Th 03
Cường giáp là một tình trạng dễ gặp và thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Cường giáp là hội chứng gây ra do tình trạng sản sinh quá mức hormone tuyến giáp. Bệnh cường giáp hiện nay diễn ra phổ biến với các dấu hiệu tương đồng với nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy cường giáp nguy hiểm như thế nào? Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn về căn bệnh này! 1.CƯỜNG GIÁP LÀ BỆNH GÌ? Cường giáp là một hội chứng, tức là không phải một bệnh riêng biệt. Có nhiều bệnh gây ra hội chứng này, trong đó có thể kể đến bệnh Basedown - Bệnh cường giáp hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp; cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp… Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân… Bệnh cường giáp là bệnh gì? 2.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CƯỜNG TUYẾN GIÁP Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cường tuyến giáp bao gồm: Bệnh basedown Nguyên nhân phổ biến nhất chiếm hơn 70% trường hợp. Bệnh này xuất hiện do các tự kháng thể trong máu kích hoạt tuyến giáp, làm cho tuyến giáp phát triển và tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Loại cường giáp này có xu hướng phát triển trong gia đình và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ có độ tuổi từ 20-50 tuổi. Các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức Các nhân tuyến giáp là những cục u trong tuyến giáp của bạn. Các nhân tuyến giáp phổ biến và thường lành tính, chỉ có 1 tỷ lệ rất nhỏ chứa tế bào ung thư. Tuy nhiên, một hoặc nhiều nhân tuyến giáp có thể hoạt động quá mức và sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Điều này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi. Viêm tuyến giáp Đây là tình trạng tuyến giáp bị viêm làm phá hủy cấu trúc thông thường của các nang tuyến giáp, dẫn đến hormone tuyến giáp dự trữ bị rò rỉ ra ngoài tuyến giáp. Cường tuyến giáp có thể kéo dài đến 3 tháng, sau đó cấu trúc mô học của tuyến giáp lại trở lại bình thường. Tuyến giáp của bạn có thể trở lên kém hoạt động và tình trạng đó gọi là suy giáp. Suy giáp thường kéo dài từ 12-18 tháng, tuy nhiên tình trạng này có thể diễn ra vĩnh viễn. Một số loại viêm tuyến giáp có thể gây ra tình hoạt động quá mức ở tuyến giáp và sau đó gây ra suy giáp: Viêm tuyến giáp bán cấp: thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30-50 tuổi. Bệnh thường xảy ra sau khi nhiễm siêu vi vài tuần lễ với sưng, đau vùng cổ và biểu hiện triệu chứng cường giáp. Nguyên nhân gây ra viêm tuyến giáp bán cấp vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên tình trạng này có thể liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Viêm tuyến giáp sau sinh: loại viêm tuyến giáp này phát triển trong vòng 1 năm sau khi phụ nữ sinh con. Viêm tuyến giáp âm thầm: loại viêm tuyến giáp này phát triển âm thầm vì nó không gây đau, mặc dù tuyến giáp có thể to lên. Tăng tiêu thụ I-ot Tuyến giáp sử dụng I-ot để tạo ra hormone tuyến giáp. Lượng I-ot bạn tiêu thụ ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp mà tuyến giáp tạo ra. Ở một số người, tiêu thụ một lượng lớn I-ot có thể khiến tuyến giáp tiết quá nhiều hormone. Sử dụng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp Một số người dùng thuốc hormone tuyến giáp để điều trị suy giáp nhưng trót dùng quá liều. Nếu bạn dùng thuốc hormone tuyến giáp, bạn nên đến gặp bác sĩ ít nhất mỗi năm 1 lần để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp. Bạn có thể cần điều chỉnh liều nếu mức hormone của bạn quá cao. Một số loại thuốc khác cũng có thể tương tác với hormone tuyến giáp để nâng cao mức độ hormone. Nếu bạn dùng thuốc nội tiết tố tuyến giáp, hãy hỏi bác sĩ về các tương tác khi bắt đầu dùng loại thuốc mới. 3.TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU CỦA CƯỜNG GIÁP Bệnh cường giáp gần như bệnh lý toàn thân vì tác động đến sự chuyển hóa trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, não bộ… Các triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp có thể kể đến: Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh cường giáp Nhịp tim nhanh: thường hơn 100 nhịp/phút hoặc tim loạn nhịp hoặc đánh trống ngực khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng và thậm chí khó thở. Giảm sút cân đột ngột: mặc dù ăn uống vẫn bình thường hoặc thậm chí không tăng cân. Khả năng vận động kém: như mệt mỏi và yếu cơ, gây giảm sức lao động và vận động. Stress, căng thẳng, khó tập trung. Run tay Gặp vấn đề về đường ruột: rối loạn tiêu hóa. Phì đại tuyến giáp: có dấu hiệu bị bướu cổ hoặc lồi mắt, giọng nói khàn do tuyến giáp mở rộng ra. 4.CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH CƯỜNG GIÁP NẾU KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI Bệnh cường giáp có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như: Vấn đề tim mạch: các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh cường giáp thường liên quan đến tim mạch. Bạn có thể gặp các tình trạng như nhịp tim nhanh, hoặc suy tim sung huyết. Xương giòn và dễ gãy: hormone tuyến giáp tăng cao sẽ cản trở khả năng gắn kết canxi vào xương, từ đó khiến xương bị yếu và giòn (loãng xương). Các vấn đề về mắt: Bệnh lồi mắt do Graves có thể phát triển thành các vấn đề về mắt, bao gồm đỏ mắt, sưng mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc song thị. Nếu không được điều trị, các vấn đề này có thể gây ra mất thị lực. Da đỏ, sưng tấy: Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bị bệnh Graves có thể mắc các vấn đề về da, gây mẩn đỏ và sưng tấy ở nhiều vị trí như cẳng chân và bàn chân. Nhiễm độc tuyến giáp: cường giáp cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc tuyến giáp, một tình trạng có thể gây sốt cao, mạch nhanh và thậm chí là mê sảng. Khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy đến ngay bệnh viện để được chăm sóc kịp thời. 5.CÁCH PHÒNG TRÁNH HIỆU QUẢ Thông thường ở giai đoạn đầu, bệnh cường giáp không gây ra các triệu chứng rõ ràng hoặc người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh này, người dân cần có thói quen thăm khám và tầm soát sức khỏe thường xuyên, bên cạnh đó thực hiện chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý bằng các biện pháp như: Luyện tập thể dục thường xuyên Việc tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch chủ động của cơ thể. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh do kháng thể nhận diện và tiêu diệt nhầm tế bào tuyến giáp cũng được hạn chế. Bổ sung đủ I-ot Việc thừa hoặc thiếu I-ot có thể gây ra các vấn đề về bệnh lý tuyến giáp vì vậy chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần được cung cấp đầy đủ lượng I-ot cần thiết. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chi tiêt về vấn đề này. Đặc biệt phụ nữ mang thai, người cao tuổi là đối tượng cần lưu ý về việc bổ sung đủ lượng I-ot hằng ngày để tránh những vấn đề sức khỏe cho thai nhi, sản phụ cũng như người cao tuổi. Dinh dưỡng hợp lý Trong phòng ngừa và hạn chế tiến triển bệnh cường giáp, các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa luôn là lựa chọn mà các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Các thực phẩm giàu oxy hóa có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây, đặc biệt các loại quả mọng như việt quất, dâu tây… các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ… Xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, ăn đủ chất, luyện tập thể thao và ngủ đủ giấc, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, các đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích để phòng ngừa không chỉ bệnh lý tuyến giáp mà các bệnh lý sức khỏe nói chung. Tầm soát các bệnh lý tuyến giáp nên được thực hiện hằng năm đặc biệt ở đối tượng nữ giới trên 20 tuổi. Việc tầm soát sớm có thể phát hiện bệnh và điều trị ngay từ giai đoạn chưa có triệu chứng, người bệnh ít bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Ngoài ra, khi phát hiện những triệu chứng cường giáp như mắt lồi, cổ to, đau họng, thân nhiệt cao, suy giảm thị lực… người bệnh cần sớm đi khám tại chuyên khoa nội tiết của các trung tâm y tế, bệnh viện lớn trên cả nước. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh cường giáp cũng như cách phòng ngừa. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm thông tin Y Dược hữu ích nhé!
Th 03
Bướu cổ không phải là một bệnh khó trị. Bướu cổ là một trong những bệnh lý tuyến giáp phổ biến với tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Triệu chứng điển hình của căn bệnh là vùng cổ của người mắc bị lồi lên trông thấy rõ do sự ảnh hưởng của kích thước tuyến giáp. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì bạn có thể hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Bài viết dưới đây Hadu sẽ giải mã chi tiết cho bạn về bệnh bướu cổ! 1.TỔNG QUAN BỆNH BƯỚU CỔ Bướu cổ là bệnh lý phổ biến ở tuyến giáp với biểu hiện điển hình là xuất hiện khối lồi lên tại vùng cổ do tuyến giáp bị tăng kích thước. Hiện nay bướu cổ được chia thành ba nhóm: bướu cổ lành tính, ung thư, rối loạn chức năng nội tiết của tuyến giáp. Trong số đó bướu cổ lành tính là tình trạng hay gặp nhất hiện nay với khoảng hơn 80% trường hợp. Bệnh bướu cổ Bướu cổ lành tính là trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước nhưng không ảnh hưởng tới các chức năng hoạt động. Vì thế những đối tượng mắc loại bướu cổ này thường không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy vậy khi bướu quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc nuốt, làm khó thở và ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi lồi ra phía trước. 2.NGUYÊN NHÂN GÂY BƯỚU CỔ Nguyên nhân dẫn đến bướu cổ chủ yếu do thiếu hụt i-ot trong cơ thể. Khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng i-ot thì nó sẽ giảm sản sinh hormone, để bù đắp cho việc sản sinh hormone, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước làm cho tuyến giáp phình to ra và tạo thành bướu cổ. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bướu cổ còn do: Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình. Do sử dụng một số loại thuốc kéo dài như muối lithi dùng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa i-ot như thuốc cản quang, thuốc trị hen, thuốc trị thấp khớp, thuốc chống loạn nhịp… Do thức ăn có tác dụng ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, khoai mì… Ngoài ra những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ. 3.DẤU HIỆU BƯỚU CỔ Kích thước bướu cổ có thể biểu hiện từ rất nhỏ, khó nhận biết đến rất lớn. Đa số các biểu hiện đều không gây đau nhưng nếu bị viêm tuyến giáp, cảm giác đau có thể xuất hiện. TRIỆU CHỨNG CHÍNH CỦA BỆNH BƯỚU CỔ Xuất hiện u ở phía trước cổ Cảm giác căng tức vùng cổ họng Khàn giọng Nổi tĩnh mạch cổ Cảm giác chóng mặt khi giơ cánh tay lên trên đầu TRIỆU CHỨNG ÍT GẶP HƠN Khó thở (thở gấp) Ho khan Thở khò khè (do khí quản bị chèn ép) Khó nuốt (do thực quản bị chèn ép) TRIỆU CHỨNG CƯỜNG GIÁP DO TUYẾN GIÁP HOẠT ĐỘNG QUÁ MỨC Nhịp tim nhanh (tim đập nhanh) Sụt cân không rõ nguyên nhân Tiêu chảy Đồ mồ hôi khi không tập thể dục hoặc tăng nhiệt độ phòng Kích thích, bồn chồn TRIỆU CHỨNG SUY GIÁP DO TUYẾN GIÁP HOẠT ĐỘNG KÉM Cảm thấy mệt mỏi Táo bón Da khô Tăng cân không rõ nguyên nhân Kinh nguyệt bất thường 4.ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ MẮC BỆNH BƯỚU CỔ Đối tượng dễ mắc bướu cổ Những người không thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều i-ot đặc biệt hay gặp ở vùng núi. Các đối tượng có nhu cầu hormone tuyến giáp cao như: trẻ em đang tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc cho con bú… Mắc các bệnh mãn tính như viêm đại tràng, tiêu chảy kéo dài, suy thận mạn… ảnh hưởng đến sự hấp thu và đào thải i-ot. Có tiền sử mắc các bệnh lý về tuyến giáp như: nhiễm trùng, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp tự miễn. Gia đình có người mắc bệnh bướu cổ hoặc có các bệnh lý về tuyến giáp. Sau điều trị các bệnh lý tâm thần. 5.PHÒNG NGỪA BỆNH BƯỚU CỔ Các biện pháp phòng bệnh đưa ra nhằm hạn chế các trường hợp bướu cổ lành tính và phát hiện sớm các loại bướu cổ khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Bao gồm các phương pháp sau: Đảm bảo cung cấp đầy đủ i-ot cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu i-ot như: cá biển, mắm tôm, nước mắm. Sử dụng muối i-ot là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu i-ot. Đối với các đối tượng mắc bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mãn tính có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Khi có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh bướu cổ và cách phòng tránh. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Y Dược mới nhất nhé!
Th 03
Thay đổi thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường… có thể dẫn đến các bệnh lý tai, mũi, họng thường gặp như viêm tai, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Các bệnh lý tai, mũi, họng thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt thường gặp thường xuyên nhất ở trẻ em. Do ba cơ quan tai-mũi-họng có cấu tạo gồm các hốc thông trực tiếp với nhau. Khi một cơ quan gặp vấn đề, hai cơ quan còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các cơ quan này cũng có đặc điểm là thông với môi trường bên ngoài nên dễ gặp phải các bệnh lý do các yếu tố môi trường gây ra như nhiễm khuẩn hoặc dị ứng. Dưới đây Hadu chia sẻ các bệnh lý tai mũi họng thường gặp: 1.VIÊM TAI Viêm tai là một trong những bệnh lý tai, mũi, họng phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi mầm bệnh, chủ yếu là vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh ở các cấu trúc trong tai, bao gồm tai ngoài, tai trong, tai giữa. Viêm tai là loại nhiễm trùng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Trẻ em bị viêm tai thường khó phát hiện với các triệu chứng như trẻ hay dùng tay dụi hoặc kéo vành tai hay quấy khóc, nhất là trước khi đi ngủ, không phản ứng với những tiếng ồn lớn hoặc tiếng gọi, sốt, mất thăng bằng, đau đầu, ăn hoặc bú kém… Ở người lớn, các triệu chứng viêm tai có thể kể đến như đau và cảm thấy áp lực trong tai, sốt, mất thăng bằng, khó nghe, giảm thính lực, buồn nôn, nôn, dịch chảy trong tai. Bệnh viêm tai Viêm tai có thể cấp tính hoặc mãn tính. Viêm tai cấp tính sẽ gây ra trong thời gian ngắn vài tuần. Ngược lại viêm tai mãn tính thường kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần, đồng thời có thể gây tổn thương tai giữa và tai trong vĩnh viễn. 2.VIÊM HỌNG Viêm họng là một trong những bệnh lý tai, mũi, họng dễ gặp nhất. Căn bệnh này được chia thành 3 loại là viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét. Viêm họng rất dễ gặp khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là khi thời tiết bắt đầu trở lạnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và nhanh tiến triển, nếu không được xem xét điều trị đúng có thể gây ra những biến chứng khó lường. Nếu bạn bị đau họng thường có biểu hiện đau nhức (vùng má, lông mày, giữa hai mắt, vùng gáy…). Dịch nhầy chảy ra phía mũi, nghẹt mũi, điếc mũi… Viêm họng Nguyên nhân gây ra bệnh đau họng phần lớn do virus gây ra, một số trường hợp có thể do vi khuẩn khi gặp phải các yếu tố thuận lợi như thay đổi thời tiết, khói bụi, sức đề kháng kém… Triệu chứng của viêm họng là viêm đỏ niêm mạc họng màn hầu, trụ trước, trụ sau amidan, thành sau họng. Có thể có giả mạc ở họng và amidan, đau rát họng, khát nước, đau mình mẩy. Hạch viêm vùng góc hàm, sốt, ớn lạnh, nhức đầu. 3.VIÊM XOANG Viêm xoang là tình trạng các xoang mũi và niêm mạc mũi bị viêm. Nguyên nhân gây ra bệnh này thường là do virus, nhiễm khuẩn, dị ứng, nấm… Viêm xoang được chia thành 2 loại là viêm xoang cấp tính và mãn tính. Viêm xoang mãn tính sẽ dễ tái phát và nguy hiểm hơn viêm xoang cấp tính. Viêm xoang trẻ em sẽ gặp ở những bé dưới 6 tuổi, bị viêm amidan, viêm mũi dị ứng, viêm VA. Bệnh thường khởi phát ở những bé thiếu chất dinh dưỡng, gầy yếu hay sốt vặt có cơ địa dị ứng và thường mắc viêm đường hô hấp trên kéo dài, điều trị không dứt điểm nên dẫn tới viêm xoang mũi. Viêm xoang Đối với người lớn thì hay mắc bệnh viêm xoang mãn tính. Một số triệu chứng có thể kể đến như: đau nhức vùng mặt, giảm ngửi, ho, ngạt mũi, đờm mắc ở cổ, soi mũi thấy khe giữa và đôi khi có cả mủ. Người bị viêm xoang còn có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi, kém tập trung. Các triệu chứng này thường kéo dài khoảng 12 tuần. 4.HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một triệu chứng thường gặp hiện nay, có khả năng gây nguy hiểm và cả những biến chứng tử vong. Tuy nhiên, hội chứng này lại thường không được chẩn đoán, hầu hết bệnh nhân đều không biết mình đang bệnh vì hiện tượng ngưng thở chỉ xảy ra trong lúc ngủ. Hầu hết các bệnh nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ đi khám bệnh vì các triệu chứng thông thường như nhức đầu, mệt mỏi. Các bác sĩ nếu không phải chuyên gia về giấc ngủ, thường ít nghĩ đến và không phát hiện được. Khi trẻ bị bệnh, các triệu chứng thường gặp nhất là khò khè, ngáy to, có cơn ngưng thở, bứt rứt, bồn chồn, thức giấc thường xuyên trong giấc ngủ. Một số trẻ có triệu chứng ác mộng hoặc đái dầm. Ban ngày trẻ thường có triệu chứng buồn ngủ, tăng hoạt động quá mức. Trẻ thường hay có bệnh lý đi kèm như béo phì hay chậm lớn suy dinh dưỡng. 5.VIÊM MŨI DỊ ỨNG Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh liên quan đến bệnh tai mũi họng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như: thời tiết, môi trường, nấm mốc, cơ địa… Viêm mũi dị ứng Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng ngày qua ngày trong thời gian dài sẽ trở thành bệnh mãn tính. Khi đó tình trạng nghẹt mũi gần như xảy ra thường xuyên, dẫn đến ù tai, kèm theo nhức đầu, đau đầu nặng. Những triệu chứng này khá giống với viêm xoang, rất dễ gây nhầm lẫn. Một số trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài có thể gây ra loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn nhưng chúng gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hằng ngày. Khi có các biểu hiện của bệnh tai, mũi, họng, bạn không nên tự ý đi mua thuốc uống hoặc dùng lại đơn thuốc kể từ lần kê trước mà phải đi khám tại các cơ sở y tế và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Th 03
Tỷ lệ người mắc bệnh thừa cân, béo phì đang tăng nhanh báo động chỉ trong 10 năm qua tại Việt Nam. Cùng với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư thì thừa cân béo phì hiện đang được xem là một “đại dịch” mới của thế kỷ 21 vì những hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe và gánh nặng bệnh tật mà nó gây ra. Để hiểu rõ thừa cân là gì, người thừa cân béo phì cần lưu ý ra sao, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Hadu: 1.THỪA CÂN BÉO PHÌ LÀ GÌ? Theo Tổ chức Y Tế thế giới, thừa cân béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hoặc toàn thân gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe. Nhìn chung, bệnh thừa cân béo phì thể hiện trọng lượng cơ thể cao hơn trọng lượng chuẩn ở một người khỏe mạnh. Bệnh thừa cân béo phì là bệnh mãn tính do sự dư thừa quá mức lượng mỡ trong cơ thể. Trong cơ thể chúng ta luôn có 1 lượng mỡ nhất định và lượng mỡ này cần thiết để lưu trữ năng lượng, giữ nhiệt, hấp thu những chấn động và thể hiện các chức năng khác. Bệnh thừa cân, béo phì được phân loại bằng chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên chiều cao và trọng lượng cơ thể. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính dựa trên công thức: trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Do chỉ số BMI mô tả mối liên quan giữa trọng lượng cơ thể với chiều cao nên sẽ liên quan chặt chẽ đến tổng số lượng mỡ phân bố trong cơ thể ở người trưởng thành. Theo phân loại của Tổ chức Y Tế thế giới, một người trưởng thành, trừ người có thai nếu có chỉ số BMI trong khoảng từ 25-29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ số BMI>=30 được xem là béo phì. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của thừa cân, béo phì gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ tại một số phần của cơ thể như: bụng, đùi, eo, ngay cả ở ngực nữa. 2.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỪA CÂN, BÉO PHÌ Cơ thể sản sinh ra nhiều lượng mỡ thừa gây thừa cân, béo phì từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn quá nhiều đồ có chất béo, dầu mỡ, ít ăn rau củ và các thực phẩm có chất xơ, uống ít nước hoặc uống nhiều nước có ga,... Ít vận động: tập luyện thể dục thể thao, ngồi nhiều giờ liền ở một chỗ. Thói quen sinh hoạt: thức khuya, ăn đêm, ăn một lúc nhiều thức ăn, ăn không đúng bữa… Thay đổi nội tiết tố: ở các giai đoạn dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh hoặc những tháng đầu sử dụng thuốc tránh thai. 3.NHỮNG BỆNH GẮN LIỀN VỚI THỪA CÂN, BÉO PHÌ Thừa cân, béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mắc phải. Trọng lượng cơ thể tăng khiến cho các chức năng vận động của các hệ cơ, xương, khớp bị giảm và hạn chế, làm tăng khả năng loãng xương, bệnh gout, viêm xương khớp… Bên cạnh đó, khi lượng mỡ thừa bị tích tụ dày đặc tại lồng ngực, cơ hoành và ổ bụng, … cũng sẽ khiến cho bệnh nhân rối loạn nhịp thở, suy tim, tăng huyết áp thậm chí dẫn đến tử vong… Đối với những người phụ nữ đang bị thừa cân béo phì sẽ dễ bị rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, khó có thai, nguy cơ vô sinh cao. Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy sự liên quan giữa béo phì và ung thư như: ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tử cung… 4.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BÉO PHÌ Điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp các hoạt động thể lực là cách điều trị béo phì tốt nhất. Nên ăn theo thực đơn dinh dưỡng của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Ăn thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da, tôm, đậu phụ… Nếu uống sữa nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ), không nên uống sữa đặc có đường. Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân, béo phì Bữa sàng nên ăn nhiều để tránh ăn vặt, giảm ăn về chiều và tối. Nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là thực phẩm cơ bản giàu chất xơ. Khi chế biến thức ăn hạn chế các món xào, rán, nên ăn các món luộc, hấp. Nên ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để cơ thể quá đói, vì đói trong bữa ăn sau sẽ ăn nhiều hơn gây tích lũy mỡ nhanh hơn. Nhai kỹ và chậm khi ăn. Kết hợp khẩu phần ăn ít chất béo, uống nhiều nước lọc và ăn vừa đủ, không quá no. Bên cạnh việc cải thiện chế độ dinh dưỡng thì các hoạt động thể lực cũng là một trong những yếu tố góp phần giảm cân và hạn chế thừa cân, béo phì.