CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

24

Th 08

8 CÁCH TĂNG CHIỀU CAO TỐI ƯU CHO TRẺ

8 CÁCH TĂNG CHIỀU CAO TỐI ƯU CHO TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Các thành phần dinh dưỡng, khả năng vận động, môi trường sống, giấc ngủ… là những yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của trẻ. Do đó, để tăng chiều cao cho trẻ một cách tối ưu, hiệu quả nhất, cha mẹ nên tìm hiểu các cách tăng chiều cao tối đa cho trẻ và có thể áp dụng cho các trường hợp trẻ không có di truyền chiều cao tốt.

1.BA GIAI ĐOẠN VÀNG TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ

Thời kỳ bào thai

Thực tế chứng minh, trẻ có thể phát triển vượt trội về chiều cao vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, đặt cột mốc quan trọng ghi nhớ phát triển chiều cao về sau.

Cụ thể, bắt đầu ở tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé đã được hình thành và phát triển nhanh chóng, bắt đầu có sự phân chia các bộ phận rõ ràng. Tháng 5-6 của thai kỳ, khớp tay và khớp chân có thể cử động. Sang tháng thứ 7-8 đã phát triển các cơ quanh xương. Và đến tháng cuối cùng của thai kỳ, xương của bé đã hình thành xương cứng với đầy đủ các bộ phận (nhưng xương của thai vẫn rất mềm so với trẻ em hay người lớn).

Theo Khuyến cáo của Bộ Y Tế, trong suốt 9 tháng mang thai, cân nặng của mẹ bầu tăng từ 10-12kg thì em bé sinh ra sẽ đạt được chiều cao chuẩn >50cm (tương ứng cân nặng lúc sinh khoảng 3kg), tạo tiền đề cho trẻ tăng chiều cao hiệu quả sau này.

Giai đoạn từ 0-2 tuổi

Hành trình 1.000 ngày đầu đời (từ khi trẻ là bào thai cho đến 24 tháng tuổi) là giai đoạn vàng để phát triển chiều cao và thể chất vượt trội. Vì trẻ nhỏ dưới 12 tháng có tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Lúc này, trẻ có thể nặng gấp 3 lần cân nặng lúc mới sinh và chiều dài nằm (chiều cao của trẻ) cũng tăng gấp rưỡi chiều dài lúc mới sinh vào cuối năm thứ nhất.

Nếu được nuôi dưỡng đầy đủ, cẩn thận trẻ có thể tăng 25cm trong 1 năm đầu và tăng 10cm vào năm tiếp theo. Vậy là, chỉ với 2 năm đầu đời trẻ có thể phát triển chiều cao đến 35cm. Một con số vô cùng ấn tượng và rất khó có thể lấy lại được sau này. Sau đó, trẻ chỉ tăng trung bình khoảng 5cm một năm ở các năm 2 tuổi đến 10 tuổi.

Giai đoạn dậy thì

Dậy thì là cơ hội cuối cùng giúp trẻ tăng tốc phát triển chiều cao tối đa. Dinh dưỡng và vận động cũng góp phần đánh thức tối đa chiều cao tiềm năng ở tuổi dậy thì.

Ở giai đoạn tiền dậy thì - dậy thì (8-13 tuổi đối với nữ và 9-14 tuổi đối với nam), chiều cao của mỗi bé tăng 6-10cm, đạt đỉnh 10-12cm vào năm dậy thì và bé trai là 7-12cm, đạt đỉnh 12-15cm vào năm dậy thì. Qua giai đoạn này, chiều cao tăng chậm lại, chỉ khoảng 2-3cm 1 năm.

Do đó bố mẹ không nên chỉ tập trung chăm sóc giúp trẻ tăng chiều cao khi trẻ đã bước vào giai đoạn dậy thì (trẻ có kinh nguyệt hay xuất tinh lần đầu tiên), vì như vậy đã là muộn. Thay vì vậy, cần tập trung chăm sóc trẻ xuyên suốt các độ tuổi trước và trong dậy thì, đó là cách tăng chiều cao cho trẻ tốt nhất.

2.BÍ QUYẾT TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ TỰ NHIÊN

Dinh dưỡng khoa học

Trong các giai đoạn tăng chiều cao của trẻ, dinh dưỡng là yếu tố lối sống quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao. Do đó, thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng cho trẻ là một trong những cách phát triển chiều cao bố mẹ cần đặc biệt quan tâm.

Theo đó: Chế độ dinh dưỡng tăng chiều cao cần đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất chính (chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất). Chú ý ưu tiên các dưỡng chất có lợi cho sự tăng trưởng và chắc khỏe của xương như canxi, vitamin D, kẽm, kali, magie… từ các loại ngũ cốc, sữa, các chế phẩm từ sữa, cá ngừ, lòng đỏ trứng, nho khô, các loại hải sản có vỏ…

Trẻ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến chiều cao như bánh ngọt, các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa…

Tập luyện thể thao

Cùng với dinh dưỡng khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao được xem là “bộ đôi” giúp trẻ tăng chiều cao. Vận động không chỉ giúp săn chắc cơ bắp và hệ xương thêm khỏe mạnh, cứng cáp mà giúp duy trì cân nặng, vóc dáng, thúc đẩy cơ thể sản xuất hormone tăng chiều cao (HGH). Đối với các trẻ nhỏ, bố mẹ có thể giúp trẻ lựa chọn và luyện tập các môn thể dục phù hợp, tùy vào từng độ tuổi và thể trạng của bé.

Trẻ nên tập thể dục ít nhất 1 giờ mỗi ngày để tối ưu hóa cơ hội phát triển chiều cao. Các bài tập tăng chiều cao hiệu quả có thể kể đến như: tập aerobic, nhảy dây, đi xe đạp, bơi lội, các bài tập tăng cường sức mạnh như chống đẩy, yoga…

Bước qua tuổi dậy thì, cách tăng chiều cao tốt nhất là thay đổi tư thế và luyện tập thể thao. Ngoài việc giúp duy trì sức khỏe, tập thể dục còn giảm nguy cơ loãng xương (giảm mật độ xương). Loãng xương là nguyên nhân gây “lùn đi” ở người trưởng thành.

Uống đủ nước

Việc cung cấp đủ nước và thường xuyên cho cơ thể sẽ giúp phòng tránh tình trạng tích tụ độc chất, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, lưu thông máu diễn ra tốt hơn.

Mẹo tăng chiều cao này đơn giản, ai cũng có thể làm tại nhà, ai cũng có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Theo đó, trung bình một người được khuyên cần cung cấp cho cơ thể từ 8-10 ly nước mỗi ngày (khoảng 2-3 lít nước). Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, con số này phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ vận động.

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ. Giấc ngủ cũng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Khi ngủ cơ thể trẻ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng (HGH). Đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ làm giảm lượng hormone được giải phóng ảnh hưởng đến tốc độ tăng chiều cao của trẻ.

Tắm nắng đúng cách

Tăng cường vận động ngoài trời có thể hấp thu vitamin D cũng là một cách tăng chiều cao hiệu quả. Vận động ngoài trời vừa giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu, vừa được tổng hợp vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, tăng cường sự chắc khỏe cho hệ xương từ đó tăng chiều cao tối ưu. Thời điểm vận động ngoài trời giúp cơ thể hấp thu vitamin D hiệu quả từ ánh nắng mặt trời là từ 9-10 giờ và 14-15 giờ.

Luôn giữ tư thế đúng

Nếu bạn muốn cao hơn, hãy nhớ luôn giữ tư thế đúng, tránh các tư thế “xấu” trong sinh hoạt hằng ngày. Tư thế “xấu” vừa làm bạn thấp hơn thực tế, đồng thời có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao nếu duy trì liên tục trong thời gian dài. Nếu chùng lưng thường xuyên, tư thế xấu này có thể gây ra tình trạng lùn đi, thậm chí đau nhức ở cổ và lưng.

Cách đi đứng, tư thế ngồi làm việc, học tập hay tư thế ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến cột sống lưng. Vì vậy bạn cần sửa dáng ngồi và luôn giữ tư thế đúng khi làm việc: giữ chân thẳng trên sàn khi ngồi, điều chỉnh độ cao của ghế, sao cho đùi song song với sàn khi ngồi và đặt chân trên sàn, tránh bắt chéo chân, hỗ trợ lưng bằng cách sử dụng một chiếc gối kê nhỏ phía sau, luôn giữ vai thoải mái.

Tập yoga

Tập yoga cũng được xem là cách tăng chiều cao hiệu quả, nhất là các bài tập yoga tác động vào cột sống giúp kéo giãn cũng như chăm sóc cột sống luôn khỏe mạnh. Còn đối với người trưởng thành, tập yoga có thể không làm tăng chiều dài xương nhưng nó sẽ giúp cơ thể luôn dẻo dai, săn chắc cơ, cải thiện tư thế và là cách để tăng chiều cao dáng đứng (không bị khòm hay cong lưng).

Ngoài ra, tập yoga giúp ngăn ngừa thoái hóa cơ. Thoái hóa cơ có thể xảy ra do ít vận động hoặc do lão hóa. 

Tránh các yếu tố cản trở sự phát triển chiều cao

Với trẻ đang trong độ tuổi tăng chiều cao, bên cạnh việc áp dụng tất cả các cách phát triển chiều cao nói trên, bố mẹ cũng cần đề nghị trẻ tránh xa các yếu tố gây cản trở quá trình tăng trưởng chiều cao như: thức khuya, lười vận động thể dục thể thao, thường xuyên ăn vặt, chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt dưỡng chất, ngồi học - sinh hoạt sai tư thế… Không chỉ trẻ nhỏ, người trưởng thành cũng cần tránh các yếu tố này nếu không muốn bị lùn đi.

Cẩn trọng khi sử dụng các TPCN tăng chiều cao 

Nhiều người có xu hướng sử dụng các chế phẩm, thuốc bổ sung như một cách để tăng chiều cao. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo cần cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm này nếu không muốn gây hại cho sức khỏe.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: