CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

04

Th 03

GIẢI MÃ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

GIẢI MÃ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

  • admin
  • 0 bình luận

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, do virus dengue gây ra. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những nơi có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus dengue.

Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ thường có những triệu chứng cảnh báo khác nhau. Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị, những trường hợp nặng được điều trị gần như chỉ bằng cách hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau 1 tuần.

Bài viết dưới đây Hadu sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể hơn về căn bệnh sốt xuất huyết này!

1.BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ? CÓ LÂY KHÔNG?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue (tuýp D1, D2, D3, D4) gây ra. Virus có thể lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người mắc bệnh do muỗi vằn cái. Loài muỗi này phát triển mạnh vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm và ướt. 

Bệnh sốt xuất huyết

Muỗi vằn có màu đen, chân và thân có đốm trắng vằn vện. Muỗi vằn cái chứa virus gây bệnh sốt xuất huyết thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối. Loại muỗi này thường trú đậu tại quần áo, chăn, màn, chum, vại, lu, vùng nước tù đọng, ao, hồ, gốc cây…

Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra cả ở trẻ nhỏ và người lớn - đặc biệt là những khu vực có mật độ dân số đông, vệ sinh kém và có nhiều ao nước đọng. Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng sốt cao, xuất hiện phát ban, da xung huyết, buồn nôn, ói mửa, đau nhức cơ…

Hiện nay không có thuốc và vaccine phòng ngừa đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất huyết. Do đó điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng lâm sàng, nâng đỡ thể trạng và ngăn ngừa biến chứng. Mặc dù là bệnh lý phổ biến nhưng sốt xuất huyết có mức độ nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời điều trị.

2.TRIỆU CHỨNG SỐT XUẤT HUYẾT

Triệu chứng sốt xuất huyết lâm sàng rất đa dạng và dễ nhầm lẫn, có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Tùy theo từng mức độ khác nhau, biểu hiện nhận diện sốt xuất huyết cụ thể như sau:

DẤU HIỆU SỐT XUẤT HUYẾT NHẸ

Cấp độ sốt xuất huyết nhẹ thường xuất hiện ở người có lần đầu tiên mắc bệnh vì chưa có miễn dịch với virus dengue. Đây là mức độ có các triệu chứng điển hình và không gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra các triệu chứng khác cảnh báo bệnh như:

Dấu hiệu của sốt xuất huyết

  • Sốt cao, lên đến 40,5 độ C.
  • Đau đầu nghiêm trọng.
  • Đau phía sau mắt.
  • Đau khớp và cơ.
  • Buồn nôn và ói mửa.

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và dần thuyên giảm sau 1-2 ngày. Người bệnh có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

BIỂU HIỆN SỐT XUẤT HUYẾT NẶNG

Ở mức độ này, các dấu hiệu sốt xuất huyết bao gồm các triệu chứng của dạng sốt xuất huyết nhẹ kèm theo các tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Cấp độ bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cần điều trị khẩn cấp, thậm chí gây tử vong.

HỘI CHỨNG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT

Sốc sốt xuất huyết Dengue là biểu hiện nặng nhất của sốt xuất huyết - bao gồm tất cả các triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ cộng với triệu chứng chảy máu, và hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Thể bệnh này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi trẻ em và người lớn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2-5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Sốc sốt xuất huyết thường phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ nhỏ ở người lớn. Bệnh có thể chuyển nặng nhanh chóng, gây suy đa cơ quan và tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên.

3.BIẾN CHỨNG SỐT XUẤT HUYẾT

Khi bị sốt xuất huyết thể nặng người bệnh nếu không được chăm sóc kỹ sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí tử vong. Các biến chứng do sốt xuất huyết gây ra mà người bệnh có thể đối mặt: 

  • Sốc do mất máu hoặc bị thoát huyết tương, tình trạng kéo dài có thể gây phù não và các hội chứng về thần kinh dẫn đến hôn mê.
  • Viêm đường hô hấp, viêm phổi hoặc phù phổi do thoát huyết tương, gây ra tình trạng tràn huyết tương đến đường hô hấp.
  • Xuất huyết não do mất máu và thoát huyết tương dẫn đến việc tụt huyết áp đột ngột.
  • Suy tim, suy thận: Xuất huyết khiến máu chảy liên tục khiến tim không đủ tuần hoàn cộng với việc thoát huyết tương khiến màng tim bị tràn dịch, ứ đọng. Đồng thời, thận phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp.
  • Mù đột ngộ do bị xuất huyết võng mạc khiến thị lực giảm hoặc gây xuất huyết trong dịch kính mắt khiến người bệnh gần như mù mắt.
  • Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Với phụ nữ mang thai khi bị sốt xuất huyết có thể sốt cao, tim thai đập nhanh. Nếu người bệnh chuyển biến nặng có nguy cơ giảm tiểu cầu dẫn đến xuất huyết. Nếu như bị sốt xuất huyết trong những tháng đầu thai kỳ có nguy cơ đe dọa thai nhi.

4.CÁCH PHÒNG NGỪA SỐT XUẤT HUYẾT

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi và phòng muỗi đốt một trong những tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết chính. Bạn có thể thực hiện các biện pháp diệt muỗi hiệu quả dưới đây:

Hướng dẫn phòng tránh sốt xuất huyết

  • Ngăn ngừa muỗi sinh sản: đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không thể đẻ trứng. Thả cá hoặc con mê sô vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt loăng quăng. Vệ sinh các dụng cụ chứa nước nhỏ thường xuyên như: xô, chậu, lu, khạp… Phát quang vườn rậm và thu gom các vật dụng phế thải có thể chứa nước dễ chứa loăng quăng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, lon, bình đựng hoa cúng, bánh xe vứt bỏ…
  • Phòng muỗi đốt bằng cách như: mặc quần áo dài tay khi ra ngoài, ngủ trong mùng kể cả ban ngày, xua muỗi vào nhà bằng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem xua đuổi muỗi, bắt muỗi bằng vợt muỗi… Sử dụng rèm che cửa có tẩm hóa chất diệt muỗi. Phối hợp với chính quyền để phun đủ các đợt phun hóa chất diệt muỗi.
  • Phòng lây lan dịch từ người bệnh: không để người bệnh sốt xuất huyết bị muỗi cắn bằng cách cho người bệnh ngủ trong màn.

Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh sốt xuất huyết cũng như cách phòng ngừa.

Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm thông tin Y Dược hữu ích nhé!




 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: