Hiện nay chúng ta thấy ở hầu hết các nhà thuốc và các cơ sở kinh doanh thuốc đều xuất hiện phần lớn là thực phẩm chức năng, chúng có nhiều công dụng khác nhau từ cải thiện sức khỏe, sức đề kháng, khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể hay ngăn ngừa các loại bệnh.
Vậy dùng TPCN có thực sự an toàn? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1.THỰC PHẨM CHỨC NĂNG LÀ GÌ?
Thực phẩm chức năng (hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe) là một loại thực phẩm được nhà sản xuất phát triển và chế biến từ các loại dược liệu, thực vật hay động vật ăn được có trong tự nhiên mà trong đó các nguồn nguyên liệu thực phẩm này chứa những chất giúp bổ sung và cải thiện khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Sở dĩ nó có tên gọi là thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe) là bởi đây đều là những loại thực phẩm có thể ăn được và không gây hại hay có tác dụng phụ đáng ghi nhận nào cho cơ thể con người, đây cũng là lý do vì sao mà các nhà sản xuất luôn chú thích rõ trên vỏ các loại sản phẩm dòng chữ: “Đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” để tránh người sử dụng các loại thực phẩm chức năng này hiểu lầm rằng việc sử dụng các loại thực phẩm này có thể thay thế thuốc.
(Thuốc hay dược phẩm là một hoặc nhiều hợp chất hóa học khác nhau dùng để chữa, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh mà những hợp chất trong thuốc có công dụng đã được thử nghiệm để đạt được độ an toàn rất cao khi sử dụng trên cơ thể người. Thuốc được chia thành liều lượng hoặc theo toa để người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ).
Ngoài những loại TPCN được phân chia thành liều lượng mà Bộ Y Tế đã quy định có tên gọi khác đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, những loại thực phẩm “đặc biệt” này có thể được nhà sản xuất điều chế thành nhiều dạng khác nhau từ viên nén, dạng cốm, để mọi người sử dụng nhanh chóng và hiệu quả.
2.DÙNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG KHI NÀO?
Đối với những người ăn chay trường hay bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khỏe khiến sự hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn không trọn vẹn hoặc khi cần tiêu thụ nhiều hơn mức dinh dưỡng thông thường, TPCN có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Một vài ví dụ về hiệu quả của TPCN như:
- Bệnh nhân loãng xương cần nhiều calci và vitamin D hơn so với lượng cung cấp từ bữa ăn hằng ngày.
- Bệnh nhân bị hội chứng Crohn, không dung nạp gluten khiến việc hấp thụ một vài chất dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn.
- Những người thiếu hụt vitamin B12 cần bổ sung thêm TPCN trong chế độ ăn hằng ngày.
- Sự kết hợp giữa vitamin C, vitamin E, các carotenoids, đồng và kẽm có thể khiến làm chậm tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.
- Acid folic có thể giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Tác dụng hỗ trợ của omega-3 đối với một số bệnh nhân tim mạch.
3.DÙNG TPCN CÓ THỰC SỰ AN TOÀN?
Tuy có thể giống với thuốc ở hình dáng bên ngoài, TPCN chịu sự quản lý về tính hiệu quả và tính an toàn như là thực phẩm, không được sử dụng cho mục đích điều trị, chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh tật.
Hiện nay các nghiên cứu khoa học về công dụng của một số thành phần trong TPCN vẫn chưa rõ ràng, đầy đủ. Ví dụ như tác dụng của Ginkgo biloba với bệnh sa sút trí tuệ, hay sự kết hợp giữa glucosamine và chondroitin đối với bệnh viêm khớp.
Rất nhiều TPCN có chứa các hoạt chất có đặc tính sinh học mạnh, có thể gây nguy hiểm cho người dùng hoặc làm tình trạng sức khỏe của họ xấu đi hoặc thậm chí đe dọa tính mạng, đặc biệt trong trường hợp sử dụng nhiều loại TPCN cùng một lúc, sử dụng chung với thuốc (kê đơn hay không kê đơn), thay thế thuốc bằng TPCN hoặc sử dụng quá liều khuyến cáo.
TPCN cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ về tác dụng phụ mà hầu hết những tác dụng này chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đang sử dụng chúng. Chính vì vậy khi lựa chọn sử dụng TPCN cần nghiên cứu và xem kỹ nơi sản xuất, hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần.