Th 08
Sữa tươi là thức uống cung cấp nhiều dinh dưỡng . 1 ly sữa tươi có bao nhiêu calo, uống sữa tươi có mập không? Uống thế nào tốt cho sức khỏe? Sữa tươi là một loại thức uống quen thuộc với nhiều trẻ nhỏ và người lớn. Không chỉ dùng để uống trực tiếp mà sữa tươi còn có nhiều công dụng khác như làm bánh, làm mặt nạ, làm đẹp… Câu hỏi được nhiều người quan tâm là 1 ly sữa tươi có bao nhiêu calo? Uống sữa tươi có mập không? Uống thế nào tốt cho sức khỏe? Hãy cùng Hadu Pharma tìm hiểu vấn đề này nhé! 1.THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA SỮA TƯƠI Giá trị dinh dưỡng của sữa tươi Tùy thuộc vào một số yếu tố, điều kiện mà giá trị dinh dưỡng trong sữa tươi sẽ khác nhau, trung bình trong 100ml sữa tươi sẽ cung cấp cho cơ thể các thành phần dinh dưỡng gồm: Năng lượng: 73.2 kcal Chất béo: 3.2g Chất đạm: 2.9g Carbohydrate: 8.2g Vitamin A: 113 IU Vitamin D: 15 IU Vitamin B1: 26 µg Vitamin B2: 139 µg Canxi: 100mg Magie: 7.7mg Kẽm: 0.31mg Công dụng của sữa tươi với sức khỏe con người Sữa tươi là loại thức uống quen thuộc với chúng ta, không chỉ uống trực tiếp mà còn góp mặt trong nhiều món ngon, dùng để làm đẹp… Dưới đây là một số công dụng của sữa tươi đối với sức khỏe con người: Giúp xương chắc khỏe: Với hàm lượng canxi, vitamin D3 dồi dào, sẽ góp phần bảo vệ xương và răng thêm chắc khỏe. Cung cấp năng lượng: Sữa tươi là nguồn cung cấp nhiều năng lượng, chất đạm và chất béo cho cơ thể. Bạn có thể uống sữa tươi vào buổi xế trưa, chiều hay những lúc làm việc căng thẳng để có ngay nguồn năng lượng làm việc tức thì. Tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể: Với nguồn vitamin dồi dào như vitamin A, vitamin B, vitamin D và các khoáng chất như: magie, photpho, selen thì sữa tươi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì quá trình trao đổi chất hoạt động tốt. Làm đẹp da: Sữa tươi có các chất chống oxy hóa nên sẽ giúp trẻ hóa làn da, bạn cũng có thể dùng sữa tươi để tắm, đắp mặt nạ để làm đẹp da. 2.TRONG 100ML SỮA TƯƠI CÓ BAO NHIÊU CALO? Có nhiều loại sữa khác nhau, trung bình trong 100ml sữa tươi sau sẽ chứa các lượng calo: Sữa bò (nguyên chất): 150 calo Sữa bò ít béo (1%): 110 calo Sữa bò (tách béo): 80 calo Sữa hạnh nhân (không đường): 40 calo Sữa đậu nành (không đường): 80 calo Sữa gạo (không đường): 120 calo Sữa dừa (không đường): 50 calo Sữa tươi có đường: 73 calo 3.UỐNG SỮA TƯƠI CÓ MẬP KHÔNG? Uống sữa tươi có đường béo không? Việc uống sữa tươi có đường béo không còn tùy thuộc vào liều lượng sữa, cũng như lượng calo mà bạn cung cấp cho cơ thể hằng ngày. Trung bình một ngày cơ thể chúng ta cần bổ sung khoảng trên dưới 2000-2500 calo để hoạt động bình thường, nếu bạn không nạp vượt quá con số calo trên sẽ không gây béo. Tuy nhiên nếu bạn đang muốn giảm cân nhanh chóng thì mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 100ml sữa, còn nếu bạn dùng sữa tươi thay thế nước uống hằng ngày thì nguy cơ tăng cân, béo mập là rất cao. Uống sữa tươi không đường có béo không? Sữa tươi không đường có nhiều loại như: sữa không béo, sữa ít béo, sữa nguyên kem. Trong đó sữa ít béo, sữa tách béo không có quá nhiều calo nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cân nặng của người đang ăn kiêng. Sữa tươi nguyên kem lại có lượng chất béo và calo cao nên sẽ có xu hướng làm tăng cân nếu tiêu thụ nhiều mỗi ngày. Ngoài ra, việc uống sữa tươi không đường có béo hay không còn tùy thuộc vào lượng calo, liều lượng mà bạn nạp vào cơ thể, nếu dư thừa calo mỗi ngày sẽ tích tụ thành mỡ thừa khiến bạn tăng cân. 4.NHỮNG LƯU Ý ĐỂ UỐNG SỮA TƯƠI TỐT CHO SỨC KHỎE Mặc dù sữa tươi tốt cho sức khỏe nhưng tùy theo đối tượng sử dụng mà bạn sẽ bổ sung lượng sữa khác nhau: người lớn là 200ml/lần, trẻ nhỏ là 150ml/ lần, và nên chia nhỏ để uống nhiều lần trong ngày sẽ tốt hơn. Bạn không nên uống sữa khi bụng đói sẽ gây hại dạ dày, nếu có thức ăn thì dạ dày sẽ hấp thụ nhiều canxi hơn. Ngoài ra, bạn nên uống trước khi đi ngủ 30 phút, không nên uống rồi đi ngủ liền sẽ khiến bạn no quá khó chịu. Không nên uống sữa chung với thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và gây một số tác dụng phụ. Những đối tượng bị dị ứng với sữa, sỏi thận, thiếu máu, trào ngược dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa, viêm thận cấp, tiêu chảy… thì không nên uống sữa tươi.
Th 08
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa còn non nớt nên bé rất dễ gặp phải các vấn đề như táo bón, đi ngoài phân lỏng, đầy hơi, nôn trớ… Để giúp bé giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề này, mẹ sẽ cần chăm chút hệ tiêu hóa cho trẻ. Vậy làm thế nào để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? 1.BỔ SUNG THỰC PHẨM GIÀU CHẤT XƠ VÀO CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA BÉ Trẻ từ 1-3 tuổi cần được cung cấp 19g chất xơ, trẻ từ 4-8 tuổi cần 25g chất xơ mỗi ngày. Chất xơ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa, không chỉ giúp nhuận tràng mà còn giúp điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột. Những loại thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ có thể kể đến là: Trái cây như táo và lê Các loại hạt (Đậu đen, đậu cúc, đậu đỏ) Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây Ngoài các thực phẩm kể trên, mẹ cũng nên cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu lợi khuẩn, chẳng hạn như sữa chua… Đây là những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa, có thể giúp bé giảm nguy cơ gặp phải các rối loạn tiêu hóa thường gặp như táo bón, đi ngoài phân lỏng. 2.LỰA CHỌN LOẠI SỮA PHÙ HỢP GIÚP BÉ TIÊU HÓA KHỎE, HẤP THU NHANH Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ cần cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, không chỉ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần mà còn dễ tiêu, giúp bé hấp thu nhanh và ít gặp các vấn đề tiêu hóa. Trường hợp không thể cho bé bú, bạn cần chọn cho bé những công thức sữa giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh. Cụ thể, để chọn được sữa công thức đáp ứng tiêu chí này, mẹ sẽ cần quan tâm đến quy trình sản xuất. và nên ưu tiên những công thức sữa có quy trình xử lý nhiệt nhẹ 1 lần. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và dễ biến đổi cấu trúc thành đạm biến tính khó tiêu nếu bị gia nhiệt nhiều lần, từ đó gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Ngược lại, với quy trình xử lý nhiệt 1 lần này sẽ giúp bảo toàn, giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh. Ngoài ra, mẹ nên cũng cần chọn sữa êm dịu với đường tiêu hóa của bé với nguồn sữa chất lượng cùng vị thanh mát, không chứa đường sucrose để bé uống ngon và giảm nguy cơ sâu răng, béo phì từ những năm đầu đời. 3.CHO TRẺ UỐNG ĐỦ NƯỚC Ăn nhiều chất xơ nhưng không uống nước sẽ giống như “đổ siêu keo vào ruột”, như vậy sẽ khiến các vấn đề tiêu hóa của bạn tệ hơn. Do đó, một trong những bí quyết để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa là cho bé uống nhiều nước. Nếu gia đình bạn sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, hoặc nếu bé vận động, tập thể dục ở ngoài trời, đổ mồ hôi nhiều thì việc cho bé uống đủ nước càng quan trọng. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cho bé uống nước lọc, hạn chế cho bé dùng các loại thức uống nhiều đường, chẳng hạn như nước ngọt, nước tăng lực. 4.TẬP THỂ DỤC Tập thể dục không chỉ tốt cho tim, phổi, hệ miễn dịch mà còn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó, mẹ cần để bé vận động, vui chơi ngoài trời. Bởi việc này sẽ giúp kích thích hoạt động của hệ thống tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, khi trẻ vận động, vui chơi ngoài trời hoặc khi trẻ đang tập trung làm một điều gì dó, nhiều trẻ không muốn dừng lại để đi vệ sinh, đặc biệt với những trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn nên chủ ý nhắc nhở con đi toilet thường xuyên. Việc nín tiểu hoặc nín đi cầu thường xuyên sẽ dẫn tới các vấn đề đường ruột và táo bón. 5.KHÔNG ĐỂ TRẺ BỊ CĂNG THẲNG Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa là căng thẳng. Căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, hay bệnh Crohn. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rất khó để nhận biết trẻ đang gặp căng thẳng vì trẻ chưa biết cách diễn đạt. Trẻ chỉ có thể biểu hiện qua việc khóc, ngủ mớ, không chịu đến một môi trường nào đó có khả năng gây căng thẳng ví dụ như lớp học, biếng ăn… Nếu con bạn gặp vấn đề khi đi vệ sinh, bạn cũng đừng la mắng hay áp lực lên trẻ. Thi thoảng trẻ vẫn nhịn đi cầu vì bận đi chơi hoặc một lý do nào đó. Để tránh trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa, bạn nên cho trẻ tập đi cầu và đừng nên ép trẻ quá mức. Ngoài ra, bạn cũng nên thử trò chuyện với con trẻ để giúp thư giãn, an tâm hơn và nếu con gặp khó khăn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
Th 08
Về cơ bản, cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng giúp đánh giá sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, khi đang nuôi dưỡng một em bé, chắc hẳn ba mẹ nào cũng quan tâm đến các vấn đề như trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào trong năm đầu đời? Nếu trẻ chậm tăng cân thì dấu hiệu nào cho biết trẻ nên được đi khám? 1.YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN NẶNG KHI SINH CỦA MỘT EM BÉ? Trước khi tìm hiểu trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào trong năm đầu đời bạn có thể khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng cân của trẻ khi chào đời. Nhìn chung, những em bé được sinh sau ngày dự sinh thường có thể trạng/ chiều cao lớn hơn các bé sinh trước ngày dự sinh. Đó là lý do mà một em bé sinh non thường có thể trạng/ chiều dài nhỏ hoặc nhẹ hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Bên cạnh đó, cân nặng khi sinh của trẻ cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như: Sức khỏe của em bé khi sinh ra. Yếu tố di truyền. Thứ tự sinh - Đứa con đầu tiên (con so) thường có kích thước nhỏ hơn so với các bé được sinh ra ở những lần tiếp theo (con dạ) Giới tính - Bé trai thường có kích thước, cân nặng lớn hơn so với bé gái Các bé sinh đôi, sinh ba thường có kích thước nhỏ hơn so với các bé được sinh một mình Cuối cùng, sức khỏe cũng như chế độ ăn uống của mẹ trước và sau khi sinh cũng góp phần ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong trường hợp trẻ sinh ra quá nhẹ cân hoặc bị nặng cân hơn so với tuổi thai, trẻ sẽ cần được theo dõi chặt chẽ hơn để kiểm soát các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra. 2.TRẺ SƠ SINH, TRẺ NHỎ TĂNG CÂN THẾ NÀO TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI? Mặc dù kích thước và tốc độ phát triển của mỗi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là khác nhau nhưng về cơ bản thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng cân như thế nào là vấn đề khá dễ dự đoán. Sau đây là những thông tin về sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên để bạn tham khảo và đối chiếu nhằm theo dõi bé yêu tăng cân như thế nào. THÔNG TIN CHUNG VỀ SỰ TĂNG CÂN CỦA TRẺ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI Trên thực tế, trẻ sơ sinh thường giảm cân một chút trong khoảng 5-7 ngày đầu sau sinh. Tùy thuộc vào việc trẻ sơ sinh bú mẹ hay bú sữa công thức mà có thể giảm từ 5-10% cân nặng là điều bình thường. Hiện tượng này còn gọi là sụt cân sinh lý nên không đáng lo ngại. Hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu tăng cân trở lại sau 2-3 tuần nếu trẻ được bú mẹ đầy đủ và thường xuyên. Cụ thể là: Trẻ sơ sinh đủ tháng và khỏe mạnh thường tăng gấp đôi trọng lượng so với lúc sinh ra khi trẻ được 4-5 tháng tuổi. Đến 1 tuổi, dự kiến trọng lượng của em bé sẽ tăng gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Trung bình tăng gấp 4 lần so với cân nặng lúc sinh khi trẻ được 2 tuổi. Sau 2 tuổi, tốc độ tăng cân chậm dần, mỗi năm trẻ tăng khoảng 2kg. Tuy nhiên tốc độ phát triển của bé trai và bé gái thường có sự khác biệt. Cụ thể, cân nặng của bé trai thường tăng gấp 3 lần sau khoảng 13 tháng, trong khi đó thì cân nặng của bé gái sẽ tăng gấp 3 lần sau khoảng 15 tháng. TÌM HIỂU SỰ TĂNG CÂN CỦA TRẺ NHỎ THEO TUẦN Tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo từng tuần luôn là những thông tin được cha mẹ quan tâm nhiều nhất. Như đã đề cập ở trên, mặc dù tốc độ tăng trưởng của mỗi em bé không giống nhau nhưng vẫn có những tiêu chuẩn cân nặng trung bình để bạn theo dõi, cụ thể là: Từ 5 ngày tuổi đến 4 tháng tuổi, trẻ có thể tăng khoảng 170 gam một tuần. Từ 4 đến 6 tháng tuổi, trẻ có thể tăng 113 đến 150 gam mỗi tuần. Từ 6 đến 12 tháng tuổi, trẻ có thể tăng khoảng 57 đến 113 gam mỗi tuần. KHI NÀO BÉ CẦN ĐƯỢC KIỂM TRA CÂN NẶNG? Nhìn chung, bạn nên kiểm tra cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên để đảm bảo trẻ đang phát triển bình thường và khỏe mạnh. Đầu tiên trẻ cần được đo cân nặng ngay sau khi sinh và suốt 2 tuần đầu sau sinh. Sau đó, bạn nên kiểm tra cân nặng của bé định kỳ: Mỗi tháng 1 lần từ lúc trẻ sơ sinh đến 6 tháng. 2 tháng một lần với trẻ 6-12 tháng. 3 tháng 1 lần với trẻ trên 1 tuổi. 3.TRẺ CHẬM TĂNG CÂN, KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM? Việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng cân chậm không phải lúc nào cũng là vấn đề đáng lo ngại. Đôi khi, quá trình tăng cân của trẻ có thể chậm lại vì: Trẻ bắt đầu ngủ nhiều hơn và bú ít hơn. Thường là vào giai đoạn chuyển đổi giữa các mốc phát triển, ví dụ trẻ 6 tháng tuổi biết ngồi hay trẻ 12 tháng tuổi biết đi. Mẹ hoặc bé bị ốm. Nguồn cung cấp sữa mẹ có sự thay đổi vì lý do nào đó. Trong hầu hết trường hợp, mẹ không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là mẹ cần đảm bảo cho bé bú thường xuyên và theo dõi sát sao cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy việc chậm tăng cân gây trở ngại cho sự phát triển của trẻ thì tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đi khám, đặc biệt là khi trẻ có những vấn đề sau đây: Trẻ sơ sinh sụt cân sinh lý nhưng không tăng cân trở lại sau 10-14 ngày sau sinh. Đường biểu diễn trong biểu đồ tăng trưởng về cân nặng của trẻ bất thường. Khả năng bú của trẻ có vẻ yếu, tiếng khóc cũng yếu ớt. Trẻ buồn ngủ nhiều và quá ít năng lượng. Trẻ có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như nước tiểu của trẻ có màu vàng đậm và trẻ không có đủ ít nhất 6 tã ướt 1 ngày. Trẻ đang phát triển ổn định đột ngột ngừng phát triển. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kể trên, mẹ nên đưa bé đi khám, tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ càng sớm càng tốt. Nhìn chung, việc hiểu rõ trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là điều rất quan trọng.
Th 08
Trẻ mấy tháng ăn dặm hay khi nào thì cho bé bắt đầu ăn dặm được?... là thắc mắc rất nhiều người quan tâm, nhất là với những bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ. 1.TRẺ ĂN DẶM TỪ THÁNG THỨ MẤY? DẤU HIỆU BÉ ĐÃ SẴN SÀNG ĂN DẶM? Theo học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP), có thể bé bắt đầu ăn dặm từ khi được 4-6 tháng tuổi. Thế nhưng mỗi đứa trẻ sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau nên người có thể đưa ra đáp án đúng nhất cho câu hỏi “trẻ mấy tháng cho ăn dặm” chỉ có con bạn mà thôi. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm: Có thể tự ngồi và ngẩng cao đầu mà không cần ai hỗ trợ. Có thể mở miệng để nhận và nuốt thức ăn, thay vì đẩy thức ăn ra ngoài. Tò mò mọi thứ xung quanh, nhất là với những món bạn đang ăn. Cố gắng cầm món đồ nào đó đưa vào miệng. Trông bé vẫn còn đói dù đã bú đủ 8-10 cữ sữa mỗi ngày. 2.THỰC PHẨM ĂN DẶM CHO BÉ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI Đa số mọi người đều cố đặt ra những quy tắc để lần đầu tiên ăn dặm của bé thành công mỹ mãn, nhưng có một sự thật là không hề có quy tắc nào cả. Theo APP, bạn chỉ cần tập cho dạ dày của bé quen với thức ăn đặc, thức ăn ngoài sữa (sữa mẹ hay sữa công thức) và hãy cho bé ăn nhiều loại trái cây, rau, và thịt để bé quen với các khẩu vị khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về các món ăn dặm dành cho bé: 4-6 tháng: Bột ngũ cốc ăn dặm Khi còn thai nhi, khoáng chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và nuôi dưỡng thai nhi. Sau khi sinh, cơ thể bé mất dần đi lượng sắt do mẹ cung cấp, vậy nên việc bắt đầu ăn dặm với bột ngũ cốc sẽ giúp tăng cường chất sắt cho cơ thể của bé. Trong khoảng thời gian 4-6 tháng, sữa mẹ là nguồn thức ăn duy nhất cho bé, nên giai đoạn đầu mới cho bé ăn dặm, mẹ hãy cho thử sữa mẹ vào một ít bột ngũ cốc để con quen dần với mùi vị thực phẩm. Hai lưu ý dành cho bạn là: Nếu bé không muốn tiếp tục ăn thì đừng có cố ép buộc mà hãy ngưng từ 5 đến 7 ngày, thậm chí là 2 tuần và thử lại. Sau khi bé đã quen với việc ăn ngũ cốc dạng này và ngưng đẩy lưỡi thì hãy tăng dần mức độ thức ăn đặc như ít sữa lại hoặc nhiều ngũ cốc lên. 6-8 tháng: Thức ăn dạng cô đặc Bạn có thể xay nhuyễn rau, thịt hay trái cây, sau đó chia thành từng phần nhỏ để bé được ăn thử nhiều loại thức ăn và bắt đầu quen dần với mùi vị nhiều loại khác nhau. Đặc biệt là không nên cho muối và đường vào thức ăn, để bé có thể học cách thích món đó mà không cần thêm gia vị. Mặc dù trong giai đoạn này, bé sẽ thích cạp những thức ăn thô và cứng như táo hoặc cà rốt nhưng không nên cho bé ăn vì dạ dày của bé vẫn chưa phát triển đủ để tiêu thụ những loại thức ăn này. 9-12 tháng: Thực phẩm cắt nhỏ, xay hoặc nghiền Nếu trong giai đoạn trước, thức ăn được xay hoặc nghiền và rây nhuyễn mịn thì đến giai đoạn này, bạn có thể cho bé ăn thức ăn cắt nhỏ, rồi tán sơ hoặc nghiền, kết hợp với thức ăn nhẹ khác như: Sữa chua Pho mát Chuối nghiền Khoai lang nghiền Các loại thịt xay nhuyễn như thịt bò, thịt gà Thực phẩm rắn không nên cho ăn Dị ứng thực phẩm không phải là chuyện nhỏ, nhất là đối với những em bé nhỏ. Do đó, theo APP, bạn nên hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng trong khẩu phần ăn của bé như: Mật ong: Bé sẽ có nguy cơ bị ngộ độc, nếu cho bé ăn mật ong quá sớm. Sữa bò: Đây là những thực phẩm dễ gây dị ứng, vậy nên trong những năm đầu đời của con, ngoài sữa mẹ và sữa công thức, bạn không nên cho con uống sữa bò. Các thực phẩm cứng như quả hạch, nho khô, kẹo cứng, nho, rau sống cứng, bắp rang bơ, bơ đậu phộng và xúc xích. Những thực phẩm này dễ dẫn đến nguy cơ nghẹt thở ở trẻ nhỏ. 3.BÍ QUYẾT CHO BÉ ĂN DẶM Ngoài quan tâm đến việc trẻ mấy tháng ăn dặm hay khi nào ăn dặm, mẹ cũng cần tìm hiểu các bí quyết cho bé ăn dặm, để con trải qua quá trình ăn dặm thật nhẹ nhàng mẹ nhé! Mẹo chọn lựa thực phẩm ăn dặm Đối với loại trái cây và rau củ cứng như táo và cà rốt thì bạn nên nấu chín mềm trước, sẽ giúp bạn nghiền và xay nhuyễn dễ dàng. Đối với các loại thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, gạo hay ngũ cốc thì cũng nên nấu và xay tán mịn trước khi cho bé ăn. Tất cả mỡ, da và xương của gia cầm, thịt, cá nên được gỡ bỏ kỹ trước khi nấu. Mẹo quản lý thời gian ăn Hãy tạo thói quen ăn: Theo Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ thì bé nên tập trung ăn, để có ý thức về vấn đề ăn uống và học cách nhận biết khi nào mình no. Vì vậy, hãy bắt đầu tạo thói quen rửa tay sạch sẽ thì đến xoa dịu bé và cho bé ngồi ăn. Mọi thứ đều cần có thời gian: Bé sẽ cần thời gian để bắt đầu thích ứng với thức ăn đặc, cũng như việc ăn uống nên hãy nhẫn nại từng chút với con và đừng nhăn nhó hay hét lớn, tránh tạo ám ảnh xấu trong tâm trí bé. Chấp nhận sự bừa bộn khi ăn: Con bạn có thể sẽ ném hoặc phun thức ăn khắp nơi vì bé cần thời gian luyện tập để phối hợp nhịp nhàng các động tác từ đưa thức ăn vào và nuốt chửng. Đề phòng dị ứng: Một cách hữu ích dành cho các bà mẹ là hãy cho bé ăn một loại thức ăn trong 3-4 ngày trước khi sang loại khác. Trong thời gian đó, hãy theo dõi các dấu hiệu dị ứng như phát ban, nổi mề đay, khó thở, thở khò khè, nôn mửa, đầy hơi, tiêu chảy hoặc có máu trong phân… Nếu có hãy đưa bé đến gặp bác sĩ và điều trị kịp thời.