CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

07

Th 03

NGÀNH Y ĐANG TỪNG BƯỚC GỠ KHÓ NHƯ THẾ NÀO?

NGÀNH Y ĐANG TỪNG BƯỚC GỠ KHÓ NHƯ THẾ NÀO?

  • admin
  • 0 bình luận

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 07/NĐ-CP và Nghị quyết số 30/NQ-CP với hàng loạt giải pháp cụ thể nhằm khẩn cấp tháo gỡ khó khăn trong đấu thầu, đảm bảo đủ thuốc và trang thiết bị y tế phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh.

NGÀNH Y ĐỐI MẶT VỚI NHIỀU KHÓ KHĂN

Trong buổi tọa đàm “ngành y vượt khó” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 23/2, Thứ trưởng Bộ Y Tế cho biết ngành y đang đối mặt với nhiều khó khăn, từ tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị đến chảy máu chất xám, quá tải ở các cơ sở y tế tuyến cuối…

Trong đó, tình trạng thiếu hóa chất, vật tư, trang thiết bị đang rất cấp thiết. Trên thực tế, nhiều bệnh viện tuyến cuối rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, phải chuyển bệnh nhân sang các cơ sở y tế khác…

Theo GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, thiếu hóa chất, vật tư ở các bệnh viện hiện nay là tình trạng “cấp cứu của cấp cứu”.

Tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức, theo thống kê, có những xét nghiệm đơn giản, như công thức máu chỉ còn một tuần nữa là không còn hóa chất để sử dụng nếu như sử dụng bình thường. BV Việt Đức đã họp rất nhiều lần, kể cả họp Đảng ủy, họp hội đồng khoa học mở rộng tới tất cả trưởng, các bộ phận, đơn vị để tháo gỡ nhưng rất khó khăn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên (ngồi thứ 2 từ phải sang) chia sẻ tại tọa đàm. 

Hay vật tư tiêu hao dành cho mổ xẻ, theo thống kê của BV Việt Đức, cũng chỉ trong vòng 1 tháng nữa là sẽ hết. Theo quy định của luật pháp, việc mua các vật tư tiêu hao phải đảm bảo các vật tư đó được phép lưu hành trên thị trường và có giấy phép. Hầu hết giấy phép cho các vật tư tiêu hao hiện nay chưa được cấp, chưa được gia hạn nên chúng ta không thể mua được dù chúng ta đấu thầu hay mua.

Tại BV Bạch Mai, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám Đốc bệnh viện cho biết, thiết bị để phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đang thiếu trầm trọng. Hầu hết các thiết bị của BV Bạch Mai 10 năm qua thực hiện liên doanh liên kết.

Khi hết hợp đồng, các thông tư về liên doanh, liên kết cũng đã hết hiệu lực và chúng ta đang chờ các Thông tư mới, quy định mới nên hiện tại không thể tái ký hợp đồng cũng như không thể ký các hợp đồng mới được. Việc đầu tư, mua sắm các thiết bị mới thì bệnh viện không có nguồn ngân sách nào. Do vậy chúng tôi đang đề xuất khẩn cấp với Bộ Y Tế và Chính Phủ đầu tư một nguồn ngân sách của Chính phủ để bệnh viện sớm có các thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh khẩn cấp cho người bệnh.

KHẨN CẤP GỠ KHÓ

Theo ông Nguyễn Minh Lợi, Vụ trưởng vụ trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y Tế), với việc gia hạn các giấy phép nhập khẩu, NĐ 07 giải quyết các vấn đề rất thiết yếu cho bệnh viện, những gói thầu đã trúng thầu thì có thể nhập khẩu được ngay và đáp ứng yêu cầu cho các bệnh viện đang bị thiếu. Ngay từ thời điểm này, các doanh nghiệp có thể nhập khẩu vật tư, TTBYT cung cấp cho hệ thống y tế. NĐ 07 giúp giải quyết những vấn đề cấp bách trong mua sắm TTBYT, kịp thời đáp ứng nguồn cung, giải quyết ách tắc do tồn đọng TTBYT nhập khẩu tại các cửa khẩu.

Tại BV Răng Hàm Mặt (T.Ư Hà Nội), thời gian qua xảy ra thiếu hụt một số thuốc, vật tư y tế. PGS.TS Trần Cao Bính, GĐ. Bệnh Viện Răng Hàm Mặt T.Ư cho biết, với hiệu lực lập tức của NĐ 07, các vật tư y tế mà bệnh viện đã đấu thầu ngay tuần tới sẽ được cung cấp, giúp bệnh viện có vật tư cho KCB.

Tình trạng hoãn mổ vì thiếu vật tư y tế sẽ được giải quyết sớm

“Với các công ty vừa qua chưa được BYT gia hạn giấy phép, khi nghị định ban hành, thì ngay tuần này có thể cung cấp vật tư Y Tế cho bệnh viện. Về dài hạn, các công ty đã có giấy phép cũng sẽ chủ động có kế hoạch về nguồn cung vật tư, TTBYT”, ông Bính đánh giá.

Việc NĐ 07 bãi bỏ yêu cầu “phải có thông tin tham chiếu giá kê khai tại thời điểm mua sắm” cũng được lãnh đạo các bệnh viện đánh giá là phù hợp với điều kiện thực tế. Như với BV Bạch Mai vừa qua có khoảng 2.000 mặt hàng thông báo cần đấu thầu mua sắm phục vụ chẩn đoán, KCB nhưng khoảng ⅔ trong số đó không có công ty tham gia đấu thầu cung ứng hoặc có giá tham chiếu cao. Khi yêu cầu nêu trên bãi bỏ, “nút thắt” về giá được tháo gỡ.”

THAY ĐỔI QUẢN LÝ, KÊ KHAI GIÁ TTBYT

Nghị định 07/2023 NĐ-CP quy định thực hiện niêm yết giá đối với tất cả TTBYT tại các địa điểm quy định của pháp luật về giá hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế ( quy định hiện hành yêu cầu phải kê khai giá TTBYT đối với tất cả hơn 200.000 chủng loại, mỗi chủng loại lại có nhiều cấu hình, tính năng kỹ thuật khác nhau… gây quá tải cho ngành Y Tế, không cập nhật kịp thời).

Chỉ thực hiện kê khai giá đối với TTBYT khi có biến động bất thường về giá cả ảnh hưởng đến nguồn cung cấp TTBYT, khả năng chi trả của người mua, khả năng thanh toán của Quỹ bảo hiểm Y Tế.

Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành, cập nhật, sửa đổi nội dung danh mục thông tin TTBYT phải kê khai giá. Nội dung, hình thức, trình tự thủ tục kê khai giá TTBYT thực hiện theo quy định của pháp luật về giá hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế.

Khắc phục những vướng mắc lớn trong việc kê khai giá trong đấu thầu: “Không được mua bán TTBYT khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y Tế tại thời điểm mua bán” đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và các cơ sở y tế trong việc thực hiện kê khai giá và các thủ tục đấu thầu.

Thay đổi phương thức để khắc phục những vướng mắc trong xác định thời điểm mua bán trong quá trình mua bán, đấu thầu tại các cơ sở y tế công lập: (1) thời điểm lập dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, (2) thời điểm thương thảo hợp đồng trong quy trình đấu thầu, (3) thời điểm phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu, (4) thời điểm kí hợp đồng mua bán hay (5) thời điểm giao nhận hàng.

TỰ ĐỘNG GIA HẠN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU, SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH, KHƠI THÔNG CÁC VƯỚNG MẮC TRONG NHẬP KHẨU TTBYT

Để giải quyết tình trạng thiếu trang thiết bị do số giấy phép nhập khẩu TTBYT đã được cấp từ 1/1/2018 đến 31/12/2021 hết hạn vào ngày 31/12/2022 và số đăng ký lưu hành TTBYT là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp từ ngày 1/1/2014 đến hết ngày 31/12/2017 hết hạn vào ngày 31/12/2022, trong khi đó tiến độ cấp mới số lưu hành TTBYT chậm, không đáp ứng nhu cầu; Nghị định số 07/2023/NĐ-CP quy định: (i) giấy phép nhập khẩu TTBYT đã được cấp từ ngày 1/1/2018 đến 3/12/2021 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024; (ii) số đăng ký lưu hành đối với TTBYT là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2019 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Các tổ chức đã được cấp giấy phép nhập khẩu, sổ lưu hành TTBYT phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của TTBYT.

Bộ Y Tế sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra, và thu hồi giấy phép nhập khẩu, sổ lưu hành TTBYT đối với các trường hợp vi phạm quy định về quản lý TTBYT.

CHUYỂN DẦN TỪ TIỀN KIỂM SANG HẬU KIỂM

Quan điểm chỉ đạo của Chính Phủ trong Nghị định xác định từ năm 2025 sẽ chuyển từ hình thức tiền kiểm sang hậu kiểm, sổ lưu hành có giá trị không thời hạn gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp về thông tin TTBYT và trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong tổ chức thanh tra, kiểm tra. Trong thời gian từ nay đến 31/12/2024 Bộ Y Tế tập trung triển khai thực hiện việc cấp giấy phép lưu hành để thay thế hoàn toàn cho các giấy phép nhập khẩu.

Đồng thời Nghị định cũng quy định về trách nhiệm hậu kiểm của Bộ Y Tế; bổ sung điều 39a về việc xử lý thiết bị y tế sau khi thu hồi sổ lưu hành. Theo đó, các TTBYT đã bán cho các cơ sở y tế hoặc người sử dụng được tiếp tục sử dụng cho đến khi bị thanh lý theo quy định của pháp luật hoặc đến khi hết hạn sử dụng của sản phẩm, trừ các TTBYT không thể khắc phục được yếu tố lỗi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng theo quy định.

Trường hợp TTBYT có số lưu hành bị thu hồi nhưng chưa bán đến người sử dụng hoặc cơ sở y tế, chủ sở hữu có số lưu hành có trách nhiệm đừng lưu hành TTBYT và thực hiện các biện pháp thu hồi TTBYT.

XỬ LÝ TTBYT BỊ THU HỒI SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH

Nghị định số 07/2023/NĐ-CP cũng quy ban hành các quy định để giải quyết vướng mắc trong việc xử lý TTBYT khi bị thu hồi số đăng ký lưu hành vì vậy có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện, xử lý TTBYT có số đăng ký lưu hành đã thu hồi.

SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TẠM NHẬP, TÁI XUẤT TTBYT

Nhằm gỡ vướng những khó khăn trong xuất nhập khẩu và tạm nhập, tái xuất TTBYT, Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 46, Điều 48 Nghị định số 98/2021 NĐ-CP theo hướng: Việc nhập khẩu TTBYT đã qua sử dụng thực hiện theo Quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, Bộ Y Tế không cấp giấy phép nhập khẩu TTBYT đã qua sử dụng.

Nguồn: Cổng thông tin Bộ Y Tế


 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: