy về lý thuyết 1 người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết tới 4 lần.

Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để muỗi đốt.

3.MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?

Chỉ có muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 2 loài gây bệnh chính là: Aedes aegypti và Aedes albopictus. Muỗi này có đặc điểm có sọc trắng trên cơ thể, nên chúng ta hay gọi là muỗi vằn. Muỗi Aedes thường sống xung quanh nhà, trú đậu tại chất liệu vải như rèm cửa, quần áo, gầm bàn. Muỗi thường đẻ ở dụng cụ chứa nước sạch, đặc biệt là nước mưa, nước máy. Chúng thường đốt vào lúc trời nhập nhoạng như sáng sớm, chiều tối.

4.CÁCH PHÂN BIỆT SỐT XUẤT HUYẾT VỚI SỐT THÔNG THƯỜNG

Sốt xuất huyết

Bệnh này có 3 giai đoạn triệu chứng mà bạn nên biết: 

  • 2-3 ngày đầu: người bệnh có triệu chứng sốt cao liên tục, khó giảm sốt, thường bị đau nhức cơ thể, đau đầu… Nhiệt độ sốt vượt quá 37,5 độ C, một số bệnh nhân có thể chỉ bị sốt nhẹ, lại thêm triệu chứng sốt xuất huyết dengue ở giai đoạn này giống như các bệnh sốt virus khác nên không dễ phân biệt, chỉ nhận biết được nếu tiến hành xét nghiệm.
  • Cuối ngày thứ 3-7: Lúc này người bệnh bắt đầu hạ sốt nhưng lại có thêm biến chứng như giảm tiểu cầu, tăng tính thấm thành mạch gây ra tình trạng cô đặc máu, nổi mẩn đỏ ở nhiều mức độ khác nhau.  Có 1 số người bệnh bị chảy máu bất thường, biểu hiện như chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt ra nhiều bất thường…
  • Từ ngày thứ 7 trở đi: Các triệu chứng ở giai đoạn trước hồi phục, người bệnh bị nổi ban trên da, ngứa trong 1 vài ngày.

Sốt thông thường

Các bệnh sốt phát ban, sốt siêu vi, cho triệu chứng sốt cao theo từng cơn, viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, đau họng, ho, có hoặc không có phát ban, đau nhức toàn thân…

Vì các triệu chứng này quá giống sốt xuất huyết, nên các chuyên gia y tế chia sẻ để phân biệt, bạn cần theo dõi liên tục các triệu chứng của bệnh nhân để tìm ra sự khác biệt. Căn cứ thêm vào các dấu hiệu đặc biệt như sốt phát ban thì khi căng da các nốt nổi mẩn sẽ biến mất nhanh còn khi bị sốt xuất huyết, khi căng da các nốt đỏ vẫn còn hoặc chậm biến mất.

5.CÁCH PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CHO CẢ GIA ĐÌNH

  • Phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực sống.
  • Xử lý các vũng nước đọng, ao tù, đậy kín các vật dụng chứa nước.
  • Ngủ trong màn/ mùng, mặc quần áo dài tay và sáng màu.
  • Sử dụng các loại cây có công dụng đuổi muỗi như sả chanh/ hương thảo/ oải hương.
  • Dùng các loại kem hoặc xịt chống muỗi trên da có hiệu quả phòng chống muỗi tốt hơn. Khi lựa chọn các sản phẩm kem hoặc xịt chống muỗi, bạn nên chọn các sản phẩm tiện dụng ở dạng xịt hoặc kem có hiệu quả xua tan muỗi từ 6 đến 10 giờ. Ngoài ra, các hoạt chất xua muỗi có trong thành phần phải được WHO và EPA chứng nhận an toàn và hiệu quả, phù hợp cho nhiều đối tượng, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Bên cạnh đó, có thể lựa chọn các sản phẩm có mùi tự nhiên để bảo vệ bản thân và gia đình tốt nhất.

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: