CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

CHẾ ĐỘ ĂN CHO PHỤ NỮ BỊ TẮC TIA SỮA
16

Th 08

CHẾ ĐỘ ĂN CHO PHỤ NỮ BỊ TẮC TIA SỮA

  • admin
  • 0 bình luận

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa. 1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO BÀ MẸ BỊ TẮC TIA SỮA Tắc tia sữa là tình trạng tắc nghẽn dòng sữa ở một phần vú, ở núm vú hoặc trong hệ thống ống dẫn sữa. Tắc tia sữa có thể dẫn đến viêm vú, áp xe vú…. Những tình trạng này xảy ra thường xuyên nhất sau sáu đến tám tuần sau sinh nhưng cũng có thể gặp bất cứ lúc nào khi cho con bú. Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn tới khả năng tiết sữa và chất lượng nguồn sữa mẹ, do đó để tránh tắc tia sữa, người mẹ cần cho bé bú sớm, bú liên tục theo nhu cầu, tránh lo âu, căng thẳng… Điều quan trọng không kém là người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất, không kiêng khem quá mức… Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ kích thích sản xuất sữa mẹ. Chế độ ăn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ có đủ dưỡng chất để sản xuất sữa mẹ một cách thông suốt, hạn chế nguy cơ tắc tia sữa. Đa dạng thực phẩm lành mạnh giúp cung cấp cho mẹ và bé đầy đủ vitamin, khoáng chất, các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh và bé phát triển khỏe mạnh. 2.CÁC DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO PHỤ NỮ TẮC TIA SỮA Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tắc tia sữa, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu: NƯỚC Nước rất cần thiết cho việc sản xuất sữa mẹ và giúp cơ thể đào thải độc tố. Bà mẹ cho con bú nên uống từ 2,5-3l nước mỗi ngày. Lợi ích khi uống đủ nước mỗi ngày không chỉ có lợi cho sữa mẹ, nguồn sữa tốt hơn mà còn hạn chế nguy cơ bị tắc tia sữa sau sinh. Do đó, trước khi cho con bú hãy uống một cốc nước ấm để nguồn sữa luôn dồi dào. Nên uống nước lọc, nước trái cây, canh rau… CHẤT XƠ Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hạn chế táo bón, giúp mẹ dễ dàng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… Một số thực phẩm giàu chất xơ tốt, lợi sữa như rau bồ công anh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ xanh, táo, chuối, cam, lê, bưởi, đu đủ… VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT Vitamin, khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa mẹ và sức khỏe của mẹ cũng như trẻ bú mẹ. Phụ nữ cho con bú nên bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin A, C, E, D, canxi, sắt… Một số thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sữa mẹ, phòng và hỗ trợ tốt khi bị tắc tia sữa bao gồm: Vitamin A: cà rốt, khoai lang, bí đỏ… Vitamin C: cam, quýt, bưởi, ớt chuông… Vitamin D: cá hồi, trứng, sữa… Vitamin E: hạnh nhân, quả bơ, dầu oliu… Canxi: sữa, sữa chua, phô mai… Sắt: thịt bò, thịt gà, cá, rau bina… CHẤT BÉO TỐT Chất béo tốt giúp cơ thể mẹ hấp thu vitamin và khoáng chất tốt hơn, đồng thời giúp bé phát triển trí não. Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất béo tốt như quả bơ, cá hồi, hạt chia, dầu oliu… PROTEIN Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, trứng, sữa chua, các loại đậu. 3.THỰC PHẨM NÊN ĂN VÀ TRÁNH ĂN KHI BỊ TẮC TIA SỮA THỰC PHẨM NÊN ĂN Rau bồ công anh: Chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, bao gồm vitamin A, C, K, sắt, kali, canxi. Rau bồ công anh cũng là một nguồn cung cấp chất xơ tốt. Có thể luộc hoặc nấu canh. Măng tây: Măng tây không chỉ chứa nhiều chất xơ, vitamin A, K mà chúng còn có khả năng kích thích các hormone tuyến sữa ở những bà mẹ cho con bú. Nhờ vậy, lượng sữa mẹ tiết ra dồi dào, chứa đủ loại vi chất cần thiết cho cơ thể đang phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh. Cà rốt: Cà rốt là một loại rau củ phổ biến, giàu vitamin A, beta carotene, vitamin C, kali, chất xơ và các chất chống oxy hóa khác. Những chất dinh dưỡng này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh. Có thể uống nước ép cà rốt, nấu canh, nấu cháo… Đu đủ: Đu đủ xanh thường được hầm cùng móng giò để nấu canh, nấu cháo. Đu đủ chín ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố. Loại quả này rất giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều protein, chất béo, vitamin nhóm A, B, C, D, E… lại lợi sữa, dễ ăn. Canh gà: Canh gà là món ăn rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho mẹ. Nước dùng gà có tác dụng lợi sữa, giúp mẹ sản xuất nhiều sữa hơn. Có thể nấu canh gà với các loại rau củ khác nhau như cà rốt, khoai lang, nấm… Cháo yến mạch: Cháo yến mạch là món ăn giàu chất xơ, protein và vitamin, giúp mẹ no lâu và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Yến mạch cũng có tác dụng lợi sữa, giúp mẹ sản xuất nhiều sữa hơn. Nấu cháo yến mạch với sữa, trái cây hoặc các hạt dinh dưỡng để tăng cường dinh dưỡng. Sữa chua: Sữa chua là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường đề kháng cho mẹ. Sữa chua cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Nên chọn sữa chua nguyên chất, không đường để đảm bảo sức khỏe. Trứng gà: Trứng gà là thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất, giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh. Trứng gà cũng có tác dụng lợi sữa, giúp mẹ sản xuất nhiều sữa hơn. Chế biến trứng gà thành nhiều món ăn khác nhau như trứng luộc, trứng rán, trứng ốp la… Cá hồi: Cá hồi là thực phẩm giàu protein, omega 3, vitamin D, giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh và tốt cho sự phát triển trí não của bé. Omega 3 cũng có tác dụng lợi sữa, giúp mẹ sản xuất nhiều sữa hơn. Chế biến cá hồi thành nhiều món khác nhau như cá hồi nướng, cá hồi kho, cá hồi sốt me. Hạnh nhân: Hạnh nhân là thực phẩm giàu protein, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất, giúp no lâu, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hạnh nhân cũng có tác dụng lợi sữa, giúp mẹ sản xuất nhiều sữa hơn. Ăn hạnh nhân trực tiếp hoặc cho vào món khác như sữa chua, salad, sữa hạt. THỰC PHẨM NÊN TRÁNH Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Các món ăn được chế biến nhiều gia vị cay, nóng, nhiều dầu mỡ có thể khiến cơ thể mẹ nóng trong khiến tình trạng tắc tia sữa nghiêm trọng hơn. Ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ thường xuyên dễ làm sữa vón cục, tăng nguy cơ tắc tia sữa. Thực phẩm chế biến sẵn: Thường chứa nhiều muối, đường và chất béo không tốt cho sức khỏe. Các loại thức ăn chế biến sẵn như mì gói, đồ hộp, xúc xích… chứa rất ít chất dinh dưỡng nếu sử dụng thường xuyên sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết, giảm khả năng tiết sữa, gây mất sữa. Măng tươi, măng khô, măng chua: Măng chứa nhiều chất độc cyanide nếu sử dụng trong thời gian dài khi đang cho con bú sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sữa, khiến tình trạng tắc sữa nghiêm trọng hơn. Rượu, bia, cafe, các loại thức uống chứa caffeine: Các loại đồ uống này làm giảm lượng sữa mẹ, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Uống rượu bia thường xuyên sẽ khiến cơ thể mất nước khiến sữa mẹ trở nên đặc hơn, dễ vón cục gây tắc ống dẫn sữa, làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc tia sữa, khiến thiếu sữa hoặc mất sữa hoàn toàn. Mẹ nên hạn chế cafe và các loại thức uống chứa caffeine như trà xanh, nước ngọt, nước tăng lực…  

LÀM SAO ĐỂ TRẺ BÚ MẸ BỔ SUNG CANXI ĐỦ VÀ AN TOÀN?
16

Th 08

LÀM SAO ĐỂ TRẺ BÚ MẸ BỔ SUNG CANXI ĐỦ VÀ AN TOÀN?

  • admin
  • 0 bình luận

Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn bú mẹ. Vậy làm sao để bổ sung canxi hiệu quả qua nguồn sữa mẹ an toàn và hiệu quả? 1.DẤU HIỆU TRẺ TRONG THỜI KỲ BÚ MẸ THIẾU CANXI Canxi là thành phần chính quyết định đến sự hình thành và phát triển cấu tạo xương, răng cũng như tham gia vào nhiều hoạt động khác của cơ thể.  Với trẻ bú mẹ, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp canxi chủ yếu cho trẻ. Do đó, giai đoạn cho con bú nếu người mẹ không được bổ sung đủ lượng canxi cần thiết thì cả mẹ và bé đều có nguy cơ thiếu hụt khoáng chất này. Người mẹ thiếu canxi sẽ có những biểu hiện điển hình sau đây: Tê mỏi buồn bực chân tay. Đau nhức cơ bắp, hay bị chuột rút vào ban đêm. Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc. Đau lưng, đau hông, đau mỏi xương khớp. Đau răng. Móng tay, móng chân của mẹ dễ bị gãy. Loãng xương. Ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu thiếu canxi tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ. Nhưng thông thường bé sơ sinh bị thiếu canxi sẽ có những biểu hiện sau đây:  Bé ngủ hay giật mình và quấy khóc về đêm. Đổ mồ hôi trộm, nhất là khi đi ngủ. Rụng tóc hình vành khăn. Hay vặn mình nôn trớ sữa. Biếng ăn, chán ăn. Chậm mọc răng, răng mọc không đều, chậm phát triển vận động. Suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn. Chậm nhận thức… Sau sinh nhu cầu canxi tăng cao để cung cấp cho trẻ sơ sinh và bù lại lượng canxi bị thiếu hụt do quá trình mang thai và sinh nở. Vì thế, phụ nữ sau sinh cần chú ý bổ sung canxi đầy đủ và đúng cách để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. 2.HẬU QUẢ TRẺ SƠ SINH THIẾU CANXI Tình trạng bé sơ sinh thiếu canxi nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của bé. Những hậu quả có thể gặp sau này do trẻ thiếu canxi các mẹ cần lưu ý: Còi xương, thấp còi, nhỏ con hơn so với các bạn cùng trang lứa. Trẻ dễ biến dạng xương, gù vẹo cột sống. Suy dinh dưỡng: khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ cũng kém hơn do thiếu canxi làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Co giật, co rút cơ, rối loạn hệ thần kinh. Hệ miễn dịch suy yếu: Trẻ rất dễ hay bị ốm vặt, lâu khỏi. Đặc biệt, những biến dạng ở xương nếu không được điều trị kịp thời, khi trẻ lớn lên đầu sẽ có hình dạng cá trê, méo 1 bên, lưng gù, chân cong… Vì thế mẹ tuyệt đối đừng chủ quan khi thấy những dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ. 3.GIẢI PHÁP ĐỂ BÉ BÚ MẸ BỔ SUNG CANXI AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ Đối với trẻ đang còn bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính, đồng thời là nguồn cung cấp canxi an toàn cho bé. Vì thế, người mẹ cần có chế độ ăn uống đa dạng, bổ sung canxi đầy đủ để bé phát triển khỏe mạnh. Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 300mg canxi mỗi ngày và tăng lên khoảng 400mg canxi/ ngày khi trẻ 7-12 tháng tuổi. Để đảm bảo lượng canxi cung cấp cho trẻ qua sữa mẹ, việc đầu tiên là phải cải thiện khẩu phần ăn uống cho người mẹ. Mẹ cho con bú nên tăng cường các thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn như: sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…), lòng đỏ trứng, nước cam, các loại ngũ cốc và hạt (đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…), hải sản như tôm, cua, cá. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung vitamin D hằng ngày cho bé để có thể hấp thu canxi tốt hơn. Theo khuyến cáo, mẹ cho con bú cần khoảng 1300mg canxi mỗi ngày. Với nhu cầu canxi cao như vậy, chỉ bổ sung canxi qua chế độ ăn uống rất khó để đáp ứng đủ. Người mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm canxi qua dược phẩm hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe sao cho phù hợp để bù đắp vào chỗ thiếu hụt. Thực tế không phải toàn bộ lượng canxi mà chúng ta nạp vào cơ thể đều được hấp thu. Đây là lý do tại sao nhiều mẹ sau sinh bổ sung canxi nhưng vẫn gặp tình trạng thiếu hụt.  

10 TÁC DỤNG CỦA TINH BỘT NGHỆ GIÚP BẠN LÀM ĐẸP TỰ NHIÊN
15

Th 08

10 TÁC DỤNG CỦA TINH BỘT NGHỆ GIÚP BẠN LÀM ĐẸP TỰ NHIÊN

  • admin
  • 0 bình luận

Các tác dụng của tinh bột nghệ với sức khỏe và sắc đẹp đã được các chuyên gia sức khỏe công nhận. Vậy cụ thể tinh bột nghệ có những công dụng gì?  Tác dụng của tinh bột nghệ tựa như liều thuốc tự nhiên giúp đem đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Có thể bạn đã từng nghe qua một vài công dụng tinh bột nghệ, song vẫn còn khá nhiều bí ẩn chưa khám phá hết về loại thảo dược này đấy! 1.CÁCH PHÂN BIỆT TINH BỘT NGHỆ VÀ BỘT NGHỆ Nghệ là một loại thảo dược xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do có màu vàng cùng vị thơm và cay ấm rất đặc trưng nên không ngạc nhiên khi củ nghệ được phong là “nữ hoàng gia vị”, đây được coi là gia vị chính trong văn hóa ẩm  thực của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tinh bột nghệ là thành phẩm từ củ nghệ tươi. Nghệ tươi nguyên chất sau khi trải qua quá trình tách lọc, loại bỏ các tạp chất, xơ nghệ và tinh dầu sẽ thu được tinh bột nghệ nguyên chất đảm bảo hàm lượng curcumin cao (hoạt chất quý giá nhất trong củ nghệ). Tinh bột nghệ có hai loại phổ biến là tinh bột nghệ vàng và tinh bột nghệ đen thường được sấy khô và sử dụng dưới dạng bột mịn. Nhiều người lầm tưởng rằng bột nghệ và tinh bột nghệ là hai tên gọi khác nhau để chỉ cùng một sản phẩm. Điều này hoàn toàn không chính xác. Đây là hai sản phẩm khác biệt về công dụng và chất lượng.  2.TÁC DỤNG CỦA TINH BỘT NGHỆ Theo các chuyên gia sức khỏe, nghệ không chỉ là một nguyên liệu gia tăng hương vị, màu sắc cho món ăn, mà đặc biệt, tinh bột nghệ còn có rất nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Vậy công dụng của tinh bột nghệ là gì? Trong tinh chất nghệ có chứa rất nhiều các hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, chống viêm… Ngoài ra, tinh bột nghệ còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh như protein, chất xơ, vitamin B3 (niacin), vitamin C, vitamin E, vitamin K, canxi, kali, đồng, sắt, magie và kẽm. Vì vậy, với những công dụng tuyệt vời, không ngạc nhiên khi tinh bột nghệ được coi là loại thảo dược quý trong việc phòng và chống lại bệnh tật. Theo nhiều nghiên cứu, việc uống một cốc nước ấm cùng một thìa tinh bột nghệ nguyên chất mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làn da được cải thiện trở nên hồng hào, sáng màu hơn. Dưới đây là 10 công dụng của tinh bột nghệ đối với cuộc sống: NGĂN NGỪA CÁC CHỨNG VIÊM Tinh bột nghệ là một trong số những thực phẩm có công dụng rất tốt cho sức khỏe nhờ chứa hoạt chất chống viêm, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, và sự lão hóa sớm. Hơn thế nữa, hợp chất curcumin trong tinh bột nghệ còn chữa trị các cơn đau khác nhau do chứng viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng và thậm chí là đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện. HỖ TRỢ TIÊU HÓA TỐT HƠN Tinh bột nghệ - sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người thường mắc các vấn đề về tiêu hóa. Đây là bài thuốc dân gian phổ biến được sử dụng điều trị chứng chướng bụng, đầy hơi. Bởi vì trong tinh bột nghệ nguyên chất có khả năng kích thích túi mật, giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn và đặc biệt tốt cho người bị viêm đại tràng. Tuy nhiên, nếu bạn có các bệnh liên quan đến túi mật thì cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhé. GIÚP PHÒNG NGỪA UNG THƯ Một số nghiên cứu cho thấy, tinh bột nghệ chứa chất curcumin có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, từ đó giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Hơn thế nữa, curcumin có trong tinh bột nghệ còn có thể phá hủy các tế bào gây nên bệnh ung thư tiền liệt tuyến, khi được cơ thể hấp thụ sẽ làm giảm đi sự hình thành của các khối u, tế bào di căn, đồng thời hỗ trợ các loại thuốc đặc hiệu tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn. Đây thực sự là một sản phẩm tuyệt vời ngăn chặn ung thư một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, tác dụng của tinh bột nghệ còn giúp chống lại các khối u do bức xạ gây ra, phòng ngừa, chống lại các tế bào khối u gây bệnh cầu, ung thư ruột kế và ung thư vú. TÁC DỤNG TRONG VIỆC CẢI THIỆN SỨC KHỎE GAN Tinh bột nghệ từ lâu đã được biết đến nhờ khả năng thanh lọc máu và giúp giải các độc tố tích tụ trong cơ thể do quá trình ăn uống hay tác động của môi trường một cách dễ dàng nhất. Đặc biệt tinh bột nghệ sẽ giúp tăng lượng mật và làm thanh lọc gan, giúp trẻ hóa các tế bào gan và tiếp thêm năng lượng để chúng loại bỏ các độc tố. Hơn nữa nghệ còn tăng khả năng tăng cường sinh lực và cải thiện lưu thông máu rất tốt.  Với tác dụng cải thiện chức năng gan, thức uống tinh bột nghệ được sử dụng như một loại thuốc phổ biến với những người mắc bệnh suy gan. GIÚP TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH Theo các chuyên gia, hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm trong tinh bột nghệ có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể nếu uống thường xuyên, đúng liều lượng. Điều tuyệt vời từ tác dụng của tinh bột nghệ đối với sức khỏe đó là nhờ vào khả năng kháng khuẩn, kháng vi trùng và các loại nấm có hại cho cơ thể. Từ đó, chúng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch hiệu quả một cách tự nhiên và lành mạnh. PHÒNG CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH Khi uống tinh bột nghệ, bạn sẽ được cung cấp thêm một lượng chất chống oxy hóa, chống viêm cùng một nguồn curcumin dồi dào rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch - một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất trên thế giới. Ngoài ra, tinh bột nghệ còn có tác dụng cải thiện chức năng của tế bào nội mô (lót mặt trong của tất cả các mạch máu trên cơ thể), giúp điều chỉnh chứng huyết áp và rối loạn đông máu. Bên cạnh đó, nồng độ cholesterol cao là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như tăng huyết áp hay các bệnh liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì chỉ cần uống một lượng tinh bột nghệ nhất định mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Một điều tuyệt vời nữa, một trong những tác dụng của tinh bột nghệ phải nhắc đến khả năng ngăn chặn sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch và tình trạng nghẽn mạch máu rất tốt. BẢO VỆ NÃO BỘ KHỎE MẠNH Curcumin sẽ thúc tăng cường các yếu tố ảnh hưởng tế bào thần kinh bắt nguồn từ não. Đây là loại hormone chịu trách nhiệm phát triển và duy trì các tế bào thần kinh, cải thiện chức năng nhận thức và ghi nhớ của não bộ. Bên cạnh đó, uống tinh bột nghệ còn giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer - chứng suy giảm nhận thức hay mất trí nhớ ở người già nhờ các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. LÀM ĐẸP BẰNG TINH BỘT NGHỆ Uống tinh bột nghệ là một trong những bí quyết chăm sóc da phổ biến của chị em phụ nữ. Công dụng của mặt nạ bằng tinh bột nghệ sẽ giúp các vết mụn mau lành hơn, giảm triệu chứng lão hóa da và lượng dầu trên da mặt. Không những thế, tinh bột nghệ có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh chàm, vảy nến, xơ cứng bì, chứng đỏ mặt và một số căn bệnh da liễu khác.  Không chỉ vậy, dưỡng chất trong tinh bột nghệ, đặc biệt là hàm lượng cao curcumin có nhiều tác động tích cực đến mô và collagen, hỗ trợ vết thương trên da mau lành và hạn chế để lại sẹo. Vậy nên nghệ thường được coi là thành phần chính trong những kem trị sẹo.  

NHỮNG SAI LẦM BỐ MẸ DỄ GẶP PHẢI KHI CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG
15

Th 08

NHỮNG SAI LẦM BỐ MẸ DỄ GẶP PHẢI KHI CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG

  • admin
  • 0 bình luận

Sử dụng thực phẩm quá giàu đạm, không cho trẻ ăn rau xanh, chế biến món ăn thiếu dầu mỡ… là những sai lầm cần tránh thực hiện khi ăn bữa bổ sung cho trẻ. Theo khuyến nghị dinh dưỡng trong 1000 ngày vàng của Viện Dinh Dưỡng, ăn bổ sung nghĩa là cho ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các thức ăn và chất lỏng thêm này được gọi là thực phẩm bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp chất dinh dưỡng. Thức ăn bổ sung phải là các thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển. Sau đây là một số sai lầm thường gặp: ĂN CÀNG NHIỀU CHẤT BÉO CÀNG TỐT Theo tháp dinh dưỡng được xây dựng bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, mỗi bữa ăn của trẻ cần đủ 4 nhóm: đường bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), chất béo, chất đạm và vitamin - khoáng chất. Trong đó, chất béo (bao gồm dầu thực vật và mỡ động vật) thuộc nhóm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và duy trì sự sống. Cũng theo Viện dinh dưỡng, chất béo là nguồn dự trữ năng lượng quan trọng, tham gia vào cấu trúc của tất cả các mô và màng tế bào, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt. Chất béo còn tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa của cơ thể người và là thành phần để tạo ra testosterone, estrogen (hormone giới tính), acid mật, là màng lọc của các tế bào. Chất béo trong dầu ăn là trung gian chuyên chở các phần tử dinh dưỡng, đồng thời đóng vai trò cung cấp dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K… giúp ruột hấp thụ các vitamin này. Vì thế, chất béo đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong mọi giai đoạn từ bào thai, ăn dặm cho tới 8 tuổi, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo càng cao. Thực tế nhiều cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn bổ sung càng nhiều chất, càng giàu đạm giúp trẻ phát triển càng tốt. Sai lầm chủ yếu là cho trẻ ăn dưới dạng nước thịt (chỉ cho ăn nước, không dùng cái, sợ trẻ hóc), nước xương hầm… Không biết sử dụng nguồn chất đạm dồi dào khác ngoài thịt, cá như ăn trứng sợ trẻ đầy bụng, tôm cua sợ trẻ ho và ỉa chảy. Không biết dùng các loại đậu, đỗ, lạc, vừng là nguồn đạm thực vật tuy giá rẻ nhưng cũng rất tốt. ÍT DÙNG DẦU MỠ TRONG BỮA ĂN CỦA TRẺ Ít sử dụng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ vì cho rằng dầu mỡ khó tiêu hóa, gây ỉa chảy là một sai lầm phổ biến, trong khi dầu mỡ lại rất cần cho trẻ ở giai đoạn này. Dầu ăn cho bé ăn dặm ở đây có thể bao gồm cả dầu thực vật hoặc dầu cá được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cần thiết cho cơ thể cùng với những sản phẩm khác như bơ, pho mát… Dầu ăn cũng thuộc nhóm chất dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành các mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, đồng thời giúp cho quá trình hấp thụ một số vitamin quan trọng đối với cơ thể được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Với những công dụng đó dầu ăn không thể bỏ sót trong khẩu phần ăn của trẻ. 1g dầu cung cấp 9kcal, cho nên dầu ăn không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ. Nếu trẻ dưới 6 tháng thì khi đó trẻ đang bú mẹ hoàn toàn và chất béo trong sữa mẹ chiếm 50% năng lượng. Từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì chất lượng chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ cũng phải đảm bảo 40%-45% và dầu ăn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi cần được bổ sung khá cao. Nhưng đối với những trẻ dưới 1 tuổi thì chất béo tổng thể trong khẩu phần ăn cung cấp khoảng 30-35% năng lượng. Trẻ ở những năm đầu đời phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần, nên thiếu hụt chất chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể ảnh hưởng đển chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. KHÔNG CHO TRẺ ĂN CÁC LOẠI RAU XANH Khi chế biến đồ ăn dặm, thường các bà mẹ chỉ dùng nước luộc rau, ngay cả các loại củ như khoai tây, cà rốt cũng chỉ lấy nước ninh để quấy bột cho trẻ. Một số bà mẹ quan niệm sai lầm rằng trẻ không được ăn rau, và ăn rau dễ rối loạn tiêu hóa. Trên thực tế, rau củ là một trong những loại thực phẩm tốt, tươi ngon và lành mạnh nhất. Chúng chứa nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa táo bón, đồng thời giúp cho hệ tim mạch phát triển tốt hơn. Thêm nữa chúng còn ngăn ngừa nguy cơ béo phì, cung cấp nước và khoáng chất cần thiết như vitamin A, C, kali, sắt, kẽm. Nhưng khi các bạn cho trẻ ăn rau, ngoài những lo ngại về nguồn gốc xuất xứ, độ tươi ngon, để chọn các loại rau củ cho bé ăn dặm tốt, nhiều ba mẹ còn băn khoăn về nitrat - hợp chất mà một số loại rau hấp thụ từ đất. Nếu hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng methemoglobin huyết, khiến da trẻ có màu xanh lam ở vị trí lòng bàn tay, bàn chân và miệng, trẻ có thể bị mệt kèm theo khó thở. Nếu bạn nhận thấy trẻ có các triệu chứng trên, cần phải đưa trẻ đi khám ngay ở các trung tâm y tế chuyên khoa. Một vài loại rau củ có hàm lượng nitrat tương đối cao là cà rốt, rau bina, củ dền… Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải tránh các loại rau củ cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Bởi một nghiên cứu công bố năm 2005 cho thấy lượng nitrat cao từ rau củ chủ yếu gây hại cho sức khỏe của trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống, giai đoạn mà trẻ chỉ bú sữa mẹ. Do đó, mẹ có thể yên tâm chọn các loại rau củ cho bé ăn dặm miễn rằng chúng tươi, sạch và rõ nguồn gốc xuất xứ, chế biến. CHO TRẺ ĂN CƠM QUÁ SỚM Cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng: Các bà mẹ cho rằng ăn cơm sớm sẽ giúp trẻ cứng cáp, nhanh chóng biết đi. Thực tế nếu cho trẻ ăn cơm quá sớm, trẻ chỉ nuốt chửng với nước rau luộc hoặc nước canh vì vậy bộ máy tiêu hóa phải làm việc quá sức. Khi ăn cơm thường là ăn với gia đình, trẻ ít được quan tâm, ưu tiên thức ăn nên bữa ăn của trẻ không được đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng. Ngoài ra, một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ trong 2 năm đầu đời vẫn là sữa mẹ. Nếu trẻ ăn cơm sớm, lượng sữa cần thiết được hấp thu sẽ giảm đi vì trẻ luôn cảm thấy đầy bụng, không muốn uống sữa. Như vậy việc cho trẻ ăn cơm sớm khi được 16 tháng tuổi có thể tiềm ẩn nguy cơ khiến bé suy dinh dưỡng. Cho trẻ ăn cơm sớm trước khi trẻ có thể nhai và tiêu hóa cơm được là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây suy dinh dưỡng ở trẻ ở nước ta.  Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng, trẻ tròn 6 tháng tuổi, khi con bạn bắt đầu bổ sung, hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian để thích nghi với thức ăn, trẻ cần học cách nhai, đảo thức ăn trong miệng và nuốt thức ăn. Vì vậy bạn nên tập ăn cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn mỗi lần 2-3 thìa nhỏ/ lần x 2 lần/ ngày. Thời gian tập cho trẻ ăn thường trong vòng vài ba ngày (không nên kéo dài thời gian tập ăn quá 1 lần). Sau đó tăng dần lượng thức ăn để phù hợp với độ tuổi của bé cũng như tăng dần độ đậm đặc của thức ăn. Mỗi bữa ăn cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, số lượng thức ăn tăng dần khi trẻ lớn lên. Tăng dần số lượng trong bữa ăn hằng ngày của trẻ theo tuổi. Ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi và kết hợp với nhiều thức ăn khác nhau giúp trẻ ăn ngon miệng, chú ý đến khẩu vị của trẻ khi nấu thức ăn. Đảm bảo thức ăn của bé giàu dinh dưỡng, đủ chất, mỗi bữa của trẻ phải có đủ 4 nhóm thức ăn gồm nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đảm bảo vệ sinh ăn uống và cách chế biến thức ăn cho trẻ. Sử dụng thực phẩm tươi và nước sạch khi nấu cho trẻ. Cần rửa sạch dụng cụ, tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn. Sử dụng đồ sạch để đựng thức ăn cho trẻ.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: