Bướu cổ không phải là một bệnh khó trị. Bướu cổ là một trong những bệnh lý tuyến giáp phổ biến với tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Triệu chứng điển hình của căn bệnh là vùng cổ của người mắc bị lồi lên trông thấy rõ do sự ảnh hưởng của kích thước tuyến giáp.
Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì bạn có thể hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng.
Bài viết dưới đây Hadu sẽ giải mã chi tiết cho bạn về bệnh bướu cổ!
1.TỔNG QUAN BỆNH BƯỚU CỔ
Bướu cổ là bệnh lý phổ biến ở tuyến giáp với biểu hiện điển hình là xuất hiện khối lồi lên tại vùng cổ do tuyến giáp bị tăng kích thước. Hiện nay bướu cổ được chia thành ba nhóm: bướu cổ lành tính, ung thư, rối loạn chức năng nội tiết của tuyến giáp. Trong số đó bướu cổ lành tính là tình trạng hay gặp nhất hiện nay với khoảng hơn 80% trường hợp.
Bệnh bướu cổ
Bướu cổ lành tính là trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước nhưng không ảnh hưởng tới các chức năng hoạt động. Vì thế những đối tượng mắc loại bướu cổ này thường không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy vậy khi bướu quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc nuốt, làm khó thở và ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi lồi ra phía trước.
2.NGUYÊN NHÂN GÂY BƯỚU CỔ
Nguyên nhân dẫn đến bướu cổ chủ yếu do thiếu hụt i-ot trong cơ thể. Khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng i-ot thì nó sẽ giảm sản sinh hormone, để bù đắp cho việc sản sinh hormone, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước làm cho tuyến giáp phình to ra và tạo thành bướu cổ.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bướu cổ còn do:
- Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.
- Do sử dụng một số loại thuốc kéo dài như muối lithi dùng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa i-ot như thuốc cản quang, thuốc trị hen, thuốc trị thấp khớp, thuốc chống loạn nhịp…
- Do thức ăn có tác dụng ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, khoai mì…
- Ngoài ra những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ.
3.DẤU HIỆU BƯỚU CỔ
Kích thước bướu cổ có thể biểu hiện từ rất nhỏ, khó nhận biết đến rất lớn. Đa số các biểu hiện đều không gây đau nhưng nếu bị viêm tuyến giáp, cảm giác đau có thể xuất hiện.
TRIỆU CHỨNG CHÍNH CỦA BỆNH BƯỚU CỔ
- Xuất hiện u ở phía trước cổ
- Cảm giác căng tức vùng cổ họng
- Khàn giọng
- Nổi tĩnh mạch cổ
- Cảm giác chóng mặt khi giơ cánh tay lên trên đầu
TRIỆU CHỨNG ÍT GẶP HƠN
- Khó thở (thở gấp)
- Ho khan
- Thở khò khè (do khí quản bị chèn ép)
- Khó nuốt (do thực quản bị chèn ép)
TRIỆU CHỨNG CƯỜNG GIÁP DO TUYẾN GIÁP HOẠT ĐỘNG QUÁ MỨC
- Nhịp tim nhanh (tim đập nhanh)
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Tiêu chảy
- Đồ mồ hôi khi không tập thể dục hoặc tăng nhiệt độ phòng
- Kích thích, bồn chồn
TRIỆU CHỨNG SUY GIÁP DO TUYẾN GIÁP HOẠT ĐỘNG KÉM
- Cảm thấy mệt mỏi
- Táo bón
- Da khô
- Tăng cân không rõ nguyên nhân
- Kinh nguyệt bất thường
4.ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ MẮC BỆNH BƯỚU CỔ
Đối tượng dễ mắc bướu cổ
- Những người không thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều i-ot đặc biệt hay gặp ở vùng núi.
- Các đối tượng có nhu cầu hormone tuyến giáp cao như: trẻ em đang tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc cho con bú…
- Mắc các bệnh mãn tính như viêm đại tràng, tiêu chảy kéo dài, suy thận mạn… ảnh hưởng đến sự hấp thu và đào thải i-ot.
- Có tiền sử mắc các bệnh lý về tuyến giáp như: nhiễm trùng, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp tự miễn.
- Gia đình có người mắc bệnh bướu cổ hoặc có các bệnh lý về tuyến giáp.
- Sau điều trị các bệnh lý tâm thần.
5.PHÒNG NGỪA BỆNH BƯỚU CỔ
Các biện pháp phòng bệnh đưa ra nhằm hạn chế các trường hợp bướu cổ lành tính và phát hiện sớm các loại bướu cổ khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Bao gồm các phương pháp sau:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ i-ot cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu i-ot như: cá biển, mắm tôm, nước mắm. Sử dụng muối i-ot là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu i-ot.
- Đối với các đối tượng mắc bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mãn tính có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
- Khi có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh bướu cổ và cách phòng tránh.
Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Y Dược mới nhất nhé!