Th 05
Biếng ăn ở trẻ là nỗi lo lắng, trăn trở của rất nhiều cha mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng, kém phát triển cả thể lực lẫn trí tuệ. Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn là vấn đề quan tâm thường trực của các phụ huynh. 1.THẾ NÀO LÀ TRẺ BIẾNG ĂN? Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn nhu cầu bình thường của cơ thể. Trẻ kén ăn, ăn không ngon miệng, chỉ ăn được một vài loại thức ăn. Trẻ có cảm giác sợ ăn, ăn không chịu nuốt, hay nôn ói khi nhìn thấy thức ăn, mỗi bữa ăn của trẻ thường kéo dài trên 30 phút, thậm chí cả tiếng đồng hồ. Để xác định trẻ biếng ăn phải căn cứ vào các chỉ số: số lượng thức ăn của trẻ ăn trong ngày ít hơn nhu cầu năng lượng theo độ tuổi của trẻ, trẻ thường xuyên táo bón, số lượng phân ít hơn bình thường, chậm tăng cân và chiều cao, sụt cân. 2.NGUYÊN NHÂN TRẺ BIẾNG ĂN Biếng ăn thường xuất phát tử nhiều nguyên nhân, trong đó có 3 nguyên nhân chính là do bệnh lý, sinh lý và tâm lý. Hiện nay, chứng biếng ăn của trẻ ngày càng nhiều, phần lớn là do tâm lý lo lắng thái quá của phụ huynh, ép trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ sinh ra tâm lý biếng ăn, sợ ăn. Tình trạng biếng ăn về lâu dài khiến trẻ không những thiếu dưỡng chất mà còn có nguy cơ gây ra vòng xoắn bệnh lý nguy hiểm. 3.BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN NHƯ THẾ NÀO? Để giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và bác sĩ. Và việc đầu tiên là cần xây dựng bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường hấp thu cho trẻ biếng ăn. Sau đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn: SỮA Là nguồn thực phẩm quan trọng số 1 dành cho bé. Với những trẻ dưới 2 tuổi, mẹ nên tận dụng nguồn sữa mẹ và cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì bú mẹ đến 24 tháng. Trong trường hợp sữa mẹ không còn nhiều thì sau 6 tháng thì: Tăng cường dinh dưỡng qua chế độ ăn dặm. Cùng với tăng cường sử dụng chế phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua… Nuôi con bằng sữa mẹ luôn được UNICEF, WHO, Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo vì đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con. Đây là phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên và tối ưu nhất đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có thể giúp ngăn ngừa 13% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. TRỨNG Đây là thực phẩm không thể thiếu cho trẻ biếng ăn. Trứng chứa nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và vitamin. Đặc biệt chất đạm trong trứng có đầy đủ acid amin cần thiết, cân đối nên trẻ dễ hấp thu. Lưu ý trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ, trẻ trên 1 tuổi thì có thể ăn cả lòng trắng. THỊT Đây là thực phẩm dồi dào năng lượng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn, có thể cho trẻ ăn đa dạng các loại thịt: thịt bò, lợn, gà… TÔM, CUA, CÁ Đây là loại thực phẩm vừa chứa nhiều đạm, canxi, photpho giúp trẻ tăng cường thể lực lại rất dễ tiêu hóa nên là nhóm thực phẩm cần tăng cường trong chế độ dinh dưỡng của trẻ biếng ăn. Trẻ em từ độ tuổi ăn dặm có thể bổ sung những dưỡng chất này, tuy nhiên phải tập ăn sau trứng, thịt và phải tập dần, ăn từ ít đến nhiều. Trong trường hợp trẻ biếng ăn, mẹ có thể thay thế luân phiên bằng đậu xanh, đậu tương, đậu phộng… Tuy nhiên mẹ phải tăng hàm lượng lên vì hàm lượng đạm trong thực vật thấp hơn và khả năng hấp thu với hệ tiêu hóa của người cũng thấp hơn với động vật.
Th 05
Sắt và axit folic là hai loại dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể mỗi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy axit folic có phải là sắt hay không? Sắt và axit folic có giống nhau không? Cách bổ sung sắt và axit folic như thế nào để cho thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng HADU PHARMA! 1.AXIT FOLIC CÓ PHẢI LÀ SẮT KHÔNG? Nhiều bạn đọc băn khoăn “Liệu axit folic có phải sắt không?” hay “Sắt có phải là acid folic không?” Câu trả lời là KHÔNG. Hoàn toàn KHÔNG GIỐNG NHAU. Sắt và acid folic là hai loại dưỡng chất khác nhau, và chúng đều có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Sắt và acid folic có giống nhau không? Giống nhau vì sắt và acid folic đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Câu hỏi “Acid folic có phải là chất sắt không?” cũng bắt nguồn từ việc các bác sĩ thường chỉ định uống bổ sung 2 chất này trong thai kỳ. Cụ thể, công dụng và liều dùng của sắt và acid folic như sau: AXIT FOLIC Là một trong những dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của con người ở mọi lứa tuổi. Tuy cơ thể cần lượng khá nhỏ axit folic nhưng cần bổ sung đúng cách, đúng thời điểm. Axit folic không phải là sắt mà là một dạng hòa tan của vitamin B9. Axit folic có công dụng tham gia vào quá trình sản xuất, duy trì tế bào mới và ngăn ngừa sự thay đổi DNA gây ung thư. Axit folic có vai trò phân chia tế bào, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ và tủy sống ở thai nhi. Đối với phụ nữ trước khi mang thai cần bổ sung axit folic cho cơ thể. Đặc biệt là khi mang thai, lượng axit folic cao gấp 4 lần so với người bình thường. Đồng thời tùy vào thể trạng từng người, từng giai đoạn thai kỳ để bổ sung sắt cho phù hợp. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai cần bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày. Phụ nữ có thai cần dùng 500-600mcg acid folic mỗi ngày. Phụ nữ cho con bú cần bổ sung 500mcg mỗi ngày. Công dụng của axit folic đối với mẹ bầu Acid folic không phải là chất sắt. Acid folic là một chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào trong cơ thể con người. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, acid folic đóng vai trò giúp phát triển não bộ và tủy sống cho thai nhi. Các công dụng nổi bật của acid folic với bà bầu như sau: Có công dụng phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi như chẻ đôi đốt sống, không có xương sọ não. Ngoài ra, thành phần này còn có tác dụng hình thành và phát triển tế bào hồng cầu. Do đó bổ sung acid folic để phòng ngừa bệnh thiếu máu ở thai phụ. Nhờ đó có thể hạn chế tình trạng sảy thai, thai nhi chậm phát triển, sinh non… Acid folic hỗ trợ quá trình phân chia tế bào khi thai nhi đang hình thành, giúp tạo tế bào mới và duy trì chúng. Đặc biệt thành phần này quan trọng trong việc nhân đôi ADN, tránh đột biến ADN gây ung thư. Acid folic góp phần cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa bệnh trầm cảm sau sinh ở thai phụ. Hạn chế dị tật hở hàm ếch, tim, ống tiểu và tay chân ở trẻ sơ sinh. Đây là công dụng quan trọng mà việc bổ sung acid folic trong giai đoạn mang thai là cần thiết. Bổ sung acid folic giúp trẻ nhỏ phát triển bình thường về ngôn ngữ. SẮT Sắt là khoáng chất được dự trữ ở gan, tủy xương, lách và tế bào khác. Sắt là nguồn nguyên liệu giúp tổng hợp hemoglobin để vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể. Bên cạnh đó, sắt có công dụng cấu tạo enzyme để tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của trẻ tốt hơn. Công dụng của sắt đối với mẹ bầu Bổ sung sắt đầy đủ, đúng liều lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với bà bầu như: Sắt có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trong giai đoạn mang thai ở bà bầu. Bổ sung sắt hợp lý để ngăn ngừa triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, rụng tóc, nghén khi mang thai… Đặc biệt, sắt đóng vai trò quan trọng giúp hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, trẻ nhẹ cân, sinh non, nhiễm trùng sau sinh, xuất huyết… Sắt cung cấp dưỡng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ. 2.SẮT VÀ AXIT FOLIC CÓ TRONG CÁC LOẠI THỰC PHẨM NÀO? SẮT CÓ Ở ĐÂU? Khoáng chất sắt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mọi đối tượng. Đặc biệt đối với mẹ bầu, một số loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, các loại nội tạng Nội tạng động vật như gan, thận, não, tim chứa khá nhiều sắt. Ngoài ra, nội tạng động vật rất giàu protein, vitamin B, đồng, vitamin A. Do đó, đây là loại thực phẩm mà bạn có thể sử dụng cho mẹ bầu. Các loại đậu Các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành… sẽ cung cấp hàm lượng sắt lý tưởng cho phụ nữ mang thai. Trong đó 198g đậu lăng chứa 6,6mg sắt đáp ứng 37% nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, đậu cũng cung cấp lượng lớn folate, magie và kali. Bạn có thể bổ sung các loại đậu này trong thực đơn của mình để đáp ứng nhu cầu axit folic. Các loại thịt đỏ Bà bầu có thể bổ sung sắt thông qua các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt dê… Những loại thịt đỏ này cũng chứa nhiều protein, kẽm, vitamin B. Diêm mạch Diêm mạch là loại ngũ cốc chứa khá nhiều sắt, trong đó 185g diêm mạch có thể cho 2,5mg sắt. Diêm mạch còn có hàm lượng protein, folate, magie… cao hơn các loại ngũ cốc khác. ACID FOLIC CÓ Ở ĐÂU? Bông cải xanh, súp lơ, bắp cải Chúng chứa rất nhiều acid folic tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể. Bí đao Cung cấp axit folic rất phong phú và dồi dào. Bí đao còn chứa nhiều vitamin B1, C, B6, niacin, pantothenic acid… Đây là nhóm thực phẩm rất dễ ăn, dễ kiếm mà chúng ta có thể bổ sung hằng ngày. Bạn nấu bí đao cùng với thịt, mọc… làm canh ăn vừa thanh mát vừa tốt cho sức khỏe. Các loại nấm Là nguồn dưỡng chất giàu acid folic, protein, vitamin, acid amin, chất chống oxy hóa. Nấm chứa kali, canxi, sắt, vitamin D, đồng, selen rất phù hợp với phụ nữ mang thai.
Th 05
Trên thế giới, xu hướng sử dụng thực phẩm bổ sung ngày càng tăng, trong đó có Việt Nam do tâm lý loại thực phẩm này có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung chỉ có lợi khi được dùng đúng cách. 1.TÍNH HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG Thực phẩm bổ sung là các sản phẩm được sản xuất có các thành phần bổ sung dưỡng chất như: vitamin, khoáng chất, acid amin, các chất chống oxy hóa hoặc các hợp chất khác mà người dùng có thể không được cung cấp đủ từ chế độ ăn uống hằng ngày. Theo Viện Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ, lượng bằng chứng khoa học về thực phẩm bổ sung rất khác nhau, có một số loại có rất nhiều thông tin nhưng số loại khác lại ít và chưa đầy đủ. Các nghiên cứu cho thấy, một số chất bổ sung trong chế độ ăn uống có thể có một số lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, có một số chất bổ sung khác cần được nghiên cứu thêm để xác định giá trị. Về sự an toàn của thực phẩm bổ sung thì những người có tình trạng sức khỏe bình thường uống vitamin tổng hợp không gây rủi ro cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung có thể tương tác với thuốc hoặc gây rủi ro nếu bạn gặp một số vấn đề y tế hoặc sắp phẫu thuật. Nhiều chất bổ sung chế độ ăn uống chưa được thử nghiệm ở phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú hoặc trẻ em. Một số sản phẩm được tiếp thị dưới dạng thực phẩm bổ sung (được quảng bá chủ yếu để giảm cân, tăng cường khả năng tình dục và thể hình) có thể chứa các loại thuốc theo đơn không được phép dùng trong thực phẩm bổ sung hoặc các thành phần khác không được liệt kê trên nhãn. Một số thành phần này có thể không an toàn. 2.LỜI KHUYÊN ĐỂ SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG AN TOÀN XÁC ĐỊNH LÝ DO TẠI SAO BẠN CẦN SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG Nếu bạn chưa bao giờ dùng thực phẩm bổ sung trước đây, bạn có thể tự hỏi: “Tại sao tôi nên dùng? Những chất bổ sung này mang lại lợi ích gì cho tôi?” Biết lý do tại sao dùng chất bổ sung sẽ giúp cho bạn có sự lựa chọn phù hợp với sức khỏe của mình. Thực phẩm bổ sung có sẵn để bổ sung cho chế độ ăn uống. Điều này có nghĩa là chúng được dùng ngoài chế độ ăn uống cân bằng, bình thường. Nhiều người dùng thực phẩm bổ sung vì chế độ ăn uống thông thường của họ thiếu một chất dinh dưỡng nào đó. Điều này thường xảy ra với những người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay. Họ cần dùng thực phẩm bổ sung để bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống. Một lý do khác để dùng thực phẩm bổ sung là một số chất dinh dưỡng không thể được hấp thụ đầy đủ qua thức ăn. Thực phẩm bổ sung có thể làm tăng sự hấp thu các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đầy đủ qua thực phẩm. Ví dụ, rau bina có chứa sắt nhưng các nghiên cứu cho thấy chỉ có 1-2% chất sắt được hấp thụ khi ăn rau bina. KHI CƠ THỂ CẦN THỰC PHẨM BỔ SUNG Hầu hết mọi người nhận đủ vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, có những lúc cơ thể chúng ta cần tăng cường chất dinh dưỡng, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ như: bổ sung canxi và vitamin D để giữ cho xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mất xương, bổ sung những loại vitamin như A, C, E… để cải thiện sức khỏe da, bổ sung omega 3 nếu bạn muốn giữ miễn dịch khỏe mạnh, trí não và trái tim hoạt động tốt, bổ sung probiotic hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tiêu hóa… CHỌN THỰC PHẨM BỔ SUNG TỰ NHIÊN Bạn nên chọn các loại thực phẩm bổ sung không chứa quá nhiều thành phần, càng ít thành phần thì càng tự nhiên. Nếu loại thực phẩm bổ sung chứa nhiều chất, chứa chất làm ngọt nhân tạo và chất bảo quản thì đó không phải là lựa chọn phù hợp. ĐỌC KỸ NHÃN HIỆU, THÀNH PHẦN TRƯỚC KHI DÙNG Theo Cơ quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), thực phẩm bổ sung cần được xác định có hiệu quả hay không trước khi chúng được đưa ra thị trường. FDA đã xác định các quy trình thực hành sản xuất tốt (GMP) mà các công ty phải tuân theo để giúp đảm bảo danh tính, độ tinh khiết, hàm lượng và thành phần của thực phẩm bổ sung. Hãy chọn công ty sản xuất thực phẩm chức năng uy tín và nhà phân phối uy tín. Thực phẩm bổ sung được sản xuất bởi các nhà sản xuất thực phẩm hoặc dược phẩm nổi tiếng có nhiều khả năng được sản xuất bằng cách kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn. Các nhà sản xuất uy tín sẽ cung cấp thông tin liên hệ trên nhãn bao bì hoặc sản phẩm của họ để bạn biết cách liên hệ nếu có thắc mắc hoặc có báo cáo tác dụng phụ nghiêm trọng. TRÁNH CÁC SẢN PHẨM QUẢNG CÁO CÓ TÁC DỤNG THẦN KỲ Tránh những sản phẩm được cho là phương thuốc thần kỳ, đột phá hoặc khám phá mới. Những tuyên bố như vậy hầu như luôn mang tính lừa đảo và sản phẩm có thể chứa các chất, thuốc hoặc chất gây ô nhiễm có hại. Tránh các sản phẩm tuyên bố có thể điều trị nhiều loại bệnh không liên quan. Nếu một sản phẩm bổ sung tuyên bố rằng nó có thể chẩn đoán, điều trị, chữa khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh tật, chẳng hạn như “chữa bệnh ung thư” hoặc “ngăn ngừa sự phát triển của khối u” thì sản phẩm đó đang được bán bất hợp pháp dưới dạng thuốc. Cố gắng tránh hỗn hợp nhiều chất bổ sung khác nhau. Càng nhiều thành phần thì nguy cơ tác dụng có hại càng lớn. Hỗn hợp cũng khiến việc xác định chất nào gây ra tác dụng phụ trở nên khó khăn hơn. NÊN GẶP BÁC SĨ TƯ VẤN KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG FDA khuyên người tiêu dùng nên nói chuyện với bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định mua hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung. Đây là điều rất quan trọng, mặc dù bác sĩ của bạn có thể không biết về tất cả sản phẩm hiện có nhưng họ có thể cho bạn biết những sản phẩm nào không an toàn với sức khỏe của bạn.
Th 05
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, trong đó có 5 vi chất phổ biến gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi, làm giảm chất lượng cuộc sống. Khi nói đến việc chống lại tình trạng suy dinh dưỡng, nhiều người chỉ tập trung vào việc tăng cường tiêu thụ các chất dinh dưỡng đa dạng như protein, chất béo và carbohydrate. Những chất này quan trọng và cần thiết với cơ thể, nhưng cũng cần tập trung vào việc đảm bảo người cao tuổi nhận được nhiều vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất). Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng gây ra nhiều vấn đề khác nhau và có thể cản trở nghiêm trọng chất lượng sống của người cao tuổi. Dưới đây là 5 tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến phần lớn người cao tuổi. 1.NGƯỜI CAO TUỔI RẤT DỄ THIẾU CANXI Canxi cần thiết cho sự phát triển của xương và duy trì mật độ xương. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 1 tỷ lệ rất nhỏ người cao tuổi (14,6%) đáp ứng hoặc vượt quá khuyến nghị về lượng canxi mỗi ngày. Canxi là vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể, canxi xây dựng hệ xương, răng trong cơ thể, canxi còn tham gia quá trình điều hòa huyết áp, đông máu. Trong đó 99% canxi tạo nên cấu trúc của xương và răng, móng tay, móng chân, chỉ có 1% canxi tồn tại trong máu giúp kiểm soát chức năng cơ, tín hiệu tế bào, điều hòa hormon và sức khỏe của hệ tuần hoàn. Người cao tuổi thường có xu hướng tiêu thụ ít canxi hơn so với những người trẻ tuổi do đó cơ thể của họ bắt đầu lấy canxi từ xương để duy trì các hoạt động bình thường. Điều này khiến người cao tuổi rất dễ bị loãng xương, dẫn đến gãy xương, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bổ sung canxi có thể giúp người cao tuổi đáp ứng được khuyến nghị hằng ngày (1.200 mg). Họ cũng có thể nhận được nhiều canxi từ các sản phẩm từ trứng, sữa, rau xanh và bông cải xanh. 2.VITAMIN D CẦN THIẾT CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương thích hợp và cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch. Nó cũng cần thiết cho sự hấp thụ canxi thích hợp. Nếu bị thiếu vitamin D, ngay cả khi bạn tiêu thụ đủ canxi thì cơ thể cũng sẽ không hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 60% người cao tuổi bị thiếu vitamin D, trong đó những người cao tuổi có làn da sẫm màu có nhiều khả năng thị thiếu hụt hơn. Da sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và những người có làn da sẫm màu cần tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời để tăng mức vitamin D lên lượng mong muốn. (600-800 IU) Dành nhiều thời gian ngoài trời hơn có thể giúp người cao tuổi tăng mức vitamin D. Với những người cao tuổi ít vận động ngoài trời có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D. 3.FOLATE GIÚP GIẢM CÁC DẤU HIỆU LÃO HÓA Folate (acid folic) là một loại vitamin B thiết yếu mà khi nhắc đến hầu hết mọi người đều liên tưởng đến phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ đủ lượng folate để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Tuy nhiên, người cao tuổi cũng là đối tượng được hưởng lợi ích từ vitamin này. Folate có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa và cải thiện nhận thức ở người cao tuổi. Mức folate đầy đủ cũng có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm thấp hơn. Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 117 người cao tuổi bị thiếu folate. Thực phẩm bổ sung phức hợp vitamin B có thể giúp người cao tuổi đáp ứng khuyến nghị về folate hằng ngày (400mcg mỗi ngày). Folate cũng được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau quả, nhiều loại nước trái cây và ngũ cốc ăn sáng được bổ sung folate. 4.VITAMIN B12 HỖ TRỢ CHỨC NĂNG THẦN KINH Vitamin B12 đóng vai trò chính trong việc tạo ra DNA và hồng cầu khỏe mạnh. Nó cũng cần thiết cho chức năng thần kinh thích hợp. Khoảng ⅛ người cao tuổi bị thiếu vitamin B12. Nhiều người cao tuổi thực sự tiêu thụ đủ lượng vitamin B12 nhưng họ vẫn bị thiếu vì cơ thể không hấp thụ đủ hết lượng vitamin này. Việc tiêu thụ chất bổ sung vitamin B12 có thể giúp bù đắp cho sự hấp thu kém, cũng như ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 hơn. Một số nguồn thực phẩm cung cấp B12 tốt nhất là: Thịt đỏ Thịt gia cầm Cá Trứng Sữa và các sản phẩm từ sữa 5.VITAMIN E TĂNG CƯỜNG HỆ THỐNG MIỄN DỊCH Có tới 92% người trưởng thành trên 51 tuổi không tiêu thụ đủ lượng vitamin E. Vitamin này là một chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo, giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể và có thể trì hoãn sự khởi phát của bệnh mãn tính. Nó cũng đóng một vai trò trong chức năng hệ miễn dịch, quá trình trao đổi chất và biểu hiện của gene. Người cao tuổi nên cố gắng tiêu thụ khoảng 1000 mg vitamin E mỗi ngày. Vitamin E có nhiều trong các loại thực phẩm như rau xanh, các loại hạt, thịt nạc, trứng, các loại đậu, sản phẩm từ đậu nành.