Lá trà xanh được bày bán rất nhiều ở các siêu thị, chợ lớn nhỏ. Tâm lý của nhiều người tiêu dùng là đồ tươi bao giờ cũng tốt hơn đồ khô. Thế nên lá trà xanh tươi được rất nhiều người lựa chọn.
Trà xanh là thức uống quen thuộc của nhiều người vì tính thơm, mát, thanh lọc.
Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ thêm cho bạn các công dụng của lá trà xanh thì chắc chắn bạn càng thêm “yêu” thần dược này.
1.LÁ TRÀ XANH TƯƠI LÀ GÌ?
Lá trà xanh tươi là một trong những loại lá được người nông dân hái từ lá của cây trà hay còn gọi là cây chè. Không nên có sự nhầm lẫn giữa cây trà với cây hoa trà hay cây tràm trà. Vì đây là những loại cây khác nhau.
Cây trà là loại cây đã xuất hiện ở nước ta từ hàng nghìn năm nay. Nếu đã từng đến với những vùng núi cao như Hà Giang hay Yên Bái thì bạn sẽ bắt gặp rất nhiều đồi trà cao đã hàng trăm năm tuổi đời.
2.TÁC DỤNG CỦA LÁ TRÀ XANH
Trà xanh là thức uống quen thuộc của nhiều người. Đây không chỉ là thói quen mà còn là cách sống khỏe, phòng tránh bệnh tật. Trong trà xanh giàu dưỡng chất như: polyphenol, alkaloid, amino axit, vitamin, flavoid, flour, tanin, saponin… Chính nhờ những hoạt chất này mà uống trà xanh mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích:
PHÒNG NGỪA UNG THƯ
Uống trà xanh có thể giúp phòng ngừa ung thư. Trà xanh giàu hoạt chất polyphenol, đây là hợp chất tự nhiên có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra trà xanh có chứa catechin gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Catechin là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và cung cấp lợi ích khác.
Những tác dụng tuyệt vời của lá trà xanh
GIẢM HUYẾT ÁP
Một trong những tác dụng của trà xanh là giúp giảm huyết áp cũng như ngăn ngừa lão hóa. Chất polyphenol và vitamin C trong trà có thể giúp giảm mỡ, giảm huyết áp, cải thiện chức năng mạch máu.
BẢO VỆ SỨC KHỎE TIM MẠCH
Trà xanh có thể bảo vệ tim trước các tổn thương do thiếu máu cơ tim cục bộ gây ra. Hợp chất chống viêm trong trà xanh là catechin có thể làm giảm viêm và giảm căng thẳng oxy hóa trên tim. Và loại bỏ cholesterol xấu làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG
Với đặc tính chống vi khuẩn của trà xanh, nó làm mất mùi hôi ở miệng. Trả lại hơi thở tự nhiên và ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, theo một nghiên cứu, trà xanh còn có thể giảm đáng kể việc mất men răng.
THANH NHIỆT, ĐÀO THẢI ĐỘC TỐ
Trà xanh làm giảm khả năng tích nước trong cơ thể. Thải chất lỏng dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Vừa giải độc tố vừa có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể.
GIẢM KHẢ NĂNG MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Chất polyphenols và polysaccharides có trong lá trà xanh tươi sẽ giữ cho lượng đường trong máu ở mức thấp. Ngoài ra, chúng còn giúp cơ thể cải thiện sự nhạy cảm với insulin, từ đó giảm nguy cơ phát hiện bệnh tiểu đường loại II.
So với trà đen, hàm lượng polyphenol trong trà xanh cao hơn.
GIẢM CÂN HIỆU QUẢ
Chất chống oxy hóa EGCG trong lá trà xanh tươi có thể giúp cơ thể đốt cháy mỡ và 70 calo mỗi ngày. Ngoài ra, dưỡng chất này còn ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ, giúp bạn kiểm soát được cân nặng của mình.
Trà xanh giúp bạn giảm cân nhưng bạn phải biết cách uống trà đúng thời điểm. Thời gian thích hợp để uống trà là khi thức dậy và sau khi ăn sáng ít nhất 30 phút. Đối với các bữa còn lại trong ngày, bạn nên uống trà xanh sau bữa ăn từ 30-60 phút. Nên nhớ đừng uống quá 3 ly một ngày và không uống khi bụng đói nhé!
CHĂM SÓC DA MẶT HIỆU QUẢ
Hợp chất polyphenol trong trà xanh có tính oxy hóa, mang lại tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cho làn da bị mụn trứng cá. Ngoài ra trà xanh còn kích thích giải phóng cortisol giúp cơ thể giảm căng thẳng - một trong những nguyên nhân gây ra mụn.
3.MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LÁ CHÈ XANH
Mặc dù lá chè xanh rất tốt với sức khỏe và làm đẹp, tuy nhiên, nếu bạn sử dụng sai liều lượng sẽ có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn như:
Một số lưu ý khi dùng lá chè xanh
Gây thiếu máu: thành phần catechin có trong trà xanh có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Do đó, nếu bạn là người thích uống nước trà xanh thì nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C.
Gây bệnh loãng xương: trà xanh làm ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, có thể khiến bạn dễ bị loãng xương.
Dạ dày khó chịu: uống trà xanh khi đói có thể làm tăng axit dạ dày. Điều này gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón và nôn…
Ảnh hưởng đến bà bầu và trẻ nhỏ: nếu bạn là bà bầu hoặc là một bà mẹ bỉm sữa thì không nên uống quá 2 ly trà xanh/ngày. Mặc dù trà xanh rất tốt đối với sức khỏe nhưng với bà bầu và mẹ bỉm sữa thì nên hạn chế uống bởi có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và mất sữa.