CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

CÁC NHÓM DƯỠNG CHẤT BỔ SUNG CHO BÉ ĂN DẶM MẸ NÊN BIẾT
19

Th 09

CÁC NHÓM DƯỠNG CHẤT BỔ SUNG CHO BÉ ĂN DẶM MẸ NÊN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm chất nào để bé hấp thu tốt và đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc xây dựng chế độ khoa học là động lực to lớn cho sức khỏe toàn diện của trẻ sau này. 1.NHÓM DƯỠNG CHẤT CHÍNH CẦN BỔ SUNG CHO BÉ ĂN DẶM Hệ tiêu hóa của bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm gần như đã hoàn chỉnh. Bé sẵn sàng tiếp nhận những đồ ăn mới lạ ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo nguyên tắc ăn dặm từ loãng đến đặc, ít đến nhiều để bé có thể tiếp xúc làm quen. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất sau: TINH BỘT Gạo, ngô, khoai, các loại đậu… là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Ba mẹ có thể linh hoạt lựa chọn những loại thực phẩm trên để thêm vào thực đơn hằng ngày cho bé ăn dặm. Điều này hạn chế tình trạng nhàm chán nghèo nàn đồ ăn khiến trẻ giảm mức độ hứng thú khi vào bữa ăn. Đồng thời việc cho bé tiếp xúc nhiều với đồ ăn mới còn giúp con đa dạng sở thích, tránh kén ăn. Tuy nhiên, các mẹ nên hạn chế nấu chung các loại thức ăn dặm cùng nhau. Bởi sẽ khiến trẻ khó tiêu, nguy hiểm hơn là bị dị ứng. Khi trẻ trên 1 tuổi, mẹ bỉm có thể bổ sung thêm bún, phở vào chế độ ăn hằng ngày của con. CHẤT BÉO Loại chất này được tìm thấy nhiều trong các loại bơ, dầu mỡ… Đặc biệt đây là dưỡng chất không thể thiếu trong các bữa ăn dặm của con. Tuy nhiên, mẹ bỉm nên luân phiên sử dụng chất béo ở các dạng khác nhau (từ nguyên chất đến đã chế biến). Điều này giúp giá trị dinh dưỡng khi đã hấp thu vào cơ thể không bị mất đi quá nhiều. CHẤT ĐẠM Trong giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm, mẹ nên ưu tiên bổ sung chất đạm bằng thịt và trứng. Sau đó, thêm dần cá, các loại hải sản vào chế độ ăn của con. Một điều lưu ý, các bạn không nên quá lạm dụng bổ sung đạm quá nhiều một lúc cho con. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con, hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn. Từ đó tăng nguy cơ táo bón, tiêu chảy. Đồng thời vị giác của con giảm, xuất hiện tình trạng biếng ăn. CHẤT XƠ, VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT Rau củ quả là nhóm thực phẩm bổ sung nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất cho bé ăn dặm. Khi bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ nên thêm một chút rau xanh vào bát cháo. Sau đó tăng dần lên 2-3 thìa rau xanh. Việc thêm rau xanh vào chế độ ăn giúp hạn chế tối đa tình trạng táo bón. Đồng thời đối với các bé thừa cân, bổ sung chất xơ để hạn chế năng lượng dư thừa, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. 2.BỔ SUNG CHO BÉ CÁC NHÓM CHẤT THIẾT YẾU KHÁC NHÓM THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU SẮT Sắt là dưỡng chất góp phần quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của con người. Vì vậy việc bổ sung sắt qua chế độ ăn từ thực phẩm là rất quan trọng. Một số thực phẩm giàu sắt mẹ cần bổ sung cho bé ăn dặm như: Trứng gà: Thực phẩm này không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều protein và chất béo. Đặc biệt, rất dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp bé tăng cân khỏe mạnh. Thịt gà: Với hàm lượng chất đạm, sắt, canxi, việc bổ sung thịt gà vào chế độ ăn giúp bé dễ tiêu hóa. Nhóm thịt đỏ: Thịt lợn, thịt bò chứa hàm lượng dồi dào sắt cùng các dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo. Vì vậy đây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn cho bé ăn dặm. Các loại ngũ cốc: Mẹ có thể cung cấp ngũ cốc vào bữa ăn sáng để giúp con hấp thu sắt. Ngoài ra, mẹ có thể làm các loại bánh liên quan đến ngũ cốc để đa dạng món ăn hơn kích thích bé ăn. NHÓM THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN C Việc bổ sung những loại trái cây rau củ chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch đề kháng. Đồng thời giúp cho quá trình hấp thụ sắt trở nên nhanh chóng dễ dàng hơn.  Thực phẩm cho bé ăn dặm dồi dào vitamin C: Rau chân vịt, cải bó xôi: Thành phần chứa nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho bé. Rau súp lơ: Không chỉ chứa nhiều vitamin C mà còn giàu chất xơ. Công dụng chính là hỗ trợ thị lực, giảm rối loạn tiêu hóa, và đề kháng con khỏe mạnh. Một số thực phẩm khác: Củ cải trắng, chuối, sữa chua… NHÓM THỰC PHẨM GIÀU OMEGA 3 Đây là dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh não bộ. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu Omega 3 mẹ bỉm có thể tham khảo: Cá hồi: Thực phẩm nổi tiếng chứa nhiều DHA thường được sử dụng cho bé ăn dặm. Cá thu: Thành phần Omega 3 trong loại cá này hỗ trợ lưu thông mạch máu, cải thiện trí thông minh, giúp não bộ phát triển toàn diện. Tôm: Omega 3, axit béo và các loại vitamin được tìm thấy nhiều trong tôm. Những dưỡng chất này giúp tăng cường sức khỏe thành mạch hiệu quả. NHÓM THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN NHÓM B Thịt bò: Bên cạnh các dưỡng chất khác thì vitamin nhóm B được tìm thấy nhiều trong thịt bò. Trong đó, vitamin B12 và vitamin B6 có hàm lượng cao nhất. Đỗ, đậu xanh: Thành phần của loại thực phẩm này rất giàu vitamin B1, B2, B5, B6, B9. Nội tạng động vật: Tuy không khuyến khích bổ sung vào chế độ cho bé ăn dặm nhưng vitamin B lại chứa đựng nhiều trong nhóm thực phẩm này.                

CÓ NÊN CHO BÉ ĂN BỘT ĂN DẶM KHÔNG? THỜI ĐIỂM NÀO LÀ HỢP LÝ?
19

Th 09

CÓ NÊN CHO BÉ ĂN BỘT ĂN DẶM KHÔNG? THỜI ĐIỂM NÀO LÀ HỢP LÝ?

  • admin
  • 0 bình luận

Có nên cho bé ăn bột ăn dặm không là câu hỏi được hội mẹ bỉm rất quan tâm bởi đây là việc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Câu trả lời là có mẹ nhé! Tuy nhiên để cơ thể con hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt nhất, mẹ nên cho bé ăn dặm từ khi 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện và có khả năng hấp thụ, tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm hơn, tốt cho sự phát triển toàn diện của con. 1.LỢI ÍCH CỦA BỘT ĂN DẶM ĐỐI VỚI BÉ Nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên cho con ăn bột ăn dặm không vì lo lắng sức khỏe hệ tiêu hóa của bé, nhưng mẹ đừng quá lo lắng vì các thực phẩm trong bột ăn dặm đều được xay nhuyễn và đong đếm đúng tỷ lệ các chất, việc cho bé đủ 6 tháng tuổi khởi động bằng bột ăn dặm là hoàn toàn hợp lý. Mẹ nên cho bé ăn bột ăn dặm bởi các lợi ích sau: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHAI, NUỐT CHO BÉ Từ lúc chào đời, bé chỉ quen với việc bú sữa (bú bình/ bú mẹ), bắt đầu bằng ăn bột giúp bé có thể tập và làm quen với việc nuốt thức ăn đặc hơn so với sữa uống mà bé đang sử dụng. Con cũng học dần được cách sử dụng lợi để nghiền thức ăn và phản xạ nhai khi có thức ăn đặc hơn, to hơn và khó nuốt hơn sữa uống. Đây là bước chuyển giao, bước tiền đề quan trọng trước khi con làm ăn với nhiều món ăn thô khác như cơm hạt, rau củ quả. CUNG CẤP DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Kể từ tháng thứ 6 trở đi, cơ thể bé cần một số chất cho sự phát triển mà đôi khi sữa mẹ không còn khả năng đáp ứng. Lúc này, bột ăn dặm sẽ hỗ trợ mẹ sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho con. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng mà con cần được bổ sung: Sắt để phát triển não bộ và cải thiện trí nhớ. Thực tế, từ 6 tháng tuổi trở đi, nguồn dự trữ sắt trong cơ thể bé giảm dần và lượng sắt trong sữa mẹ cũng thấp đi. Vì vậy, bé cần được bổ sung thêm sắt lấy từ thức ăn ngoài sữa để hỗ trợ phát triển não bộ. Theo nghiên cứu của Tạp chí Dinh Dưỡng Hoa Kỳ vào năm 2007, từ 9-10 tháng tuổi, 90% lượng sắt và kẽm bé hấp thu được đến từ những bữa ăn dặm. Bổ sung các thực phẩm giàu sắt và đa dạng bữa ăn là rất cần thiết cho sự phát triển của con. Kẽm: Một vi chất quan trọng không kém sắt là kẽm. Kẽm giúp sản xuất tế bào bạch cầu, bảo vệ bé khỏi những bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào. Bổ sung kẽm qua thức ăn hằng ngày của bé vừa dễ hấp thu vừa bảo vệ sức khỏe, ngăn cản các tác nhân gây hại từ môi trường. Canxi đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cấu trúc xương và giúp bé có một hàm răng chắc khỏe. Bé cao lớn, khỏe mạnh, răng xương phát triển tốt khi được bổ sung đầy đủ canxi. Omega 3 là chất dinh dưỡng cực tốt cho não bộ. Việc bé yêu được bổ sung đầy đủ omega 3 giúp con thông minh, nhanh nhẹn hơn đặc biệt là rất có lợi cho thị giác của con. Các loại vitamin, khoáng chất tham gia vào hầu hết quá trình phát triển của cơ thể như da, khả năng trao đổi chất, hệ tuần hoàn. Tất cả các dưỡng chất trên chủ yếu có trong bột ăn dặm, mẹ chủ động điều chỉnh lượng qua các bữa ăn hằng ngày. KÍCH THÍCH VỊ GIÁC CHO BÉ Ăn đa dạng thức ăn giúp bé ăn nhiều loại thực phẩm, hạn chế tình trạng biếng ăn về sau. Thực đơn ăn dặm phong phú giúp thay đổi khẩu vị, kích thích vị giác cho bé. Con sẽ ăn ngon miệng hơn, phát triển tốt hơn. TẬP CHO BÉ THÓI QUEN ĂN CÁC LOẠI THỨC ĂN GIỐNG VỚI BỮA ĂN CỦA GIA ĐÌNH Trong quá trình cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé tập làm quen với các loại thức ăn giống với bữa ăn của gia đình mình (tùy độ tuổi để chọn loại thức ăn phù hợp), giúp bé hòa đồng, ăn cùng được với cả nhà khi đủ tuổi. Việc này cũng giúp mẹ giảm tải được việc bày nhiều món, kiểu cả nhà ăn một kiểu, mình con một kiểu. Sau này con đi học cũng dễ hòa nhập với bạn bè trong nước. 2.THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP CHO BÉ ĂN BỘT ĂN DẶM Với thành phần tỷ lệ các chất dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn thì bột ăn dặm là thức ăn tốt cho bé. Tuy nhiên, mẹ không nên vì mong muốn con tăng cân nhanh, nghe theo các góp ý từ các bà, các thím xung quanh cho bé ăn sớm chỉ vì nhìn con còi quá, cho con ăn dặm đi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), chỉ nên cho bé ăn dặm/ bột khi bé đã đủ 6 tháng tuổi. Mẹ không nên cho bé ăn dặm sớm quá, khi con chưa được 6 tháng tuổi. Bởi khi đó dạ dày và bộ máy tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, chưa có khả năng hấp thụ chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất ngoài sữa mẹ. Nếu mẹ cho bé ăn quá sớm, thức ăn vào dạ dày không tiêu hóa được sẽ gây chướng hơi, đầy bụng cho bé, con sẽ khó chịu, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Ngoài thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm, mẹ cũng cần lưu ý bổ sung bột ăn dặm theo độ tuổi của bé nữa nhé: Với bé 6-8 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Mẹ bắt đầu với danh sách đồ ăn dặm cho bé nhẹ nhàng với lượng ít và loãng, sánh hơn sữa một chút. Dần dần mẹ tăng độ đặc của bột và tăng số lượng lên. Nếu không chắc về khẩu phần ăn hợp lý cho bé 6-8 tháng, mẹ cần tham khảo giá trị dinh dưỡng và lời khuyên từ chuyên gia để chọn cho con một khẩu phần ăn hợp lý không bị thừa hay thiếu chất. Với bé từ 8 tháng tuổi: Giai đoạn này bé bắt đầu mọc răng cửa, cần được làm quen với nhiều loại thực phẩm, luyện nuốt đồ ăn đặc, cứng hơn. Mẹ nên xay bột rối hơn, không cần quá nhuyễn để con luyện tập phản xạ nhai. Ngoài sữa mẹ, bé cần được bổ sung 2 bữa bột mỗi ngày, mỗi bữa 150-250ml và thêm 40ml hoa quả. Bé 9-12 tháng tuổi: Đến giai đoạn này bé vận động nhiều hơn, ngủ ít hơn và mất sức nhiều hơn. Năng lượng được cung cấp từ sữa mẹ thôi chưa đủ mà phải bổ sung thêm các bữa bột ăn dặm chính để bổ sung năng lượng mỗi ngày cho bé. Thời điểm này, bé cần được ăn 3 bữa bột trong ngày, mỗi bữa 150-250ml (tùy nhu cầu mỗi bé). Một thực phẩm không thể thiếu trong giai đoạn này là sữa chua và hoa quả. Trái cây càng nhiều màu sắc sặc sỡ càng bổ sung nhiều vitamin cho bé, ví dụ: đu đủ, xoài, dâu tây. 3.SO SÁNH BỘT ĂN DẶM TỰ LÀM VÀ BỘT ĂN DẶM BÁN SẴN Có rất nhiều mẹ băn khoăn nên chọn bột ăn dặm tự làm hay bột ăn dặm bán sẵn. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của hai loại để mẹ lựa chọn phù hợp hơn nhé! VỀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG Bột ăn dặm bán sẵn được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu và đưa ra sản phẩm có đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phát triển. Hơn nữa trong thành phần bột ăn dặm bán sẵn còn có thêm các vi chất mà cơ thể khó tổng hợp, từ đó giúp bổ sung vào hệ dưỡng chất cung cấp cho cơ thể được đầy đủ nhất. Bột ngũ cốc mẹ tự làm thường từ các ngũ cốc quen thuộc như: gạo, đỗ xanh, vừng… Một số mẹ kỹ hơn thì kết hợp từ 3000 loại ngũ cốc khác nhau. Cả hai loại bột ngũ cốc mẹ tự làm này đều có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm khi kết hợp lại gây ra chất không tốt cho sức khỏe, bị biến chất, mất đi những chất quan trọng (cà rốt không nên kết hợp với củ cải), mẹ chú ý để kết hợp cho đúng mẹ nhé! VỀ TÍNH AN TOÀN Bột ăn dặm bán sẵn có tỷ lệ và danh sách các chất dinh dưỡng nhất định, được quy định từ trước, đây hoàn toàn đều được nhà sản xuất nghiên cứu kỹ lưỡng để bán sản phẩm chứa các chất không kỵ nhau, an toàn cho bé. Còn bột ăn dặm tự làm đều là các sản phẩm mẹ tự trồng được, chủ động lựa mua nên an tâm về nguồn gốc và chất lượng nhưng mẹ phải dành nhiều thời gian nghiên cứu để kết hợp đúng, đủ, tránh các loại gây dị ứng cho bé. VỀ KHẨU VỊ CỦA BÉ Nhiều khảo sát cho thấy, bột ăn dặm bán sẵn khiến bé dễ ngán, ít ăn hơn hoặc do hương vị nhàm chán nên bé không ăn. Còn bột ăn dặm mẹ tự làm, bé hứng thú hơn, bổ sung thay đổi thực phẩm thịt cá, rau củ… giúp bé được đổi bữa thường xuyên, bé ăn ngon miệng hơn. VỀ TÍNH TIỆN LỢI Khi tự nấu bột ăn dặm cho bé, mẹ có thể kết hợp các nguyên liệu, thực phẩm theo khẩu vị mà bé thích. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý bảo quản bột cẩn thận để tránh ẩm mốc. Còn nếu dùng bột bán sẵn, mẹ chỉ cần pha theo công thức có sẵn là có thể có một bữa ăn dặm cho bé, tiện lợi và tiết kiệm thời gian của mẹ. VỀ GIÁ TRỊ KINH TẾ Bột ăn dặm chế biến sẵn có giá trị kinh tế cao hơn so với bột ăn dặm mẹ tự làm nhưng lại tiện lợi hơn vì mẹ sẽ không mất nhiều thời gian chế biến quá nhiều.Vì vậy nếu mẹ bận rộn và không có đủ thời gian cho bé, mẹ hoàn toàn có thể thay thế bột ăn dặm cho bé mà không cần lo lắng về giá trị dinh dưỡng.        

KHI DÙNG THUỐC KHÁNG SINH CÓ NÊN BỔ SUNG MEN VI SINH?
18

Th 09

KHI DÙNG THUỐC KHÁNG SINH CÓ NÊN BỔ SUNG MEN VI SINH?

  • admin
  • 0 bình luận

Thuốc kháng sinh được dùng để trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, nhưng cũng ảnh hưởng tới vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn). Vậy có nên bổ sung men vi sinh hay không? Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh khi có sự cân bằng giữa tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn. Đây là chìa khóa để hoạt động tiêu hóa, hấp thu được diễn ra thuận lợi, hỗ trợ hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng ảnh hưởng (tiêu diệt) cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng lành mạnh của vi khuẩn trong ruột, làm giảm sự đa dạng lành mạnh của các vi khuẩn khác nhau trong ruột, dẫn đến các tác dụng phụ như tiêu chảy. Dùng men vi sinh khi uống thuốc kháng sinh, có thể giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột khỏi những tác hại này và có thể mang lại những lợi ích khác. Hiệp Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ (AGA) khuyến cáo, trẻ em và người lớn đều nên dùng men vi sinh khi được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên một số nhóm người hoặc những người mắc một số tình trạng bệnh nhất định có thể được hưởng lợi nhiều hơn. Dưới đây là tác dụng của men vi sinh: 1.MEN VI SINH (PROBIOTICS) CÓ THỂ GIÚP GIẢM TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC KHÁNG SINH Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng men vi sinh với thuốc kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa tiêu chảy liên quan đến thuốc kháng sinh. Có tới 35% số người dùng thuốc kháng sinh bị tiêu chảy. Việc dùng men vi sinh với thuốc kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ này tới 50%. Probiotics (men vi sinh) cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển viêm đại tràng do vi khuẩn Clostridia difficile, một tác dụng phụ nghiêm trọng hơn của thuốc kháng sinh. Viêm đại tràng do C.diff là tình  trạng viêm ở đại tràng do sự phát triển quá mức của C.diff. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là thuốc kháng sinh. Một phân tích của 31 nghiên cứu cho thấy, probiotic có thể làm giảm nguy cơ phát triển viêm đại tràng do C.diff. Với những phát hiện này, AGA khuyến cáo, dùng men vi sinh kết hợp với kháng sinh có khả năng mang lại lợi ích nhiều hơn cho những người có nguy cơ cao bị tác dụng phụ. 2.MEN VI SINH LÀM TĂNG HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH Có một số bằng chứng cho thấy lợi khuẩn có thể giúp một số phương pháp điều trị bằng kháng sinh hiệu quả hơn. Ví dụ: -Điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori: Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung men vi sinh vào liệu pháp điều trị H.Pylori (kháng sinh và thuốc chặn axit) làm tăng hiệu quả điều trị. -Viêm âm đạo do vi khuẩn: Viêm âm đạo do vi khuẩn đôi khi được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Việc bổ sung men vi sinh (dưới dạng gel âm đạo) có thể làm tăng tỷ lệ phục hồi bệnh. 3.MEN VI SINH GIÚP BẢO VỆ SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT Thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các loại vi khuẩn trong đường ruột. Những tác động này có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, hen suyễn và các bệnh mạn tính khác…  Một số bằng chứng cho thấy, probiotic có thể bảo vệ vi khuẩn có lợi trong ruột khi đang dùng kháng sinh. Những người có nhiều khả năng được hưởng lợi từ việc dùng men vi sinh với thuốc kháng sinh là những người có nguy cơ cao nhất gặp phải tác dụng phụ, bao gồm: Người trên 65 tuổi, đang nằm viện hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu…    

MÁCH MẸ NHỮNG CÁCH TRỊ HO CHO BÉ KHÔNG DÙNG THUỐC
18

Th 09

MÁCH MẸ NHỮNG CÁCH TRỊ HO CHO BÉ KHÔNG DÙNG THUỐC

  • admin
  • 0 bình luận

Ho là một triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Thực chất, ho rất ít khi là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm được xem là phản xạ lành mạnh giúp bảo vệ đường thở. Mặc dù vậy, mẹ không nên chủ quan vì một cơn ho nghiêm trọng vẫn có thể kéo dài hơn 1 tuần và bé cần được đi khám. Trong trường hợp không quá nghiêm trọng, mẹ có thể thực hiện các cách trị ho tại nhà để giúp con giảm khó chịu và tránh tình trạng bé bỏ ăn, bỏ bú. 1.NGUYÊN NHÂN TRẺ HO: VÌ SAO TÌNH TRẠNG HO ĐÁNG LO HƠN Ở TRẺ SINH MỔ? Trẻ bị ho có thể do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do nhiễm trùng đường hô hấp được gây ra bởi virus, chẳng hạn như cảm lạnh hay cảm cúm, với tần suất từ 6-12 lần mỗi năm. Những nguyên nhân gây ho ít phổ biến hơn ở trẻ em gồm có: Nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn. Nhiễm phế cầu khuẩn. Dị ứng và hen suyễn. Trào ngược dạ dày thực quản. Tiếp xúc tác nhân kích ứng như khí lạnh, khói thuốc, ô nhiễm. Hít phải dị vật, nghẹt thở. Các vấn đề về khả năng nuốt hoặc vấn đề ở cấu trúc khí quản. Ho liên quan đến tâm lý, chẳng hạn như ho theo thói quen hoặc hội chứng Tic. Mặc dù hầu hết các cơn ho do virus gây ra và thường tự khỏi nhưng đôi khi tình trạng này có thể kéo dài hơn 2 tuần. Đặc biệt nếu trẻ bị ho trên 3 tuần kèm theo những dấu hiệu sau đây mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời: Khó thở, cố gắng hết sức để thở. Thở nhanh hơn bình thường. Mặt, môi, lưỡi sẫm màu hơn hoặc chuyển xanh. Sốt cao, đặc biệt là khi trẻ ho nhưng không sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Trẻ dưới 3 tháng và bị sốt. Trẻ dưới 3 tháng và đã bị ho vài giờ. Trẻ phát ra tiếng rít sau khi ho hoặc hít vào. Thở khò khè. Ho ra máu. Trẻ yếu ớt, cáu kỉnh, dễ khó chịu. Trẻ ho kèm theo dấu hiệu mất nước như môi khô, mắt trũng sâu, tiểu ít, buồn ngủ nhiều… Thực tế, mặc dù ho là một triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng không phải tất cả các trẻ em đều có khả năng chống chọi bệnh tật như nhau. So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ sẽ gặp nhiều bất lợi hơn về sức khỏe vì trẻ không được tiếp xúc với các lợi khuẩn trong âm đạo của mẹ. Thay vào đó, hại khuẩn từ bệnh viện có xu hướng chiếm ưu thế hơn khiến trẻ dễ gặp các vấn đề về miễn dịch, đặc biệt là mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng do virus. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng so với các bé bình thường, trẻ sinh mổ có miễn dịch kém gấp 1,5 lần và nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cao gấp 1.3 lần. Bởi vì việc không được sinh qua ngã âm đạo không chỉ khiến bé sinh mổ bỏ lỡ các lợi khuẩn, cơ sở cho hệ miễn dịch khỏe mạnh mà viêc không chịu lực ép từ ống sinh còn khiến cho dịch ối tồn đọng trong phổi, dẫn đến các vấn đề hô hấp ở trẻ như thở khò khè, khó thở, ho ra chất nhầy. Không những vậy, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sinh mổ có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ em. 2.CÁCH TRỊ HO CHO BÉ MẸ NÊN BIẾT Chăm sóc dinh dưỡng Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi con bị ho, mẹ cần duy trì cho bé bú sữa để giúp con nhận đủ chất lỏng. Theo nghiên cứu, việc cho bé bú cũng cần duy trì trong ít nhất 6-12 tháng đầu đời. Bởi một trong những lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ là giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng đường hô hấp. Đối với bé sinh mổ, sữa mẹ càng là nguồn dinh dưỡng quan trọng vì bú sữa mẹ sẽ được tăng cường miễn dịch tự nhiên từ bên trong nhờ các thành phần có trong sữa mẹ như: HMO: Đại dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. Với 15 cấu trúc HMOs được tổng hợp nhưng có 5 loại nổi bật đó là 2’-FL, 3’FL, LNT, 3’SL, 6’SL. Trong đó 2’FL HMO là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%, ngăn ngừa mầm bệnh. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sự kết hợp giữa 2’-FL HMO và 3’FL còn giúp giảm đáng kể sự bám dính của mầm bệnh và hỗ trợ hàng rào bảo vệ. Nucleotides: Dưỡng chất quan trọng trong sữa mẹ đã được chứng minh giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine. Lợi khuẩn: Sữa mẹ là nguồn cung cấp lợi khuẩn cần thiết cho sức khỏe đường ruột của bé. Trong đó, Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn quan trọng trong sữa mẹ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Mẹ nên ưu tiên nguồn dinh dưỡng đảm bảo các dưỡng chất như HMO, Nucleotides, và lợi khuẩn Bifidobacterium để giúp con xây dựng và củng cố hệ miễn dịch vững vàng. Đối với trẻ lớn hơn bị ho, mẹ vẫn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất lỏng cho con bằng nước lọc hoặc nước trái cây nhưng cần tránh nước ngọt có ga hoặc nước cam vì có thể gây kích ứng cổ họng. Đồng thời mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm tươi ngon chưa qua chế biến, có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu/ hạt để cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, cần cho hệ miễn dịch của bé. Cho bé dùng thức uống giảm ho phù hợp Một số thức uống thay thế thuốc trị ho mẹ có thể pha chế tại nhà cho bé sao cho phù hợp, an toàn. Mẹ có thể làm như sau: Đối với bé 6 tháng đến 1 tuổi: Mẹ có thể cho bé uống nước ấm. Lưu ý rằng nếu bé dưới 3 tháng tuổi thì không nên tùy tiện cho uống thuốc ho hay bất cứ thức uống giúp giảm ho nào mà chưa cho bé đi khám. Đối với trẻ 1 tuổi trở lên: Mẹ có thể cho bé uống nước chanh ấm với lượng khoảng 30ml mỗi lần hoặc cho trẻ dùng ½ đến 1 thìa cà phê mật ong (2-5ml). Lưu ý không cho bé dưới 1 tuổi dùng mật ong. Đối với trẻ trên 6 tuổi: Mẹ có thể cho bé dùng viên ngậm ho để giảm ngứa cổ. Tuy nhiên, tránh cho trẻ dưới 6 tuổi dùng viên ngậm ho cứng để tránh gây mắc nghẽn. Trừ khi cơn ho ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ còn nếu không thì việc cho trẻ dùng thuốc trị ho là không cần thiết. Thuốc ho có thể giúp ngừng ho tuy nhiên không điều trị được dứt điểm nguyên nhân. Theo khuyến cáo, thuốc ho không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Trường hợp bạn muốn dùng cho bé thuốc ho không kê đơn, cách tốt nhất là nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ để đúng liều lượng và an toàn. Giữ vệ sinh cá nhân môi trường xung quanh Giữ vệ sinh cá nhân cũng như nơi hộ gia đình là những biện pháp quan trọng để hỗ trợ ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy, để ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh ba mẹ nên giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ như dạy trẻ rửa tay thường xuyên, dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che lại khi ho, hắt hơi, bỏ khăn giấy đã dùng vào thùng rác… Đồng thời cần đảm bảo môi trường sống của gia đình hợp vệ sinh.            

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: