CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

03

Th 03

GIẢI MÃ BỆNH CƯỜNG GIÁP: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH PHÒNG NGỪA

GIẢI MÃ BỆNH CƯỜNG GIÁP: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH PHÒNG NGỪA

  • admin
  • 0 bình luận

Cường giáp là một tình trạng dễ gặp và thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Cường giáp là hội chứng gây ra do tình trạng sản sinh quá mức hormone tuyến giáp. Bệnh cường giáp hiện nay diễn ra phổ biến với các dấu hiệu tương đồng với nhiều loại bệnh khác nhau. 

Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Vậy cường giáp nguy hiểm như thế nào? Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn về căn bệnh này!

1.CƯỜNG GIÁP LÀ BỆNH GÌ?

Cường giáp là một hội chứng, tức là không phải một bệnh riêng biệt. Có nhiều bệnh gây ra hội chứng này, trong đó có thể kể đến bệnh Basedown - Bệnh cường giáp hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp; cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp…

Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân…

Bệnh cường giáp là bệnh gì?

2.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CƯỜNG TUYẾN GIÁP

Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cường tuyến giáp bao gồm:

  • Bệnh basedown

Nguyên nhân phổ biến nhất chiếm hơn 70% trường hợp. Bệnh này xuất hiện do các tự kháng thể trong máu kích hoạt tuyến giáp, làm cho tuyến giáp phát triển và tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Loại cường giáp này có xu hướng phát triển  trong gia đình và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ có độ tuổi từ 20-50 tuổi.

  • Các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức

Các nhân tuyến giáp là những cục u trong tuyến giáp của bạn. Các nhân tuyến giáp phổ biến và thường lành tính, chỉ có 1 tỷ lệ rất nhỏ chứa tế bào ung thư. Tuy nhiên, một hoặc nhiều nhân tuyến giáp có thể hoạt động quá mức và sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Điều này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi.

  • Viêm tuyến giáp

Đây là tình trạng tuyến giáp bị viêm làm phá hủy cấu trúc thông thường của các nang tuyến giáp, dẫn đến hormone tuyến giáp dự trữ bị rò rỉ ra ngoài tuyến giáp. Cường tuyến giáp có thể kéo dài đến 3 tháng, sau đó cấu trúc mô học của tuyến giáp lại trở lại bình thường. Tuyến giáp của bạn có thể trở lên kém hoạt động và tình trạng đó gọi là suy giáp. Suy giáp thường kéo dài từ 12-18 tháng, tuy nhiên tình trạng này có thể diễn ra vĩnh viễn.

Một số loại viêm tuyến giáp có thể gây ra tình hoạt động quá mức ở tuyến giáp và sau đó gây ra suy giáp:

  • Viêm tuyến giáp bán cấp: thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30-50 tuổi. Bệnh thường xảy ra sau khi nhiễm siêu vi vài tuần lễ với sưng, đau vùng cổ và biểu hiện triệu chứng cường giáp. Nguyên nhân gây ra viêm tuyến giáp bán cấp vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên tình trạng này có thể liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
  • Viêm tuyến giáp sau sinh: loại viêm tuyến giáp này phát triển trong vòng 1 năm sau khi phụ nữ sinh con.
  • Viêm tuyến giáp âm thầm: loại viêm tuyến giáp này phát triển âm thầm vì nó không gây đau, mặc dù tuyến giáp có thể to lên.
  • Tăng tiêu thụ I-ot

Tuyến giáp sử dụng I-ot để tạo ra hormone tuyến giáp. Lượng I-ot bạn tiêu thụ ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp mà tuyến giáp tạo ra. Ở một số người, tiêu thụ một lượng lớn I-ot có thể khiến tuyến giáp tiết quá nhiều hormone.

  • Sử dụng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp

Một số người dùng thuốc hormone tuyến giáp để điều trị suy giáp nhưng trót dùng quá liều. Nếu bạn dùng thuốc hormone tuyến giáp, bạn nên đến gặp bác sĩ ít nhất mỗi năm 1 lần để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp. Bạn có thể cần điều chỉnh liều nếu mức hormone của bạn quá cao.

Một số loại thuốc khác cũng có thể tương tác với hormone tuyến giáp để nâng cao mức độ hormone. Nếu bạn dùng thuốc nội tiết tố tuyến giáp, hãy hỏi bác sĩ về các tương tác khi bắt đầu dùng loại thuốc mới.

3.TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU CỦA CƯỜNG GIÁP

Bệnh cường giáp gần như bệnh lý toàn thân vì tác động đến sự chuyển hóa trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, não bộ… Các triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp có thể kể đến:

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh cường giáp

  • Nhịp tim nhanh: thường hơn 100 nhịp/phút hoặc tim loạn nhịp hoặc đánh trống ngực khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng và thậm chí khó thở.
  • Giảm sút cân đột ngột: mặc dù ăn uống vẫn bình thường hoặc thậm chí không tăng cân.
  • Khả năng vận động kém: như mệt mỏi và yếu cơ, gây giảm sức lao động và vận động.
  • Stress, căng thẳng, khó tập trung.
  • Run tay
  • Gặp vấn đề về đường ruột: rối loạn tiêu hóa.
  • Phì đại tuyến giáp: có dấu hiệu bị bướu cổ hoặc lồi mắt, giọng nói khàn do tuyến giáp mở rộng ra.

4.CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH CƯỜNG GIÁP NẾU KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI

Bệnh cường giáp có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Vấn đề tim mạch: các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh cường giáp thường liên quan đến tim mạch. Bạn có thể gặp các tình trạng như nhịp tim nhanh, hoặc suy tim sung huyết.
  • Xương giòn và dễ gãy: hormone tuyến giáp tăng cao sẽ cản trở khả năng gắn kết canxi vào xương, từ đó khiến xương bị yếu và giòn (loãng xương).
  • Các vấn đề về mắt: Bệnh lồi mắt do Graves có thể phát triển thành các vấn đề về mắt, bao gồm đỏ mắt, sưng mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc song thị. Nếu không được điều trị, các vấn đề này có thể gây ra mất thị lực.
  • Da đỏ, sưng tấy: Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bị bệnh Graves có thể mắc các vấn đề về da, gây mẩn đỏ và sưng tấy ở nhiều vị trí như cẳng chân và bàn chân.
  • Nhiễm độc tuyến giáp: cường giáp cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc tuyến giáp, một tình trạng có thể gây sốt cao, mạch nhanh và thậm chí là mê sảng. Khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy đến ngay bệnh viện để được chăm sóc kịp thời.

5.CÁCH PHÒNG TRÁNH HIỆU QUẢ

Thông thường ở giai đoạn đầu, bệnh cường giáp không gây ra các triệu chứng rõ ràng hoặc người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh này, người dân cần có thói quen thăm khám và tầm soát sức khỏe thường xuyên, bên cạnh đó thực hiện chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý bằng các biện pháp như: 

Luyện tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch chủ động của cơ thể. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh do kháng thể nhận diện và tiêu diệt nhầm tế bào tuyến giáp cũng được hạn chế.

Bổ sung đủ I-ot

Việc thừa hoặc thiếu I-ot có thể gây ra các vấn đề về bệnh lý tuyến giáp vì vậy chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần được cung cấp đầy đủ lượng I-ot cần thiết. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chi tiêt về vấn đề này. Đặc biệt phụ nữ mang thai, người cao tuổi là đối tượng cần lưu ý về việc bổ sung đủ lượng I-ot hằng ngày để tránh những vấn đề sức khỏe cho thai nhi, sản phụ cũng như người cao tuổi.

Dinh dưỡng hợp lý

Trong phòng ngừa và hạn chế tiến triển bệnh cường giáp, các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa luôn là lựa chọn mà các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Các thực phẩm giàu oxy hóa có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây, đặc biệt các loại quả mọng như việt quất, dâu tây… các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ…

Xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, ăn đủ chất, luyện tập thể thao và ngủ đủ giấc, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, các đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích để phòng ngừa không chỉ bệnh lý tuyến giáp mà các bệnh lý sức khỏe nói chung.

Tầm soát các bệnh lý tuyến giáp nên được thực hiện hằng năm đặc biệt ở đối tượng nữ giới trên 20 tuổi. Việc tầm soát sớm có thể phát hiện bệnh và điều trị ngay từ giai đoạn chưa có triệu chứng, người bệnh ít bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Ngoài ra, khi phát hiện những triệu chứng cường giáp như mắt lồi, cổ to, đau họng, thân nhiệt cao, suy giảm thị lực… người bệnh cần sớm đi khám tại chuyên khoa nội tiết của các trung tâm y tế, bệnh viện lớn trên cả nước.

Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh cường giáp cũng như cách phòng ngừa.

Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm thông tin Y Dược hữu ích nhé!


 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: