CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

17

Th 07

LỜI KHUYÊN VÀ CHIA SẺ VẬN ĐỘNG QUÁ SỨC CÓ HẠI NHƯ THẾ NÀO?

LỜI KHUYÊN VÀ CHIA SẺ VẬN ĐỘNG QUÁ SỨC CÓ HẠI NHƯ THẾ NÀO?

  • admin
  • 0 bình luận

Tập luyện thể dục thể thao luôn là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe được nhiều người biết đến với vô vàn lợi ích. Thế nhưng không có nghĩa là càng tập nhiều thì càng tốt. Việc vận động quá sức hay tập thể dục quá sức có thể phản tác dụng, khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm. 

Vậy hệ lụy của việc vận động quá sức là gì? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1.THẾ NÀO ĐƯỢC COI LÀ VẬN ĐỘNG QUÁ SỨC

Phụ thuộc vào thể trạng, lứa tuổi hoặc loại hình tập luyện mà mỗi người đề ra định nghĩa vận động, tập thể dục quá sức sẽ có sự khác nhau nhất định. 

  • Nhìn chung, một người trưởng thành mỗi tuần nên dành ra 5 giờ để tập ở cường độ trung bình và khoảng 2,5 giờ ở cường độ cao.
  • Ngoài ra, đối với trẻ em và trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên từ 6-17 tuổi nên luyện tập ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần 60 phút. 
  • Như vậy các trường hợp tập nhiều hơn mức trung bình được coi là vận động quá sức. Tuy nhiên, như đã nói, định nghĩa này có thể phụ thuộc vào thể trạng của từng người.

2.DẤU HIỆU VẬN ĐỘNG QUÁ SỨC

  • Có cảm giác kiệt sức sau khi tập: đây chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy cơ thể bạn đang không đủ năng lượng.
  • Ngủ không sâu giấc, thất thường: bạn thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc, và mệt mỏi ủ rũ khi thức dậy. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn có quá nhiều cortisol, một loại hoocmon căng thẳng được giải phóng khi bạn tập luyện thể dục thể thao quá mức.
  • Có cảm giác chán nản: tập luyện đúng cách và vừa phải. Sẽ giúp cơ thể giải phóng endorphin tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Tuy nhiên, khi cường độ tập luyện quá cao và không có đủ thời gian để cơ thể phục hồi giữa các bài tập sẽ có cảm giác buồn bã, chán nản. 
  • Dễ bị bệnh: Nếu bạn là người có hệ miễn dịch tốt nhưng sau thời gian tập thể dục thường xuyên thường hay mắc bệnh như cảm lạnh, cảm cúm thì đây có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy dấu hiệu luyện tập của bạn không hợp lý. 
  • Dễ cáu gắt.
  • Khả năng phối kết hợp kém.
  • Ham muốn tình dục suy giảm.

3.VẬN ĐỘNG QUÁ SỨC CÓ HẠI THẾ NÀO?

Nhịp tim bất thường, bị rối loạn

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập luyện thể thao với cường độ lớn và trong thời gian dài đòi hỏi một sức bền thường xuyên hơn bình thường. Hệ lụy gây ra trực tiếp với sức khỏe là tim bị “ngộ độc”, các cấu trúc cơ tim thay đổi vĩnh viễn.

Sự thay đổi này là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhịp tim rối loạn và biến đổi thất thường, gia tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về tim hoặc suy tim, đột quỵ… Với hệ lụy của việc vận động quá sức này, khi làm việc hoặc luyện tập thể thao, mỗi người cần cân nhắc và tiến hành theo khả năng của cơ thể.

Suy giảm hệ miễn dịch 

Cortisol là một loại hormone được tiết ra tại tuyến thượng thận trong quá trình bị áp lực về mặt thể chất. Hormone này kích thích sự sản sinh glucose mới tại gan, đồng thời hỗ trợ quá trình phân giải protein trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn. 

Về nguyên tắc, đây là điều hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã chứng minh những bất lợi mà cortisol mang lại thậm chí còn vượt quá lợi ích của nó.

Hiệu ứng ức chế miễn dịch của cortisol giúp làm giảm tình trạng tấy đỏ, sưng tấy nhưng lại khiến cho người sở hữu hàm lượng cortisol cao phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao.

Cơ thể mất nước trầm trọng

Cơ thể vận động quá sức dễ gây ra tình trạng mất nước. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và không được bổ sung kịp thời có thể gây mất nước mãn tính, hại thận, sa sút trí tuệ và một số vấn đề khác.

Sự yếu đi của xương

Dưới sự ảnh hưởng của nồng độ Cortisol, mô xương được tích lũy có xu hướng ít hơn so với mô xương bị phân hủy. Đây chính là nguyên nhân khiến hệ lụy của việc vận động quá sức là rạn xương, nứt xương… xảy ra. Bên cạnh đó, mật độ xương bị suy giảm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng về xương khớp như loãng xương, viêm khớp.

Nguy cơ gặp các chấn thương

Lao động hoặc tập luyện thể thao quá sức, đặc biệt là khi chỉ tập trung vào một nhóm cơ có thể dẫn đến các chấn thương thể chất. Có thể kể đến như căng cơ, bong gân, rách gân, viêm gân, gãy xương…

Có ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Một hệ lụy của việc vận động quá sức khác có thể kể đến chính là gây ra các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh. Các biểu hiện lúc này có sự tương đồng với người bị chứng trầm cảm mãn tính như mất ngủ, dễ nổi nóng, cáu gắt, cơ thể mệt mỏi…

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: