Th 06
Sử dụng thực phẩm bổ sung là một chủ đề gây tranh cãi về tính cần thiết và lợi ích của nó đối với sức khỏe. Vậy khi nào nên dùng thực phẩm bổ sung và nên dùng loại nào? 1.AI NÊN DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG? Thực phẩm bổ sung là các sản phẩm được sản xuất có các thành phần bổ sung dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, acid amin, các chất chống oxy hóa và các hợp chất khác mà người dùng có thể không được cung cấp đủ từ chế độ ăn hằng ngày. Chúng có nhiều dạng khác nhau bao gồm viên nén, viên nang, kẹo, bột, đồ uống, thanh năng lượng, enzyme, sản phẩm thảo dược. Nhu cầu sử dụng các chất bổ sung phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, tuổi tác, tiền sử bệnh, mức độ hoạt động thể chất và chế độ ăn uống. Trong một số trường hợp thiếu chất dinh dưỡng như thiếu một số vitamin cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường, những người ăn chay, người có bệnh lý, người cao tuổi kém ăn suy dinh dưỡng, người có vấn đề kém hấp thu/ đường ruột, người nghiện rượu/ căng thẳng về tinh thần, thể chất… có thể sử dụng thực phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ. 2.MỘT SỐ THỰC PHẨM BỔ SUNG PHỔ BIẾN CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE Bổ sung vitamin C, E sức khỏe cho làn da Làn da của chúng ta trở nên rất dễ tổn thương do quá trình lão hóa, lối sống không lành mạnh, tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống và hệ thống miễn dịch kém. Khi đó nên bổ sung những loại vitamin có tác dụng cải thiện sức khỏe làn da như vitamin A, C, E… Vitamin C là chất chống oxy hóa không chỉ giúp tăng cường miễn dịch mà còn giúp bảo vệ làn da bằng cách chống lại các gốc tự do và giúp hấp thụ nhiều khoáng chất vi lượng và chất dinh dưỡng nói chung. Collagen là một chất bổ sung khác tốt da bằng cách giúp chữa lành vết thương và giữ cho làn da đàn hồi khỏe mạnh. Vitamin B cung cấp năng lượng và ngăn ngừa mệt mỏi Vitamin B như vitamin B12 và folate, rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa mệt mỏi và tăng cường chức năng nhận thức. Những người chỉ ăn thực vật, không ăn thịt (ăn thuần chay) có nhiều khả năng bị thiếu vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 do đó nên bổ sung. Ngay cả khi tiêu thụ lượng vitamin B cần thiết hằng ngày (từ việc ăn thực phẩm động vật như thịt bò, thịt gia cầm và trứng) vẫn có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12 do sử dụng thuốc hoặc tình trạng sức khỏe làm suy giảm sức khỏe đường ruột. Canxi và vitamin D cho sức khỏe xương Hai trong số những chất bổ sung tốt nhất để giữ cho xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mất xương, gãy xương là canxi và vitamin D. Canxi khi được tiêu thụ cùng lúc với các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin D và magie đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa các nguy cơ tim mạch, loãng xương… Chúng ta nhận được phần lớn vitamin D từ việc để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người hạn chế ra ngoài hoặc chăm chỉ bôi kem chống nắng nên cả nam và nữ giới đều có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D, trường hợp này cần bổ sung phù hợp. Acid béo Omega 3 giúp chống viêm Nên dùng thực phẩm bổ sung Omega 3 nếu bạn muốn giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, trí não hoạt động tốt và trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều tốt nhất là nên bổ sung theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ. Bổ sung kẽm cho hệ miễn dịch Sự thiếu hụt kẽm dễ ảnh hưởng đến tăng trưởng và mắc các bệnh nhiễm trùng, rụng tóc, tổn thương mắt, da, chán ăn, suy giảm miễn dịch. Cơ thể không sản xuất kẽm một cách tự nhiên mà được thu nhận thông qua các thực phẩm hoặc dùng chất bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Probiotic hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tiêu hóa Probiotic là vi khuẩn lót đường tiêu hóa, hỗ trợ khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và chống nhiễm trùng của cơ thể. Một số chủng men vi sinh nhất định tăng cường chức năng miễn dịch, trong khi những chủng khác thúc đẩy cân bằng sức khỏe hoặc hormone. Những vi khuẩn tốt trong ruột sẽ tạo ra enzyme tiêu diệt vi khuẩn có hại và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Khi dùng chất bổ sung men vi sinh, nên ưu tiên sử dụng những chế phẩm men chứa đa dạng chủng lợi khuẩn. Việc sử dụng men vi sinh loại nào, cách dùng và liều lượng phù hợp cần do bác sĩ chỉ định và thăm khám cụ thể.
Th 06
1.VITAMIN TỔNG HỢP CHO BÀ BẦU LÀ GÌ? Viên vitamin tổng hợp cho bà bầu là một loại thực phẩm chức năng (không phải thuốc) chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của mẹ, đồng thời hỗ trợ sự phát triển tối ưu trong thai kỳ của bé. Thành phần trong mỗi viên vitamin tổng hợp có thể chứa ngẫu nhiên bất kỳ vi chất nào trong danh sách 13 vitamin, 14 khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu sau: Vitamin: A, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12, C, D, E, K… Khoáng chất: kali, canxi, natri, magie, photpho, sắt, đồng, kẽm, i ốt, mangan, selen, chloride… Chất dinh dưỡng khác: choline, taurine, Omega 3… Viên vitamin tổng hợp cho bà bầu thường được đóng gói ở dạng viên nén cứng khi chúng chứa những loại vitamin dễ tan trong nước như vitamin nhóm B, C. Ngược lại, viên uống tổng hợp cho bà bầu chứa các loại vitamin tan trong dầu (A, D, E, K…) thường được đóng gói theo quy cách viên nang mềm. 2.VÌ SAO PHỤ NỮ MANG THAI CẦN UỐNG VITAMIN TỔNG HỢP? Bước vào thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó, hệ miễn dịch trong cơ thể mẹ mang lại hoạt động yếu hơn so với trước khi mang thai. Vì thế, phụ nữ mang thai cần uống vitamin tổng hợp cho bà bầu vì những lợi ích sức khỏe to lớn sau: NGĂN NGỪA BỆNH TẬT Viên uống vitamin giúp mẹ và thai nhi ngăn ngừa sớm các bệnh lý và dị tật phổ biến trong thai kỳ, chẳng hạn như: Với mẹ: Vitamin tổng hợp giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt/ vitamin B9 (folate)/ vitamin B12/ vitamin A. Chứng phù nề tay chân do thiếu kali. Bệnh loãng xương trong thời kỳ thai kỳ do thiếu canxi/ vitamin D/ vitamin K/ magie. Tình trạng nôn mửa (ốm nghén) do thiếu vitamin C/ K. Tình trạng nhạt miệng, ăn uống mất ngon do thiếu kẽm. Với bé: Vitamin tổng hợp giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống thai, vô sọ và hở hàm ếch do thiếu vitamin B9 (folate). Bệnh thiếu máu do thiếu sắt/ folate/ vitamin B12/ vitamin A. Chứng đần độn do thiếu i ốt. Hệ miễn dịch suy yếu do thiếu vitamin C/ A. Trẻ chậm hình thành xương do thiếu vitamin nhóm B/ D, canxi, magie, photpho… NGĂN NGỪA BIẾN CHỨNG Nhờ uống vitamin, mẹ có thể giảm tải được những áp lực tiêu hóa lên gan, ruột, thận, đồng thời giảm thiểu rủi ro bị thừa cân, béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch do ăn uống vô tội vạ trong thai kỳ. PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN Vitamin và khoáng chất chứa trong viên uống tổng hợp có thể giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, đồng thời đảm bảo mọi hoạt động trao đổi chất luôn diễn ra ở trạng thái tối ưu, hỗ trợ bé phát triển toàn diện. TỐI ƯU DINH DƯỠNG Thay vì phải ăn thật nhiều thực phẩm, cơ thể mới có được lượng dưỡng chất tương tự như trong viên uống vitamin tổng hợp. Giờ đây mẹ chỉ cần uống vitamin là đã có thể cung cấp đủ vi chất mà cơ thể cần. 3.BÀ BẦU NÊN UỐNG VITAMIN TỔNG HỢP VÀO LÚC NÀO? Mẹ bầu nên uống vitamin tổng hợp ngay sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa vì 3 lý do sau: Tăng cường hấp thu: Lượng nước và chất béo tự nhiên có trong thực phẩm sẽ giúp mẹ bầu hòa tan vitamin và đẩy mạnh hiệu quả hấp thu vi chất trong cơ thể. Tăng cường chuyển hóa: Sau bữa ăn sáng và trưa là hai thời điểm mà hệ thống trao đổi chất trong cơ thể mẹ hoạt động mạnh mẽ nhất, giúp chuyển hóa và phân tán vi chất hiệu quả đến từng ngóc ngách trong cơ thể, giúp các loại vitamin phát huy tối đa tác dụng sinh học của mình. Giảm thiểu tác dụng phụ: Việc tiêu thụ viên uống tổng hợp vitamin vào 2 thời điểm sau khi ăn sẽ giúp mẹ hạn chế tối đa tình trạng xót ruột, ợ chua và trào ngược dạ dày. Đây đều là những tình trạng rối loạn tiêu hóa vốn có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng ốm nghén có sẵn trong thai kỳ. 4.THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG CÁC LOẠI VITAMIN TỔNG HỢP CHO BÀ BẦU Bước vào thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng về các loại vitamin và khoáng chất trong cơ thể mẹ tăng lên đột biến. Trong khi đó, nhu cầu về các vi chất dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin D, axit folic, và axit béo PUFA thường tăng cao đáng kể, đòi hỏi mẹ phải bổ sung càng sớm càng tốt. Cụ thể: CANXI VÀ VITAMIN D Canxi và vitamin D đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu như canxi giúp xây dựng hệ thống xương và răng của thai nhi, đồng thời hỗ trợ dẫn truyền thần kinh và điều hòa huyết áp của mẹ thì vitamin D đóng vai trò không thể thiếu trong việc giúp cả mẹ và bé tăng cường hấp thu canxi, nâng cao sức đề kháng và ổn định hệ thống nội tiết tố. Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi và vitamin D, mẹ bầu có thể gặp rủi ro về tăng huyết áp, tiền sản giật và loãng xương. Trong khi đó, thai nhi có thể bị chậm phát triển, nhẹ cân, sa sút cả về trí tuệ và thể lực. Do đó mẹ bầu cần được bổ sung đủ canxi và vitamin D đầy đủ từ chế độ ăn uống hoặc các viên uống tổng hợp cho bà bầu để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của bé. AXIT FOLIC Axit folic (Folate) hay còn gọi là vitamin B9, là một vi chất dinh dưỡng không thể thiếu trong thai kỳ. Vi chất này có thể giúp mẹ và bé ngăn ngừa bệnh thiếu máu và các dị tật thần kinh nguy hiểm có liên quan đến hình thành cột sống và não bộ của bé. Do đó, thiếu axit folic có thể khiến trẻ gặp phải 3 dị tật nguy hiểm như là dị tật nứt đốt sống, dị tật thai vô sọ, và dị tật hở hàm ếch. Theo nghiên cứu, bổ sung viên uống vitamin tổng hợp cho bà bầu chứa axit folic (folate) có thể giúp thai nhi giảm đến 85% rủi ro bị dị tật ống thần kinh. Vì thế, mẹ thường được bác sĩ chỉ định bổ sung axit folic từ 30 ngày trước khi sinh đến hết thai kỳ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. CHẤT SẮT Sắt giúp mẹ và thai nhi ngăn ngừa bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt - một bệnh lý khá phổ biến khiến 20% mẹ bầu toàn cầu mắc phải. Khi thiếu máu, mẹ thường bị đau đầu, khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh. Trong khi đó, thai nhi bị thiếu máu có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng bào thai, sinh non hoặc chết lưu trước 20 tuần tuổi. Do đó, mẹ cần được bổ sung ít nhất 27-41.1 mg sắt/ ngày từ các viên vitamin tổng hợp cho bà bầu trong suốt thai kỳ để giúp trẻ khỏe mạnh. AXIT BÉO PUFA Axit béo PUFA còn được gọi là axit béo không bão hòa, bao gồm cả Omega 3 và Omega 6, là nhóm axit béo đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, biệt hóa tế bào mỡ, củng cố sự phát triển trí não của thai nhi và bảo vệ sức khỏe tim mạch của mẹ. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo, mẹ bầu cần tiêu thụ 2g Omega 6/ ngày và 0.5g Omega 3/ ngày để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện. CÁC LOẠI VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT KHÁC Ngoài canxi, sắt, vitamin D, axit folic và các chất béo không bão hòa, mẹ và thai nhi còn cần nhiều loại vitamin và khoáng chất khác có trong viên vitamin tổng hợp cho bà bầu như: Vitamin A: giúp thai nhi tăng sinh, biệt hóa và phát triển tế bào toàn diện, đặc biệt tốt cho thị giác và hệ miễn dịch của trẻ. Vitamin C: giúp mẹ tăng cường hấp thu sắt, nâng cao sức đề kháng, đồng thời giúp trẻ tăng cường tổng hợp collagen để hình thành da và cải thiện tính kết dính, tăng sinh và xâm lấn của các tế bào phôi. I-ốt: giúp trẻ phát triển toàn diện, ngăn ngừa chứng bại não, đần độn và các bệnh lý tuyến giáp. Kẽm: giúp mẹ ăn ngon miệng và giúp thai nhi tăng cường hệ miễn dịch. Đồng: giúp thai nhi hình thành tim, mạch máu, hệ xương và thần kinh. Selen: giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ nguy hiểm do sự tấn công của các tác nhân gây oxy hóa như căng thẳng, ô nhiễm, tiếng ồn… Theo nghiên cứu, thiếu hụt selen có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sảy thai, trẻ nhẹ cân, gây tổn hại cho hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch của thai nhi. 5.TIÊU CHÍ LỰA CHỌN VIÊN UỐNG TỔNG HỢP CHO BÀ BẦU TỐT NHẤT Là sản phẩm chuyên dành cho bà bầu Nhìn chung, các loại vitamin tổng hợp thường chỉ chứa thành phần vitamin và khoáng chất tổng hợp với hàm lượng ở mức vừa đủ dành cho người trưởng thành. Trong khi đó, viên uống vitamin tổng hợp dành cho bà bầu thường được nhà sản xuất ưu tiên bổ sung sắt, folate, canxi, omega 3 và choline hơn để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của mẹ bầu, đồng thời hỗ trợ bé phát triển toàn diện. Nguồn gốc và thương hiệu Viên vitamin tổng hợp có nguồn gốc và thương hiệu uy tín thường là những loại thực phẩm chức năng có thành phần chất lượng cùng giá cả phải chăng. Nhờ đó chúng được nhiều bác sĩ khuyến cáo và được nhiều bà bầu tin dùng. Thành phần và hàm lượng Thành phần và hàm lượng vi chất là yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần xem xét trước khi đưa ra quyết định có nên mua một loại viên uống tổng hợp vitamin cho bà bầu hay không. Nguyên nhân là vì bước vào mỗi tam cá nguyệt khác nhau, mẹ bầu cần một hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Tốt nhất bạn không nên tự ý mua viên uống tổng hợp khi chưa có chỉ định về liều lượng bổ sung từ bác sĩ.
Th 06
Rất nhiều người bệnh đái tháo đường có cùng thắc mắc ăn khoai tây được không? Bởi lẽ, khoai tây từ lâu trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt. Tuy nhiên, bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn, người bệnh cần xem xét kỹ lưỡng để tránh gây tăng đường huyết. 1.GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA KHOAI TÂY Trước khi trả lời câu hỏi người tiểu đường có ăn được khoai tây không? bạn cần phải nắm rõ các thông tin về giá trị dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của thực phẩm này. Bởi lẽ, đây là những yếu tố cốt lõi, giúp bạn quyết định có nên bổ sung khoai tây vào thực đơn hằng ngày không. Cụ thể, khoai tây thường được biết đến là thành phần có dưỡng chất dồi dào, đa dạng. Trung bình 100g khoai tây tươi (còn vỏ) có thể cung cấp khoảng 12g chất bột đường, 2,5g chất xơ, 2,6g protein, 0,1g chất béo, 7 loại vitamin và 10 loại khoáng chất khác nhau. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, các chỉ số đường huyết (GI và GL) cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định phần lớn đến việc người tiểu đường có ăn được khoai tây hay không? Thông thường các chỉ số GI và GL ở khoai tây lần lượt là 70 (thuộc nhóm cao) và 12.3 (thuộc nhóm trung bình). Trong đó: GI (Glycemic Index) là chỉ số đường huyết, thể hiện khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm. GL (Glycemic Load) là tải lượng đường huyết, cho biết mức độ của đường huyết sau khi tiêu thụ loại thực phẩm đó. Như vậy, khoai tây sở hữu khả năng và mức độ tăng đường huyết trong nhóm cao và trung bình. 2.TIỂU ĐƯỜNG ĂN KHOAI TÂY ĐƯỢC KHÔNG? Người bệnh tiểu đường CÓ THỂ ăn khoai tây, nhưng cần hạn chế khối lượng khẩu phần cũng như tần suất tiêu thụ. Bởi lẽ, hầu hết các món ăn từ khoai tây đều sở hữu tốc độ và mức độ làm tăng năng lượng đường huyết tương đối cao (GI từ 70 đến 95, GL từ 11.4 đến 20), có thể tác động tiêu cực đến tình trạng bệnh lý của người dùng. 3.TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ ĐƯỢC ĂN BAO NHIÊU KHOAI TÂY? Theo hệ thống thang đo phân loại thực phẩm quốc tế, bất kỳ thực phẩm nào sở hữu chỉ số GL bằng hoặc cao hơn 20 thì sẽ được coi là có khả năng khiến đường huyết tăng vọt và cần được hạn chế trong thực đơn dành cho người tiểu đường. Như đã đề cập, chỉ số GL của khoai tây nằm ở trong khoảng trung bình đến cao tùy theo phương pháp chế biến. Vì vậy khi tiêu thụ loại thực phẩm này, người bệnh tiểu đường nên tránh các món ăn có chỉ số GL gần với mức tối đa (20) như khoai tây nướng và khoai tây chiên. Đối với các món ăn có chỉ số GL thấp hơn như khoai tây luộc và khoai tây nghiền, bạn vẫn có thể tiêu thụ và cần tính toán hàm lượng an toàn. Như vậy đối với câu hỏi NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN ĐƯỢC KHOAI TÂY KHÔNG? ĐƯỢC. Nhưng nên hạn chế, cụ thể là tránh các món khoai tây chiên và nướng, không nên ăn quá 162g khoai tây luộc/ cữ ăn cũng như 175g khoai tây nghiền/ cữ ăn. Lưu ý quan trọng: Hàm lượng tiêu thụ khoai tây kể trên được tính toán trong điều kiện người bệnh tiểu đường ăn khoai tây như nguồn carbohydrate duy nhất trong bữa ăn (tức là ngoài khoai tây, bạn không nên hấp thụ bất kỳ thực phẩm nào khác chứa carbohydrate). Nếu ăn kèm khoai tây với các thực phẩm giàu carbohydrate như cơm, bún, phở… bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để biết chính xác lượng khoai tây cần cắt giảm, giúp bạn trả lời câu hỏi người bệnh tiểu đường có ăn được không và nên ăn bao nhiêu để không ảnh hưởng đến đường huyết? 4.KHOAI TÂY CÓ TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG? Khoai tây có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe TỐT cho người bệnh tiểu đường, bao gồm hỗ trợ kiểm soát đường huyết, góp phần hạn chế biến chứng nguy hiểm…. Tất cả là nhờ dồi dào hàm lượng tinh bột kháng, chất xơ và vitamin. Cụ thể: Tinh bột kháng: là loại tinh bột không thể tiêu hóa ở ruột non. Cùng với chất xơ, tinh bột kháng được chứng minh có tác dụng hỗ trợ kiểm soát hiệu quả chỉ số đường huyết và góp phần cải thiện tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường. Chất xơ: Trung bình 100g khoai tây có thể đáp ứng khoảng 9% nhu cầu chất xơ mỗi ngày, bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Hai loại chất xơ này hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện vấn đề mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột - được coi là tình trạng là yếu tố nguy cơ góp phần thúc đẩy các biến chứng về thận, võng mạc, thần kinh… xảy ra ở người bệnh tiểu đường. Vitamin C: Đối với người bệnh tiểu đường, vitamin C có vai trò rất quan trọng, giúp làm dịu các phản ứng viêm gây tổn thương tế bào tuyến tụy - cơ quan chủ yếu sản xuất insulin (hormone điều hòa đường huyết), từ đó kích thích cơ thể sản sinh đầy đủ insulin để hạ đường huyết. 5.ĂN NHIỀU KHOAI TÂY CÓ KHIẾN ĐƯỜNG HUYẾT TĂNG VỌT KHÔNG? Ăn nhiều khoai tây CÓ THỂ khiến đường huyết tăng vọt, thậm chí tăng mất kiểm soát. Như đã trình bày ở trên, khoai tây dù chế biến lành mạnh, vẫn chứa GI và GL ở mức độ cao. Điều này có nghĩa rằng, nếu tiêu thụ vô tội vạ, thực phẩm này có thể khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy đa tạng, tổn thương thần kinh… 6.CÁCH ĂN KHOAI TÂY TỐT HƠN CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Đáp ứng nhu cầu protein và chất béo lành mạnh cho cơ thể Chất đường bột (carbohydrate), chất đạm (protein) và chất béo là ba dưỡng chất thiết yếu, giúp duy trì thể trạng khỏe mạnh. Trong đó, khoai tây là một nguồn dồi dào chất đường bột. Vì thế, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, người bệnh nên ăn kèm khoai tây với những thực phẩm giàu protein (đậu, lạc, gia súc/ gia cầm, thủy hải sản) và giàu chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch (dầu oliu, dầu hạt cải, quả bơ chín). Chọn lựa những củ khoai tươi, giàu dinh dưỡng Những củ khoai chất lượng thường có vỏ trơn nhẵn, lành lặn, không có chấm sâu hay lốm đốm mắt đen trên vỏ. Khi cầm chúng sẽ có cảm giác khá nặng và chắc tay. Bên cạnh đó, bạn nên tránh chọn những củ khoai có vỏ nhăn, mềm hoặc có nước rò rỉ ra ngoài. Chế biến lành mạnh, hạn chế dầu mỡ Khoai tây nướng và khoai tây chiên ngập dầu sở hữu chỉ số GI và GL ở mức cao. Không những vậy, những món ăn này còn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có hại cho sức khỏe tim mạch. Vì thế, khi tiêu thụ khoai tây, người bệnh nên lựa chọn các phương pháp chế biến lành mạnh, ít sử dụng dầu mỡ như luộc (nấu canh), hấp hoặc chiên bằng nồi chiên không dầu. Hạn chế tối đa muối và đường Người bệnh tiểu đường, nếu hấp thụ quá 5g natri (muối)/ ngày, và 25g đường/ ngày, có thể làm tăng nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi chế biến khoai tây, bạn nên hạn chế sử dụng gia vị này. Thay vào đó, để tạo cảm giác ngon miệng, người bệnh nên ưu tiên nêm nếm bằng gia vị tự nhiên như bột tỏi, bột hoa hồi, bột quế… Đo đường huyết định kỳ Đối với các trường hợp có chỉ số GI tiệm cận ở mức cao như khoai tây, người bệnh cần phải theo dõi sát sao hàm lượng đường trong máu trước và sau khi ăn khoai để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp. Nếu có điều kiện, bạn nên thăm khám với bác sĩ dinh dưỡng thường xuyên để nhận được hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn.
Th 06
Canxi là một trong những vi chất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, bố mẹ cần phải biết cách bổ sung canxi cho bé đúng và an toàn để trẻ luôn khỏe mạnh, đảm bảo sự phát triển tối ưu. Trong cơ thể con người, canxi chỉ chiếm 2% trọng lượng (trong đó 99% canxi nằm trong xương và răng, chỉ có 1% nằm trong máu, dịch nội bào…) dù vậy, loại khoáng chất này rất quan trọng, không thể thiếu. Theo đó nếu cơ thể thừa hoặc thiếu canxi đều gây ra những hệ lụy sức khỏe khôn lường, đặc biệt là trẻ nhỏ. 1.VÌ SAO CẦN PHẢI BỔ SUNG CANXI CHO BÉ? Theo các số liệu thống kê, hiện nay tình trạng thiếu canxi ở trẻ vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Dù ở mức không đáng báo động nhưng các chuyên gia cảnh báo cần hạn chế tình trạng này bằng cách bổ sung canxi cho trẻ mỗi ngày theo liều lượng khuyến nghị để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Bổ sung canxi giúp tăng chiều cao cho trẻ. Canxi là vật liệu không thể thiếu đối với quá trình hình thành, xây dựng cấu trúc xương vững chắc, giúp xương phát triển chắc khỏe từ đó cải thiện chiều cao hiệu quả. Chưa kể, canxi còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nhịp tim bình thường, tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng điện giải, dẫn truyền thần kinh, giải phóng hormone và các chất khác, tham gia vào quá trình đông máu và chức năng co giãn cơ bắp… Trẻ em cần canxi và vitamin D để ngăn ngừa bệnh còi xương. Theo đó nếu trẻ thiếu canxi thường xuyên và kéo dài nếu không được phát hiện và xử lý sớm có thể dẫn đến các hậu quả khôn lường như: suy dinh dưỡng thấp còi, đau xương, biến dạng xương, có dị tật ở răng miệng, gây suy giảm hệ miễn dịch khiến các tế bào gặp khó khăn trong việc nhận biết các tế bào ung thư và tiêu diệt, gia tăng nguy cơ loãng xương khi trưởng thành. 2.KHI NÀO CẦN BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ? Trả lời thắc mắc có nên bổ sung canxi cho bé, nếu có, nên bổ sung như thế nào… các bác sĩ cho biết bố mẹ cần quan sát và nhận thức sớm các dấu hiệu trẻ thiếu canxi để bổ sung kịp thời tránh các biến chứng. Các dấu hiệu đó là: trẻ nhỏ chậm đóng thóp, trẻ ngủ hay giật mình khóc đêm và đổ mồ hôi trộm, trẻ biếng ăn hay nôn trớ sữa, trẻ bị táo bón, trẻ chậm mọc răng, trẻ chậm phát triển chiều cao, chân vòng kiềng…. Nếu trẻ có dấu hiệu trên nghĩa là cơ thể đang bị thiếu canxi và cần được bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo bổ sung canxi cho bé an toàn, hiệu quả, tránh các nguy cơ xấu xảy ra, bố mẹ không nên tự ý mua các loại thuốc, thực phẩm bổ sung cho con… Trước tiên cần xác định tình trạng thừa/ thiếu canxi từ đó có cách bổ sung canxi cho phù hợp. 3.NGUY HẠI KHI BỔ SUNG CANXI CHO BÉ DƯ THỪA Nguyên nhân của việc thiếu canxi ở trẻ được xác định do trong quá trình mang thai mẹ bị tiểu đường thai kỳ, trẻ bị ngạt hoặc thiếu oxy trong quá trình chuyển dạ, chế độ ăn thiếu canxi, trẻ không được tắm nắng thường xuyên khiến cơ thể trẻ thiếu vitamin D3 - dưỡng chất quan trọng giúp hấp thu canxi hiệu quả. Thông thường trẻ bị thiếu canxi sẽ dẫn đến một số dấu hiệu đặc trưng để bố mẹ nhận biết và bổ sung kịp thời canxi giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tối đa tầm vóc trong tương lai. Dù vậy, bố mẹ cần bổ sung canxi cho trẻ đúng cách, đúng liều lượng theo khuyến nghị của chuyên gia. Bởi việc bổ sung canxi cho bé quá dư thừa cơ thể sẽ không hấp thu hết đào thải ra ngoài gây lãng phí, chưa kể tình trạng này có thể dẫn đến những nguy cơ sau: Gây vôi hóa thận, vôi hóa mô mềm gây nếp nhăn trên da. Gia tăng nguy cơ sỏi mật, sỏi thận đồng thời gây suy giảm chức năng của thận. Làm giảm hấp thu các khoáng chất quan trọng cần cho sự phát triển chiều cao: photpho, magie, sắt, kẽm… Gây xơ vữa động mạch nếu lượng canxi trong máu cao. Nguy hiểm hơn, việc bổ sung canxi cho trẻ dư thừa sẽ gây cốt hóa xương sớm khiến xương của trẻ không phát triển được nữa từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, trẻ không đạt được chiều cao như mong muốn trong tương lai. 4.NÊN BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ VÀO THỜI GIAN NÀO TRONG NGÀY? Tùy thuộc vào thời điểm uống canxi trong ngày (sáng, trưa, chiều, tối) mà quá trình hấp thụ canxi của cơ thể cũng có sự khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, buổi sáng được xem là thời điểm vàng để bổ sung canxi. Bởi quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể diễn ra khá mạnh vào buổi sáng, chưa kể, đây cũng là thời điểm bắt đầu một ngày mới trẻ thường vận động nhiều hơn nên sẽ hạn chế được sự tích lũy canxi. Hơn nữa, bổ sung canxi kết hợp với việc cho trẻ vận động bên ngoài để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhận nguồn vitamin D dồi dào tăng cường hiệu quả hấp thu đáng kể. Theo đó chuyên gia khuyên, mẹ nên cho trẻ uống các sản phẩm bổ sung canxi sau khi ăn trong khoảng từ 30 đến 60 phút (lưu ý không nên cho trẻ uống canxi khi bụng đói) với nhiều nước. Và cần nhớ chỉ nên bổ sung canxi cho bé vào buổi sáng sau khi ăn. Tuyệt đối không bổ sung canxi cho trẻ vào buổi chiều hoặc tối vì thời điểm này trẻ ít vận động khiến cơ thể hấp thụ canxi khó khăn hơn từ đó có thể gây khó ngủ/ mất ngủ ở trẻ, lắng đọng canxi gia tăng nguy cơ sỏi thận… 5.MỘT NĂM BỔ SUNG CHO BÉ MẤY LẦN? Với những trẻ bình thường để tránh nguy cơ thiếu hụt canxi ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất lẫn trí não, việc bổ sung canxi cho trẻ được các chuyên gia khuyến nghị khoảng 2-3 đợt mỗi năm và mỗi đợt kéo dài trong 4-5 tuần. Còn với những trẻ có vấn đề về sức khỏe hoặc mức thiếu hụt canxi của cơ thể ở mức trầm trọng, tùy theo tình trạng bác sĩ có thể chỉ định thời gian và liều lượng sử dụng canxi cho phù hợp. 6.NÊN BỔ SUNG CANXI CHO TRẺ BAO LÂU THÌ DỪNG? Mỗi lần bổ sung cho trẻ chỉ nên kéo dài khoảng 4-5 tuần. Tuy nhiên tùy tình trạng/ trường hợp thiếu hụt canxi ở trẻ mà bác sĩ có thể quyết định thời gian bổ sung canxi cho bé kéo dài đến khi nào. Bổ sung canxi cho trẻ bao lâu thì ngừng không có câu trả lời cụ thể mà điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng của trẻ, bố mẹ nên biết. 7.CÁCH BỔ SUNG CANXI CHO BÉ HẾT CÒI XƯƠNG, NHANH LỚN Nếu cơ thể bé có các dấu hiệu thiếu canxi như mất ngủ, ngủ hay giật mình, biếng ăn, táo bón, còi xương, chậm lớn… và bố mẹ chưa biết bổ sung canxi cho bé như thế nào để an toàn sức khỏe, đạt hiệu quả có thể tham khảo những gợi ý dưới đây: Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cần được cho bú sữa mẹ để đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể cần. 100g sữa mẹ cung cấp 32mg canxi. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, trong giai đoạn cho con bú người mẹ cần cung cấp từ 1.000 -1.300mg canxi cho cơ thể mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu canxi. Do đó, mẹ cần ăn các thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hằng ngày như: lòng đỏ trứng gà/ vịt, nấm mèo, rau dền, rau mồng tơi, rau ngót, đậu nành, đậu trắng, rau bí, rau muống, tôm đồng, cá mè, hải sâm… Tuy nhiên, lượng canxi cung cấp cho cơ thể qua chế độ ăn uống chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu cơ thể cần, vì vậy mẹ đang cho con bú có thể cân nhắc bổ sung loại khoáng chất này bằng các sản phẩm hỗ trợ. Dùng sữa công thức Trường hợp mẹ không đủ sữa cho con bú/ hoặc không có sữa có thể dùng sữa công thức. Lưu ý, khi chọn sữa công thức mẹ nên chú ý chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu của trẻ cũng như các thành phần có trong sữa. Điều này giúp trẻ tăng hấp thu và đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, chẳng hạn như canxi chẳng hạn. Bổ sung canxi qua thực phẩm Trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm, bên cạnh việc bú sữa mẹ, sữa công thức mẹ có thể chế biến món ăn hằng ngày cho trẻ bằng các thực phẩm giàu canxi phù hợp với độ tuổi như: các loại rau lá xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu và hạt, thủy hải sản, lòng đỏ trứng, nước cam… để bổ sung canxi cho bé. Ngoài tăng cường các thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống của trẻ bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi tắm nắng mỗi ngày để cơ thể hấp thụ vitamin D3 - dưỡng chất giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả. Nên cho trẻ tắm nắng khoảng từ 9h-15h vì đây là thời điểm ánh nắng mặt trời chứa nhiều vitamin D3 nhất, khi cho trẻ tắm nắng nên mặc quần áo mỏng, che chắn các khu vực nhạy cảm của trẻ như vùng kín, mắt… Dùng sản phẩm bổ sung canxi cho bé Có thể bổ sung canxi cho bé bằng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ cũng là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Trong trường hợp trẻ có vấn đề về sức khỏe, cơ thể không tự hấp thu canxi hay thiếu trầm trọng, việc cho trẻ dùng sản phẩm chứa canxi là cần thiết. Dù vậy, bố mẹ không được tự ý mua bổ sung canxi về cho con dùng, bởi việc sử dụng không đúng (vượt quá liều, sử dụng trong thời gian dài)... có thể gây thừa canxi dẫn đến tác hại nghiêm trọng. Tốt nhất để bổ sung canxi phù hợp bố mẹ nên đưa trẻ đi khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm vi chất để biết mức độ thừa/ hoặc thiếu canxi của cơ thể trẻ như thế nào và dùng liều thuốc bổ sung dưới sự chỉ định/ hướng dẫn của bác sĩ. 8.LƯU Ý BỔ SUNG CANXI CHO BÉ ĐỂ HẤP THỤ CANXI TỐT NHẤT Bổ sung canxi cho bé tốt nhất và an toàn nhất là chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu loại khoáng chất này. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ có thể cần bổ sung canxi bằng thuốc hoặc các thực phẩm hỗ trợ. Theo đó, để đảm bảo an toàn khi bổ sung canxi cho trẻ và cơ thể hấp thụ khoáng chất canxi hiệu quả bố mẹ cần lưu ý các vấn đề dưới đây: Chọn lựa sản phẩm chất lượng Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc, các sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ. Để tránh tiền mất tật mang, bố mẹ nên mua sản phẩm ở những nơi uy tín, chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ, kiểm định chất lượng và nhãn mác rõ ràng. Cẩn thận liều lượng sử dụng Không chỉ canxi mà bất kỳ loại vitamin, khoáng chất hay loại thuốc nào cũng đều quy định liều lượng bổ sung phù hợp với từng lứa tuổi để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả. Do đó, khi bổ sung canxi cho bé thông qua các sản phẩm thuốc, bố mẹ cần chú ý đến liều lượng sử dụng khuyến cáo, của nhà sản xuất, hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ không nên nóng vội vì con thiếu canxi mà bổ sung quá liều, quá nhiều. Bởi đi kèm với bổ sung quá nhiều canxi là những hệ lụy sức khỏe khôn lường. Bổ sung đúng thời điểm Bên cạnh chú trọng liều lượng sử dụng, để tăng hiệu quả hấp thu canxi bố mẹ nên bổ sung các loại khoáng chất này cho cơ thể trẻ đúng thời điểm. Đó là vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 60 phút kết hợp với đủ vitamin D. Buổi chiều và buổi tối không được khuyến khích bổ sung canxi cho trẻ vì có thể gây mất ngủ, lắng đọng canxi trong cơ thể gây sỏi thận… Đồng thời lưu ý không nên cho trẻ uống canxi khi đói, uống kèm với sữa. Kết hợp với vitamin D và magie Nếu được, bố mẹ có thể kết hợp bổ sung cho bé với vitamin D và magie. Bởi đây là 2 loại vi chất có tác dụng dẫn truyền giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi hiệu quả nhất. Vitamin D có thể bổ sung qua ánh nắng mặt trời, các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa… Còn magie có trong các loại hạt, chuối, bơ, cá béo, các loại hạt và đậu. Cho bé uống sắt và canxi cách nhau 2 tiếng Nếu trẻ cần bổ sung canxi và sắt cho cơ thể, bố mẹ nên cho bé uống 2 loại này cách nhau ít nhất 2 tiếng. Tuyệt đối không uống cùng lúc để tránh được chúng tương tác với nhau ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của cơ thể. Đồng thời, khi bổ sung canxi cho con, bố mẹ cần tăng cường thêm các thực phẩm giàu sắt như nghêu, sò, ốc, hến… vào thực đơn của trẻ. Tránh cho con ăn các thực phẩm giàu axit phytic và axit oxalic Bởi những chất này khi kết hợp với canxi sẽ tạo thành muối canxi không hòa tan. Lượng muối này sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể theo đường phân và nước tiểu. Những thực phẩm được xem là giàu axit phytic và axit oxalic bố mẹ nên cho con ăn khi bổ sung canxi là: ngũ cốc, rau chân vịt, rau dền, đậu nành…