CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

DẤU HIỆU THỪA VITAMIN D3 Ở TRẺ SƠ SINH
20

Th 11

DẤU HIỆU THỪA VITAMIN D3 Ở TRẺ SƠ SINH

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin D3 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển xương, giúp phòng chống còi xương, chậm lớn và kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ. Vì vậy việc bổ sung vitamin D3 cho trẻ ngay từ khi chào đời là thật sự cần thiết. Tuy nhiên hiện nay, nhiều phụ huynh lạm dụng hoặc cho trẻ uống sai cách, dẫn đến việc dư thừa vitamin D3 ở trẻ sơ sinh. Vậy dấu hiệu thừa vitamin D3 ở trẻ sơ sinh là gì? 1.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG THỪA VITAMIN D3 Ở TRẺ SƠ SINH Tình trạng thừa vitamin D3 hay còn gọi là nhiễm độc vitamin D3 thường không tốt cho sức khỏe của bé. Nguyên nhân thường do cha mẹ bổ sung cho trẻ lượng vitamin D3 quá lớn so với nhu cầu bổ sung hằng ngày. Liều lượng khiến trẻ bị ngộ độc là từ 240.000 đến 4.500.000 IU vitamin D3 trong một ngày. Việc trẻ bị quá liều vitamin D3 là do bố mẹ tính sai số giọt hoặc hiểu sai hàm lượng. Về lâu dài, lượng vitamin D3 dư thừa tích lũy nhiều hơn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. 2.DẤU HIỆU THỪA VITAMIN D3 Ở TRẺ SƠ SINH Thừa vitamin D3 ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, vì vậy bố mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu thừa vitamin ở trẻ sơ sinh để có thể xử lý kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho bé. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình ở những trẻ nhỏ bị thừa vitamin D3: Buồn nôn Khi cơ thể bị dư thừa vitamin D3 sẽ kích thích tiết nhiều enzyme dạ dày và ruột non, từ đó gây ra sự rối loạn tiêu hóa, tạo cảm giác buồn nôn cho trẻ. Khó thở, mệt mỏi Cơ thể trẻ sơ sinh vốn rất yếu và nhạy cảm. Khi cơ thể được bổ sung lượng lớn vitamin D3 sẽ khiến hàm lượng canxi trong máu tăng đột ngột, tác động lên hệ thần kinh, gây tăng các phản ứng trên tim mạch, từ đó dẫn đến tình trạng khó thở và mệt mỏi. Tiểu nhiều Vitamin D3 hoạt động như một hormone tham gia hoạt động điều hòa hệ thống nước của cơ thể. Khi nồng độ vitamin D3 trong cơ thể cao, lượng nước đi qua thận cũng sẽ nhiều hơn và gây ra triệu chứng tiểu nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây rối loạn chức năng thận, thậm chí có thể gây ra triệu chứng thận hư, lâu dài có thể gây nguy hại đến tính mạng của trẻ. Khô miệng, chán ăn Bổ sung vitamin D3 quá liều có thể khiến trẻ khô miệng, chán ăn và bỏ bú. Nguyên nhân là do dư thừa vitamin D3 sẽ kích thích dạ dày, gây ra cảm giác buồn nôn, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và cảm giác đói. Ngoài ra, việc đi tiểu nhiều cũng khiến bé bị mất nước và khô miệng. Da bị kích ứng Dư thừa vitamin D3 trong một khoảng  thời gian dài, cơ thể bé sẽ xuất hiện tình trạng kích ứng da. Đây là phản ứng tự nhiên, báo hiệu cơ thể bé không đáp ứng với hàm lượng vitamin D3 bổ sung vào cơ thể. Có thể quan sát thấy triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da của bé. Táo bón hoặc tiêu chảy Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất yếu, còn chưa phát triển toàn diện. Khi phải xử lý một lượng lớn vitamin D3 sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ, gây ra các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón. Co giật Thừa vitamin D3 không phải là nguyên nhân trực tiếp gây co giật ở trẻ. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh và cơ, từ đó gián tiếp gây ra tình trạng co giật. Tăng canxi máu Một chỉ dấu rõ ràng của việc thừa canxi D3 là tăng canxi máu bởi vitamin D3 giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi. Tuy nhiên dấu hiệu này khó nhận biết bằng mắt thường, chủ yếu bằng kết quả xét nghiệm. 3.CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ SƠ SINH BỊ THỪA VITAMIN D3 Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu thừa vitamin D3, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là dừng ngay lập tức việc bổ sung vitamin D3 và hạn chế thực phẩm có chứa canxi trong khẩu phần ăn của bé. Hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu tái khám định kỳ để theo dõi và khắc phục tình trạng dư thừa vitamin D3. 4.PHÒNG NGỪA DƯ THỪA VITAMIN D3 Ở TRẺ SƠ SINH Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng Trẻ sơ sinh chủ yếu nhận vitamin D3 từ sữa mẹ. Vì vậy, các mẹ hãy đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng và đủ dinh dưỡng hằng ngày từ khi mang thai và trong thời gian cho con bú. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D3 như cá hồi, dầu gan cá, trứng gà, sữa… kết hợp với đa dạng các loại thực phẩm để tránh gây thiếu hụt các chất khác. Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cũng có thể cho con bổ sung vitamin D3 thông qua các loại bột ăn dặm hoặc sữa công thức có đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp vitamin cho cơ thể. Thường xuyên tắm nắng cho trẻ Vitamin D3 có thể được tạo ra khi da của trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ánh nắng có tác dụng rất tốt trong quá trình chuyển hóa 7-dehydrocholesterol thành vitamin D3, hỗ trợ hiệu quả việc hấp thu canxi, giúp phát triển hệ xương khớp của trẻ, giúp xương chắc khỏe. Thời điểm tắm nắng tốt nhất và hiệu quả nhất là từ 7 giờ đến 8 giờ sáng và từ 5 giờ chiều trở đi bởi lúc này ánh nắng không còn quá gay gắt với chỉ số tia UV cũng không quá cao. Chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 10-15 phút. Bổ sung chế phẩm chứa vitamin D hợp lý Trong trường hợp sữa mẹ và sữa công thức không cung cấp đủ vitamin D3, mẹ có thể cho bé bổ sung các chế phẩm vitamin D3. Tuy nhiên các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên sử dụng một cách tùy tiện, cần sử dụng vitamin D3 theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ chuyên gia và nên dùng ống nhỏ giọt của sản phẩm đó, không nên thay thế bằng ống khác vì có thể ảnh hưởng đến liều lượng. Vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên lạm dụng, không phải cứ cho trẻ uống nhiều vitamin D3 là tốt. Tình trạng dư thừa vitamin D3 ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cả tính mạng của trẻ.  

THIẾU VITAMIN E CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
16

Th 11

THIẾU VITAMIN E CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Thiếu vitamin E gây bệnh gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu không kịp thời bổ sung, người bệnh có thể đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hadu nhé! 1.VAI TRÒ ĐỐI VỚI CƠ THỂ Vitamin E là một hoạt chất sinh học có 2 nhóm chính là Tocopherol và Tocotrienol. Trong đó hợp chất Tocopherol có hoạt tính mạnh hơn và cũng giữ vai trò quan trọng nhất trong số các loại vitamin E. Vitamin E có khả năng tan tốt trong dầu và cồn, không tan trong nước, chịu được nhiệt độ cao, không bị phân hủy trong quá trình chế biến. Vitamin E giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nó tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa, bảo vệ cơ thể. Dưới đây là một số vai trò của vitamin E có thể kể đến: -Chống oxy hóa: vitamin E ngăn cản quá trình oxy hóa bên trong tế bào và quá trình tạo thành các sản phẩm oxy hóa độc hại cho cơ thể. -Hấp thu vitamin A: Vitamin E có vai trò quan trọng trong hấp thu vitamin A, giúp bảo vệ vitamin A khỏi sự phân hủy, tăng hấp thu vitamin A, điều hòa khi cơ thể dư thừa vitamin A. -Tạo máu: Vitamin E giúp cho quá trình sản sinh hồng cầu diễn ra thuận lợi nhờ đặc tính chống oxy hóa của chúng. -Ngăn ngừa các vấn đề tim mạch: Vitamin E có tác dụng giảm cholesterol có hại trong máu, do đó có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. -Tốt cho mắt: Vitamin E ngăn ngừa lão hóa mắt, đề phòng đục thủy tinh  thể và các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác. -Giảm sa sút trí tuệ: Ở các bệnh nhân mắc chứng Alzheimer, bổ sung vitamin E đúng cách có thể làm chậm quá trình mất trí nhớ và tiến triển chung của bệnh, giúp bệnh nhân kéo dài thời gian tự chăm sóc bản thân. -Tăng sức đề kháng của cơ thể: Vitamin E có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nếu cơ thể thiếu vitamin E sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. 2.THIẾU VITAMIN E GÂY RA BỆNH GÌ? Tình trạng thiếu vitamin E không hề hiếm gặp, đặc biệt đối với loại vitamin chỉ tan trong dầu như vitamin E. Khi hàm lượng vitamin E trong cơ thể ở mức thấp hơn so với nhu cầu, khả năng cao sẽ xảy đến một số vấn đề sức khỏe dưới đây: Suy giảm thị lực Vitamin E được xem như một dưỡng chất vô cùng cần thiết giúp bảo vệ đôi mắt sáng khỏe. Theo đó, nếu thiếu vitamin E, mật độ tế bào sắc tố suy giảm, gây thoái hóa võng mạc và tăng tỷ lệ bị đục thủy tinh thể, thậm chí có thể làm mất thị lực. Cơ bắp suy yếu Bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng cơ bắp suy yếu và đau nhức các khớp xương hay cơ bắp gặp phải khi cơ thể không đáp ứng được đủ lượng vitamin E cần thiết. Bởi vitamin E là một trong những thành tố quan trọng giúp góp phần bảo vệ màng sinh chất không bị rách, đồng thời hình thành và duy trì độ bền của các sợi cơ. Thiếu máu Tỷ lệ mắc bệnh lý thiếu máu có thể tăng cao nếu thiếu hụt lượng vitamin E. Lúc này, số lượng hồng cầu bị phá hủy cao hơn lượng được sản sinh ra, dẫn tới sụt giảm lượng oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, gây ra hiện tượng choáng váng và mệt mỏi. Lão hóa làn da Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vì thế khi thiếu vitamin E, các tế bào da sẽ bị tấn công bởi các gốc tự do, làm giảm tính đàn hồi của lớp biểu bì dưới da và khiến hiện tượng lão hóa diễn ra sớm hơn. Tăng nguy cơ sảy thai Vitamin E thuộc nhóm dưỡng chất mà mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ trong thai kỳ. Theo đó, một số thống kê y khoa đã chỉ ra rằng, tỷ lệ sảy thai ở các mẹ không tiếp nạp đủ vitamin E thường cao hơn gấp 2 lần so với trường hợp tiếp nạp đủ. Rối loạn hormone sinh sản Thiếu vitamin E sẽ để lại tác động tiêu cực tới quá trình sản xuất hormone sinh sản ở cả nam giới và nữ giới, gây ra tình trạng rối loạn và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. 3.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN E Trên thực tế, rất hiếm gặp trường hợp bị thiếu vitamin E. Người duy trì chế độ ăn uống đầy đủ sẽ đáp ứng nhu cầu vitamin E trong cơ thể mà không cần sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vitamin E. Tuy nhiên hiện nay lại có nhiều trường hợp người bệnh bị chẩn đoán thiếu vitamin E, vì sao? Các bác sĩ cho biết, thiếu hụt vitamin E xuất phát do chế độ ăn không đảm bảo hoặc người bệnh mắc một số căn bệnh liên quan đến quá trình hấp thu và chuyển hóa vitamin E. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin E, cụ thể như: -Chế độ ăn mỗi ngày thiếu vitamin E: khi bạn không bổ sung những thực phẩm giàu vitamin E thường xuyên cho cơ thể thì lâu dần cơ thể sẽ bị thiếu hụt vitamin E. Do đó hãy chú ý cân bằng khẩu phần mỗi ngày và bổ sung thực phẩm giàu vitamin E thường xuyên. -Trẻ sinh thiếu tháng, sinh non: em bé sinh ra thiếu tháng thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó phải kể đến vấn đề hấp thụ và chuyển hóa vitamin E. -Mắc bệnh lý về xơ nang tuyến tụy và teo ống dẫn mật: vitamin E là loại vitamin có thể tan trong dầu. Những bệnh lý này thường liên quan đến quá trình hấp thu và chuyển hóa chất béo do đó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin E. 4.CÁCH BỔ SUNG VITAMIN E HIỆU QUẢ CHO CƠ THỂ Bạn có thể bổ sung vitamin E theo nhiều cách khác nhau, có thể theo đường ăn uống, bôi ngoài da hoặc đường tiêm. Có rất nhiều thực phẩm giàu vitamin E mà bạn nên bổ sung hằng ngày như: các loại rau củ quả (củ cải, rau chân vịt, bông cải xanh, khoai môn, cà chua…), trái cây (kiwi, đu đủ, xoài…), các loại hạt nảy mầm, giá đỗ. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều chế phẩm bổ sung vitamin E như viên uống, dung dịch uống, kem bôi da… Mỗi sản phẩm đều có ghi thành phần và liều lượng sử dụng thích hợp. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các sản phẩm này với liều lượng thích hợp nhất.  

ĐÂY LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ CẢI THIỆN SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT
16

Th 11

ĐÂY LÀ CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ CẢI THIỆN SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT

  • admin
  • 0 bình luận

Đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Ngoài chức năng tiêu hóa thức ăn, đường ruột còn tác động đến hoạt động của cơ thể, tâm trí và hệ thống miễn dịch. Vậy làm thế nào để cải thiện sức khỏe đường ruột? 1.RUỘT - NGƯỜI GÁC CỔNG CHO SỨC KHỎE Bất cứ thứ gì khi đi vào đường ruột, không có nghĩa là chúng đã thực sự xâm nhập vào bên trong cơ thể. Dọc theo thành ruột, có một lớp tế bào biểu mô cùng với lớp niêm mạc ruột, hệ vi sinh vật đường ruột và hệ miễn dịch… tạo nên hàng rào ruột. Có 3 cấp độ phòng vệ chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể: -Hệ vi sinh vật đường ruột: Là một quần thể vi khuẩn, virus và nấm sống dọc theo chiều dài của ruột. Chúng giúp xua đuổi các vi khuẩn có khả năng gây hại bằng cách cạnh tranh không gian và giành thức ăn trong lòng ruột. Ngoài ra chúng còn tạo ra bacteriocin là những phân tử kháng khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại, cung cấp nhiên liệu (acid béo chuỗi ngắn) để hình thành các phản ứng miễn dịch. -Lớp niêm mạc: Hàng rào ruột khỏe mạnh được bao phủ bởi một lớp chất nhầy. Những tế bào niêm mạc này cung cấp một hàng rào vật lý và sinh hóa giúp ngăn chặn các vi sinh vật có hại và các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể, đồng thời cho phép các chất dinh dưỡng có lợi đi qua. Nếu thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ làm xáo mòn hàng rào nhầy, khiến cơ thể chúng ta dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. -Hệ thống miễn dịch: Khoảng 70% hệ thống miễn dịch của cơ thể nằm ở ruột. Trong thành ruột là những phần đặc biệt gọi là mô bạch huyết đường ruột, là nơi sản xuất và lưu trữ các tế bào miễn dịch, giúp giám sát, nhận biết, xác định và vô hiệu hóa bất kỳ chất độc hại nào xâm nhập cơ thể. Hàng rào ruột bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn uống và lối sống của mỗi cá nhân. Khi chúng ta áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đa dạng sẽ giúp cho vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh nhất và hỗ trợ khả năng miễn dịch mạnh mẽ. 2.CÁCH NÀO NÂNG CAO HỆ MIỄN DỊCH ĐƯỜNG RUỘT? Một chế độ dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột cũng như đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh, trong khi chế độ ăn uống kém có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch, dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Dưới đây là các chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần để có một đường ruột và hệ miễn dịch khỏe mạnh: -Vitamin A: hỗ trợ sự phát triển của tế bào bạch cầu, có trong trái cây và rau quả có màu sắc tươi sáng như cải bó xôi, hoa lơ xanh, ớt chuông đỏ, cà chua và xoài. -Vitamin B6: đóng vai trò coenzym trong chuyển hóa kháng thể và cytokine, có nhiều trong các loại thực phẩm như khoai tây, đậu, thịt, thịt gà và cá. -Vitamin B9: đóng vai trò trong sự hình thành và phát triển của tế bào Lympho T. Folat có trong các loại đậu, cải bó xôi, củ cải, hoa lơ xanh, ngũ cốc, mật ong, bưởi, chuối. -Vitamin B12: có vai trò trong hình thành tế bào hoặc kháng thể miễn dịch. Vitamin B12 có trong thịt nạc, gia cầm, cá, trứng, sữa. -Vitamin C: có vai trò trong phản ứng miễn dịch thông qua đặc tính chống oxy hóa. Vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, ổi, ớt chuông, hoa lơ xanh, dâu tây… -Vitamin D: đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh phản ứng viêm và sản xuất kháng thể. Vitamin D có trong sữa, cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng, nấm. -Kẽm: tham gia tổng hợp và đảm bảo chức năng của tế bào miễn dịch, có trong các loại thực phẩm như hàu, thịt bò, thịt lợn, gà, đậu lăng… -Sắt: cần thiết cho sự hoạt động bình thường của Lympho T và sản xuất cytokine. Sắt có nhiều trong thịt lợn, thịt bò, gia cầm, gan, hải sản… Một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng, một lối sống lành mạnh sẽ giúp hệ vi sinh vật đường ruột phát triển đa dạng và khỏe mạnh. Đây là chỉ số quan trọng về sức khỏe đường ruột và sức khỏe cơ thể nói chung. Ngoài ra, muốn sức khỏe đường ruột tốt bạn cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, cân đối các thực phẩm tươi mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn uống sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, căng thẳng, tập thể dục đều đặn…  

NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP BẠN CÓ MỘT GIẤC NGỦ NGON HƠN
16

Th 11

NHỮNG THỰC PHẨM TỐT NHẤT GIÚP BẠN CÓ MỘT GIẤC NGỦ NGON HƠN

  • admin
  • 0 bình luận

Bạn ăn gì, khi nào và bao nhiêu giờ trước khi ngủ có tác động lớn đến giấc ngủ của bạn. Những nghiên cứu mới cho thấy lượng protein nạp vào cũng có thể là chìa khóa cho bài toán này.  Cho dù bạn nằm trong số 48% người đang phải vật lộn với giấc ngủ hay chỉ đang muốn ngủ một giấc thật ngon, thì một nghiên cứu năm 2022 đã phát hiện ra rằng protein trước khi đi ngủ có thể có tác dụng hữu ích. Nghiên cứu cho thấy các y tá làm việc theo ca ngủ ngon hơn sau khi ăn protein trước khi đi ngủ, cho thấy chất dinh dưỡng đa lượng này có thể là nguyên liệu giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Mặc dù không phải tất cả chúng ta đều sống theo lối sống làm việc theo ca nhưng các chuyên gia cho rằng những phát hiện về nguồn protein này rất đáng để chúng ta tiếp tục. 1.PROTEIN ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẤC NGỦ NHƯ THẾ NÀO? Protein rất hữu ích cho việc sản xuất hormone - cụ thể là hormone ngủ. Chuyên gia về giấc ngủ nói rằng: “Vì protein cần thiết để tổng hợp melatonin (hormone gây buồn ngủ), chúng ta cần ăn nhiều chất này. Chúng ta nên tiêu thụ lượng protein trong suốt cả ngày để có sức khỏe tổng thể.” Các chuyên gia dinh dưỡng và liệu pháp thiên nhiên cho biết: “Protein rất cần thiết cho năng lượng, hệ thần kinh, sức khỏe miễn dịch, cơ bắp, hormone, xương, da và tóc, đồng thời giúp chúng ta cảm thấy no lâu và cân bằng lượng đường trong máu.” Đảm bảo rằng tất cả các bữa ăn của bạn đều bao gồm một số protein và xem xét việc lấy protein từ nhiều loại thực phẩm cũng rất quan trọng. Hầu hết chúng ta cần 3-4 khẩu phần protein mỗi ngày, các loại protein thông thường như thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, cá, sữa, quả hạch và hạt là những nguồn tốt. 2.NHỮNG THỰC PHẨM NÀO KHÁC CÓ THỂ HỖ TRỢ GIẤC NGỦ Cá là một nguồn cung cấp protein dễ tiêu hóa tuyệt vời. Nó cũng chứa một loại axit amin gọi là tryptophan, loại axit mà chúng ta cần để tạo ra melatonin. Quinoa là một nguồn protein và chất xơ thực vật tốt. Nếu bạn theo chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật, bạn có thể đổi cá lấy đậu phụ hoặc mỳ ống đậu xanh. Theo một nghiên cứu năm 2016, magie giúp não và cơ thể thư giãn trước khi đi ngủ. Thực phẩm giàu magie vào buổi tối có thể có lợi, vì điều này giúp cơ thể thư giãn, vào thời điểm ăn uống. Thực phẩm giàu magie bao gồm hạnh nhân, hạt chia và hạt bí ngô. 3.CÁC MẸO ĂN KIÊNG KHÁC ĐỂ HỖ TRỢ GIẤC NGỦ Một giấc ngủ chất lượng là giấc ngủ đáp ứng thời lượng khuyến nghị từ 7-9 tiếng và phục hồi cơ thể. Lý tưởng nhất là bạn nên dành 20% thời gian cho giấc ngủ sóng chậm (sâu) và 25% cho giấc ngủ REM. Bạn có thể thiết lập bối cảnh cho một giấc ngủ phục hồi bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống trong suốt cả ngày. Cùng với protein, chúng ta cũng cần vitamin B, magie, kẽm và canxi cho giấc ngủ và nhiều người bị thiếu các vitamin và khoáng chất này. Khi nói đến thời gian, bạn nên tiêu thụ thức ăn cuối cùng ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ. Nếu bạn ăn tối sớm, bạn có thể cần ăn nhẹ một giờ trước khi đi ngủ. Điều này giúp sản xuất melatonin và cân bằng lượng đường trong máu của bạn.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: