Th 01
Tại Hadu, quy trình sản xuất tại tất cả các phân xưởng đều nghiêm ngặt tuân thủ các nguyên tắc GMP-TPCN (Nguyên tắc thực hành tốt sản xuất thực phẩm chức năng), đảm bảo sản phẩm luôn luôn đạt chất lượng tiêu chuẩn khi đến tay người tiêu dùng. Hadu cung cấp dịch vụ sản xuất - gia công các sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên nang theo yêu cầu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo quy trình sản xuất viên nang tại nhà máy tuân thủ nghiêm túc quy tắc GMP-TPCN của Hadu. Dây chuyền sản xuất TPCN dạng viên nang Các bước trong quy trình sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nang bao gồm: Bước 1: Nhận nguyên vật liệu vào kho Bước 2: Lấy mẫu kiểm nghiệm nguyên vật liệu Bước 3: Chuyển nguyên vật liệu đã được kiểm nghiệm đạt yêu cầu vào xưởng sản xuất Bước 4: Cân chia mẻ, nguyên liệu pha chế + phun sấy tạo cốm, sau đó bao trộn ngoài phù hợp với dạng bào chế Bước 5: Đóng nang trên máy đóng nang tự động Bước 6: Ép vỉ, đóng lọ tùy theo quy cách sản phẩm đã đăng ký Bước 7: Đóng gói, hoàn thiện sản phẩm Bước 8: Lấy mẫu thành phẩm để kiểm nghiệm Bước 9: Nhập kho/ Lưu hồ sơ/ Lưu mẫu -> Phân phối Tất cả các bước theo quy trình này đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo quy chuẩn đã đề ra. Tại bước 2, ngay sau khi nguyên liệu vào kho sẽ được lấy mẫu kiểm nghiệm theo các tiêu chuẩn đã xây dựng và công bố từ trước. Yêu cầu của bước này là 100% lô nguyên vật liệu được kiểm nghiệm. Nếu đạt nguyên vật liệu mới được xuất sang xưởng sản xuất. Nếu không đạt, quy trình sẽ dừng lại ngay. Bởi vậy, để đảm bảo quá trình sản xuất được thông suốt, Hadu đã có các bước lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp nguyên vật liệu từ trước để đảm bảo nguyên vật liệu nhập về kho đạt chất lượng, đúng tiêu chuẩn. Đồng thời, Hadu cũng có dịch vụ giới thiệu - tư vấn cho các đối tác về bước lựa chọn nhà cung cấp các nguyên vật liệu này. Các bước 4-5-6-7 được triển khai trên dây chuyền tự động với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại bao gồm: 1.MÁY PHUN SẤY VÀ TẠO HẠT TẦNG SÔI Máy phun sấy và tạo hạt tầng sôi được Hadu sử dụng điều khiển bằng màn hình PLC, có nhiều ưu điểm như thời gian sấy ngắn, không xảy ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ trong khối cốm/hạt, dễ dàng lấy mẫu kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm trong khi máy vẫn đang hoạt động, chất lượng hạt cốm đạt tiêu chuẩn cao, hạt đồng đều về kích thước cũng như tỷ trọng. Hệ thống phun dịch tạo hạt cốm được điều chỉnh tốc độ phun dịch bằng bơm nhu động. Các chi tiết khác cũng rất quan trọng của máy phun sấy và tạo hạt tầng sôi là hệ thống khí nén và cấp dịch cho súng phun, hệ thống cấp và thoát khí nóng. Hai đường khí dành cho súng phun với nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, một dòng khí có nhiệm vụ mở súng, đường khí còn lại tạo áp lực để phun tá dược dính vào buồng sấy tạo hạt tầng sôi. Hệ thống ống cấp khí nóng và ống dẫn khí thải ra cho phép không khí được tuần hoàn liên tục đảm bảo cung cấp nhiệt độ ổn định và an toàn trong quá trình thiết bị vận hành, cũng như các thao tác kiểm soát chất lượng chung. 2.MÁY ĐÓNG NANG Bột hoặc cốm sẽ được đóng vào nang cứng nhờ máy đóng nang tự động. Thiết bị vận hành tự động, điều khiển bằng màn hình PLC, điều khiển tự động bằng biến tần. Tự động hoàn thành các công đoạn: Cấp nang rỗng, tách nang, đong hạt cốm, cấp hạt cốm vào nang, khóa nang kèm theo loại bỏ nang hỏng và hoàn thiện bán thành phẩm. Để đưa ra sản phẩm chất lượng, trong suốt quá trình đóng nang, Hadu chú trọng kiểm soát độ đồng đều khối lượng của cốm trong nang cũng như toàn bộ bán thành phẩm sau khi đóng nang. Các vấn đề quan trọng trong quá trình đóng nang là độ đồng đều khối lượng của bán thành phẩm nang, thiết kế và xây dựng công thức quyết định đến chất lượng sản phẩm. Máy đóng nang 3.MÁY ĐÓNG LỌ Một số sản phẩm dạng viên nang sẽ được đóng gói dưới dạng lọ (theo quy cách sản phẩm đã đăng ký) nhờ máy đóng lọ/đếm viên tự động, có khả năng đếm chính xác số lượng viên cấp vào mỗi lọ. Sau khi đếm viên, lọ được chuyển sang máy đóng màng seal cao tần, đảm bảo bán thành phẩm viên được bảo quản tốt, tránh tác động xấu từ môi trường bên ngoài. 4.MÁY ÉP VỈ Một số sản phẩm dạng viên nang khác (theo quy cách sản phẩm đã đăng ký) sẽ được ép vỉ Nhôm - Nhôm (Alu-Alu) hoặc Nhôm - PVC (Alu-PVC) trên máy ép vỉ tự động.Ưu điểm chính của PVC là trong suốt và có khả năng chống thấm khí, ẩm khá tốt, còn nhôm là vật liệu chống thấm khí và ẩm rất tốt, đồng thời nhôm còn dễ dàng bóc tách, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Máy ép vỉ Toàn bộ các công đoạn sản xuất đều được kiểm soát bởi bộ phận IPC trực thuộc phòng Đảm bảo chất lượng và Phòng kiểm nghiệm. Bán thành phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn đã đề ra của công đoạn này mới được chuyển sang công đoạn tiếp theo. Sau các bước kiểm tra, kiểm soát sản xuất trên dây chuyền, sản phẩm thành phẩm sẽ tiếp tục được lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định. Yêu cầu là 100% lô sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quy định. Qua được “cửa ải” này sản phẩm mới được nhập kho trước khi đưa ra phân phối. Tất cả 100% các lô sản xuất tại nhà máy Hadu đều được lưu mẫu/ lưu hồ sơ theo đúng quy trình của Nguyên tắc thực hành tốt sản xuất TPCN-GMP. Hadu luôn không ngừng nghiên cứu, phát triển và sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu.
Th 01
Theo PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), đạt chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) chính là sự đầu tư tuyệt vời của doanh nghiệp muốn khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp sản xuất TPCN nào cũng hiểu được điều đó. Bởi vậy, dù VAFF đã ban hành Hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt TPCN (GMP-HS) đến nay đã được 6 năm, số cơ sở sản xuất TPCN được cấp chứng nhận GMP-HS mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF) Theo PGS.TS Trần Đáng, sau đây là 7 lý do để áp dụng GMP trong sản xuất TPCN: 1.GMP là công cụ để đảm bảo sản xuất TPCN an toàn GMP thực sự là một công cụ có hiệu quả để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), có khả năng ngăn ngừa một cách chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, tạo ra các sản phẩm an toàn cho người sử dụng. GMP là quy phạm sản xuất, tức là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ ở từng công đoạn hoặc một phần công đoạn cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng. 2.Đáp ứng xu thế quản lý ATTP trên thế giới Để có thể lấn sang thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải luôn cập nhật các xu hướng mới và không được phép tụt hậu. Xu thế quản lý ATTP đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu có các đặc điểm sau: -Chuyển từ kiểm tra thành phẩm sang kiểm soát quá trình: cũng giống như việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và trước khi mang thai, cha mẹ có khỏe mạnh thì mới sinh ra được những đứa con khỏe mạnh, không mắc bệnh di truyền. Sản phẩm TPCN muốn tốt thì phải lựa chọn từ khâu chuẩn hóa nguyên liệu, sản xuất,... -Chuyển từ kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sang kiểm soát các yếu tố tác động tới chất lượng trong quá trình sản xuất. -Chuyển từ loại bỏ các sản phẩm bị lỗi sang phòng ngừa chủ động và toàn diện các nguy cơ gây ra lỗi. -Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau. Tiêu chuẩn GMP trong sản xuất TPCN 3.Đáp ứng yêu cầu của tiến trình hòa nhập và đòi hỏi thị trường Các nước gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng như các tổ chức, hiệp định, liên minh quốc tế (ví dụ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP) đều phải chấp nhận sự hài hòa các quy định pháp luật cũng như hài hòa các tiêu chuẩn. Trong luật TPCN và và giáo dục DSHEA 1994 của Mỹ, một trong những ông lớn trong ngành TPCN, nhấn mạnh rằng TPCN phải tuân thủ GMP hiện tại. Luật TPCN của Hàn Quốc cũng quy định: Thiết lập tiêu chuẩn GMP và áp dụng cho sản xuất TPCN. Các nước khác như Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Thái Lan, Malaysia, khối EU,...đều quy định áp dụng bắt buộc GMP cho sản xuất TPCN, và TPCN muốn nhập khẩu phải có chứng nhận GMP. Điều đó chứng tỏ tuân thủ GMP là yêu cầu của toàn nhân loại. 4.Xuất phát từ thực trạng sản xuất TPCN trong nước Hoạt động sản xuất TPCN ở Việt Nam bùng nổ nhưng mất kiểm soát. Bằng chứng là trong năm 2000 chúng ta mới có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản phẩm TPCN, nhưng đến 2013 số cơ sở đã tăng lên 3512 với 6851 sản phẩm TPCN. Vậy mà đến nay Bộ Y Tế vẫn chưa ban hành được một tiêu chuẩn nào về TPCN. Các văn bản chưa đầy đủ và còn nhiều khiếm khuyết. PGS.TS Trần Đáng lấy ví dụ: -Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh TPCN ghi trong Điều 14, Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 Quy định về Quản lý TPCN có viết: “Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 16/2012/TT-BYT của Bộ Trưởng Bộ Y Tế.” -Điều 3, Thông tư 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 lại ghi: “Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, và người trực tiếp sản xuất TPCN, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại các điều 1,2,3 Thông tư số 15/2022/TT-BYT ngày 12/9/2022 của Bộ Y Tế.” -Điều 1,2,3 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y Tế là: “Điều kiện chung đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất TPCN, trong đó có: +Điều 1: Yêu cầu đối với cơ sở +Điều 2: Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ +Điều 3: Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất” PGS.TS Trần Đáng cho rằng đây là những yêu cầu rất chung chung cho thực phẩm thường như cơ sở sản xuất nước đóng chai, cơ sở làm bánh trung thu, cơ sở làm thức ăn đường phố, cơ sở chế biến thịt lợn,...với các yêu cầu rất đơn giản từ nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ cho đến con người. Liệu rằng với những điều kiện như vậy có thể sản xuất ra các sản phẩm an toàn, hiệu quả? Thêm vào đó, nguy cơ mất an toàn về sản xuất TPCN trong nước đang bộc lộ rất trầm trọng: thiếu quy định phù hợp về nguồn nguyên liệu (GAP), điều kiện để sản phẩm được lưu hành, quy định về thành phần được phép sử dụng/ thành phần cấm, cũng như quy định đánh giá chất lượng, tính an toàn, tính hiệu quả,...Thực trạng này cho thấy GMP là cần thiết và thực sự cấp bách lúc này. 5.GMP không chỉ để đảm bảo sản xuất ra TPCN chất lượng GMP còn là công cụ để: -Sàng lọc, loại bỏ các cơ sở sản xuất TPCN không đủ điều kiện -Giảm thiểu hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng -Xây dựng ngành TPCN tại Việt Nam thành một ngành kinh tế - y tế, phát triển bền vững, lành mạnh vì sức khỏe người tiêu dùng 6.Đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng, ngành công nghiệp thực phẩm và cả chính phủ Ấp dụng GMP TPCN sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó lợi ích lớn nhất là khẳng định chất lượng và tạo dựng niềm tin, thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Đó là cơ sở để đưa TPCN thương hiệu Việt vươn tầm thế giới. Khi đó người tiêu dùng không chỉ được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng mà còn tăng nhận thức về vệ sinh cơ bản, thêm tin tưởng vào hàng Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, áp dụng GMP TPCN giúp tăng số lượng người tiêu dùng, tăng độ tin cậy của Chính phủ, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, giảm chi phí cho sản phẩm hỏng và thu hồi, cải tiến quá trình sản xuất và môi trường, cải tiến năng lực quản lý đảm bảo ATTP và tăng cơ hội kinh doanh, hội nhập. Đối với Chính Phủ, áp dụng GMP TPCN giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát ATTP, giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho phát triển thương mại của đất nước, và tăng lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm cũng như góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. 7.Cần tuân thủ GMP để kiểm soát các yếu tố liên quan đến chất lượng ATTP GMP TPCN là quy phạm sản xuất, là biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ để kiểm soát tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh ATTP của sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Với đặc điểm công nghệ và quy trình sản xuất TPCN không thể chỉ kiểm soát các điểm trọng yếu như kiểm soát sản xuất các thực phẩm thường mà là kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất. Và nếu các cơ sở sản xuất TPCN không chú ý thì sau ngày 1/7/2019 sẽ có hơn 3.000 cơ sở phải đóng cửa vì không đạt chuẩn GMP. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã cho bạn một nhìn nhận khách quan hơn về tiêu chí GMP trong sản xuất TPCN. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới nhất nhé!
Th 01
Nhà máy nhận gia công thực phẩm chức năng dạng siro được xây dựng ngày càng nhiều trên khắp cả nước, vì thế việc lựa chọn địa chỉ gia công sản phẩm dạng siro uy tín, chất lượng không phải là điều dễ dàng. Trước khi tìm hiểu và lựa chọn đâu là nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng dạng siro tốt nhất hiện nay, mời bạn cùng Hadu tìm hiểu xem tại sao nên lựa chọn kinh doanh và sản xuất thực phẩm chức năng dạng này nhé! Bào chế thực phẩm chức năng dạng siro thực sự đang là một ngành hot TẠI SAO NÊN BÀO CHẾ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG DẠNG SIRO 1.Thực trạng nhu cầu gia công thực phẩm chức năng dạng siro hiện nay Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng hiện nay liên tục gia tăng với tốc độ chóng mặt, một trong những đối tượng tiêu thụ chính là trẻ nhỏ. Các sản phẩm chủ yếu cho trẻ bổ sung vitamin, tăng miễn dịch, cải thiện hô hấp, hệ tiêu hóa, bổ sung canxi, lười ăn,...Trong khi các loại thực phẩm chức năng như viên nang, viên nén khiến trẻ không hợp tác, thì các sản phẩm dạng siro giúp bố mẹ "đánh lừa" vị giác của trẻ. Với mùi thơm dịu và vị ngọt, không còn là "cực hình" khi các phụ huynh cho trẻ uống thuốc. 2.Ưu điểm về cách sử dụng Thực phẩm chức năng dạng siro có ưu điểm là hoạt chất đã được hòa tan sẵn trước đó nên hấp thụ nhanh. Việc sử dụng thực phẩm chức năng dạng siro lỏng cũng rất thuận tiện. Có thể xem đây là dạng bào chế thích hợp cho trẻ nhỏ, là những đối tượng mà uống thực phẩm chức năng dạng rắn sẽ gặp ít nhiều khó khăn. Ngoài ra, một số thực phẩm chức năng dạng siro giúp che giấu mùi vị của các hoạt chất, tạo mùi vị thơm ngon giúp trẻ dễ uống hơn. Do đó đầu tư gia công và xây dựng thương hiệu từ sản phẩm chức năng dạng siro là một lựa chọn sáng suốt, khôn ngoan vì khả năng mang lại lợi nhuận, hiệu quả cao. 3.Ưu điểm về kĩ thuật bào chế Đây là phương pháp bào chế đơn giản, sử dụng nguồn nguyên liệu là đường dễ kiếm và giá thành rẻ. Một số loại đường được sử dụng trong siro có thể kể đến là saccarose, sorbitol, manitol, saccharin,... Bản chất của siro là có hàm lượng đường cao, khoảng 64% nên có thể bảo quản được lâu và có giá trị dinh dưỡng. Ngoài những ưu điểm vượt trội, thực phẩm chức năng dạng siro cũng không tránh khỏi một số nhược điểm về độ ổn định của sản phẩm. Những hạn chế này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bạn chọn cho mình một cơ sở gia công sản xuất thực phẩm chức năng uy tín, chất lượng như nhà máy Hadu. Sản xuất thực phẩm chức năng dạng siro yêu cầu khắt khe về công đoạn nghiên cứu công thức, dây chuyền sản xuất. ĐỊA CHỈ GIA CÔNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG DẠNG SIRO CHẤT LƯỢNG Để lựa chọn địa chỉ gia công siro uy tín, chất lượng bạn cần lưu ý các đặc điểm sau: 1.Được chứng nhận gia công chuẩn GMP Nhà nước đang dần thắt chặt hơn việc sản xuất, gia công thực phẩm chức năng. Tất cả các nhà máy sản xuất đều phải được chứng nhận chuẩn GMP. Nếu không chuẩn GMP, cơ sở đó sẽ không được sản xuất. Rõ ràng rằng, tiêu chuẩn nhà máy GMP rất quan trọng đối với việc sản xuất, gia công thực phẩm chức năng dạng siro. Nhà kinh doanh chỉ nên bắt tay hợp tác với đơn vị đạt chuẩn GMP. Bởi đây là các cơ sở sản xuất được cấp phép, có tính hợp pháp. Hãy đảm bảo chắc chắn sản phẩm sản xuất siro của bạn sản xuất ra và được cấp phép lưu thông trên thị trường. 2.Dây chuyền sản xuất hiện đại Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào dây chuyền sản xuất. Từng công đoạn sẽ được sắp xếp hợp lý, lần lượt, khép kín với nhau. Giảm sự tác động của bên ngoài vào sản phẩm. Máy móc đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Có nhiều công đoạn bắt buộc phải có sự trợ giúp của máy móc. Vì vậy máy móc cần phải được đồng bộ hóa, đồng thời, đủ điều kiện để sản xuất an toàn. Máy móc hiện đại được đồng bộ với nhau sẽ giúp tăng năng suất sản xuất, giảm chi phí sản xuất. Nhà máy cũng tăng tốc được thời gian sản xuất, thu được nhiều lợi nhuận hơn. 3.Quy trình sản xuất được giám sát nghiêm ngặt Một đặc điểm không thể thiếu của nhà máy chất lượng đó là việc giám sát nghiêm ngặt quá trình sản xuất. Nhiều nhà máy bỏ qua việc này, không hề kiểm soát quá trình sản xuất. Vì vậy, nhà máy không thể nắm rõ chất lượng của sản phẩm. Nhà máy chất lượng sẽ sở hữu cho mình đội ngũ nhân viên chuyên tiến hành kiểm tra quá trình sản xuất, liên tục giám sát và ghi chép mọi thông tin trong quá trình sản xuất. Khi đã nắm rõ được tình hình sản xuất, nhà máy cũng biết được sản phẩm của mình có đang ở chế độ tốt nhất không. Giám sát liên tục trong quá trình sản xuất giúp loại bỏ những mối nguy gây hại. Đồng thời nhanh chóng phát hiện ra sự cố khi nó xảy ra, hạn chế được tổn thất. 4.Đơn vị gia công đảm bảo tiến độ sản xuất Chất lượng sản phẩm đạt chuẩn thôi là chưa đủ, bạn cần chọn một đơn vị hợp tác giữ chữ tín trong kinh doanh. Thể hiện trước tiên ở khả năng đáp ứng đúng tiến độ sản xuất và bàn giao sản phẩm. Bởi việc này quyết định lớn đến uy tín, thương hiệu và hiệu quả kinh doanh của bạn. 5.Nguyên liệu sử dụng 100% an toàn, không chất cấm Khi gia công thực phẩm chức năng dạng siro, nguyên liệu được dùng chính là thảo dược tự nhiên, hết sức an toàn với trẻ nhỏ. Vì vậy, nhà máy cần tiến hành kiểm tra nguyên liệu nhập về, 100% số nguyên liệu đó đảm bảo an toàn mới được đưa sang khu vực sản xuất, tuyệt đối không được sử dụng chất cấm, gây hại, nếu không toàn bộ những giai đoạn sau phải dừng lại, không được phép sản xuất khi nguyên liệu không đảm bảo. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp các bạn cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích!
Th 01
Hơn 10 năm qua tuy bộn bề với hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng công ty Cổ Phần Quốc Tế Dược Phẩm Hadu vẫn luôn dành nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Với mong muốn chia sẻ một phần yêu thương, mang niềm vui, chút hơi ấm của mùa xuân đến với các bệnh nhân khi Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 đang cận kề, ngày 9/1 vừa qua công ty Hadu đã phối hợp cùng báo Gia Đình Việt Nam đã đến thăm và trao tặng 100 phần quà từ thiện cho các bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội. Cụ thể, Hadu đã trao tặng 50 phần quà, mỗi phần quà trị giá 800.000 đồng cho các bé và gia đình có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện. Những phần quà nhỏ bé nhưng mang lại giá trị vật chất và ấm áp về tinh thần không nhỏ cho các bé và các bậc phụ huynh. Hadu mong muốn góp công sức nhỏ bé của mình vào hoạt động xã hội, hưởng ứng lời dạy của Bác: "Lá lành đùm lá rách", giúp các bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn tại viện K Tân Triều được đón một cái Tết trong viện thực sự ấm áp, tràn đầy tình yêu thương, giữ mãi nụ cười tươi trên môi của các em, giúp các em có thêm sức mạnh vượt qua hoàn cảnh khó khăn của bản thân, những đau đớn các em đã và đang phải chịu đựng mỗi ngày. Đón nhận những phần quà, tình cảm ý nghĩa này, nhiều bệnh nhân không giấu được niềm vui và xúc động. "Tết đến xuân về ai ai cũng mong muốn được trở về và sum họp bên gia đình nhưng nhìn con đang phải gồng mình mỗi ngày để chống chọi, chiến đấu với bệnh tật, nỗi lo Tết này sẽ phải ăn Tết tại bệnh viện. Được đón nhận tình cảm của Hadu cũng như của Tạp chí Gia đình Việt Nam tôi cảm thấy hạnh phúc, xúc động bởi tình cảm trân quý của các nhà hảo tâm đã dành tặng cho chúng tôi và giúp xua bớt những buồn phiền khi Tết đang cận kề", một phụ huynh của bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện K tâm sự. Trao quà từ thiện là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Hadu đưa vào trong danh sách công việc thường niên mỗi năm. Hadu muốn lan tỏa nhiều hơn nữa sự ấm áp, yêu thương không chỉ của người Việt nói chung, mà các doanh nghiệp Việt nói riêng tới những mảnh đời, những hoàn cảnh khó khăn.