CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

01

Th 03

VÌ SAO SỮA MẸ CÓ MÙI LẠ, VỊ TANH

VÌ SAO SỮA MẸ CÓ MÙI LẠ, VỊ TANH

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Thông thường sữa mẹ không mùi, vị nhạt nên không khó để mẹ nhận biết sữa có mùi lạ. 

Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như đường, đạm, mỡ, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của trẻ. Vì thế, dù không có thời gian cho con bú trực tiếp, nhiều mẹ vẫn cố gắng hút sữa bảo quản để cho con có thể sử dụng dần dần. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản vì nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sữa mẹ có mùi lạ, vị lạ… Khi gặp hiện tượng như vậy các mẹ thường băn khoăn không biết sữa đã bị hỏng hay chưa? 

Để giải đáp băn khoăn ấy mời các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hadu!

1.NGUYÊN NHÂN SỮA MẸ CÓ MÙI HÔI VÀ TANH

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ, việc vệ sinh hai bầu ngực, do thói quen hút trữ sữa và để đông lạnh chính là những nguyên nhân hàng đầu khiến sữa mẹ bị hôi tanh.

Nguyên nhân sữa mẹ có mùi hôi tanh

1.1.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHÔNG TỐT

Mùi vị của sữa mẹ nhìn chung rất phù hợp với vị giác của các bé, nó có vị hơi ngấy vì giàu kháng thể và đa dạng các vi chất. Hương vị của sữa mẹ luôn thay đổi một phần không đáng kể do nguồn thức ăn hằng ngày các mẹ đưa vào cơ thể.

Khi người mẹ phải dùng thuốc cũng như dùng một số thực phẩm có mùi đậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của sữa. Các loại thuốc kháng sinh, hay những đồ ăn như hải sản, cá, tôm, các đồ cay nóng, … đều là những tác nhân khiến sữa mẹ có mùi lạ.

Ngoài mùi vị thay đổi ra thì một số loại thực phẩm còn làm thay đổi màu sắc sữa mẹ mẹ cũng nên lưu tâm.

1.2.THÓI QUEN VỆ SINH HAI BẦU NGỰC

Bầu ngực là nơi chứa hai dòng sữa mẹ, và núm ti là nơi cọ xát trực tiếp đưa nguồn sữa vào cơ thể bé. Vì vậy, việc thường xuyên vệ sinh bầu ngực là yếu tố quan trọng quyết định đến mùi vị sữa của bé.

Người mẹ không vệ sinh bầu ngực thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Chúng phát triển, sinh sôi và kết quả khi sữa mẹ được đưa ra ngoài sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, có mùi tanh hôi.

1.3.SỮA MẸ ĐEM ĐÔNG LẠNH HOẶC TRỮ ĐÔNG

Nhiều mẹ hay rỉ tai nhau cứ làm lạnh sữa hay hút sữa ra để  trữ đông sữa mẹ sẽ khiến sữa có mùi tanh hôi khi cho bé tái sử dụng. Nguyên nhân chính là trong sữa mẹ có một loại enzyme tên là lipase. Lipase có tác dụng chính là giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp phá vỡ các chất béo có trong sữa và các chất dinh dưỡng, từ đó giúp bé dễ hấp thụ hơn. Khi sữa mẹ ở nhiệt độ thấp, thì các enzyme này có xu hướng tăng lên.

Sữa mẹ đem trữ đông hoặc trữ lạnh

Tuy nhiên, khi lượng Lipase này bị gia tăng, nó sẽ khiến cho sữa trở nên có mùi hôi tanh. Trên thực tế, mùi hôi tanh của sữa do bảo quản lạnh không hề ảnh hưởng đến chất lượng của sữa hay gây hại gì cho em bé cả.

2.LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT SỮA MẸ CÓ MÙI TANH

Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn nhận biết sữa mẹ có mùi tanh để từ đó tìm cách khử mùi tanh thích hợp:

  • Kết cấu của sữa có dấu hiệu phân tách thành các lớp, tuy dấu hiệu không nguy hiểm, nhưng cho thấy rằng sữa mẹ đang có vấn đề.
  • Sữa có mùi tanh sẽ có thể thêm mùi chua chua, ngái hoặc có váng nổi như ôi thiu.
  • Nếu vị của sữa mẹ giống như sữa tươi để lâu ngày hay khó chịu khi uống thử thì mẹ không nên để bé bú nữa.
  • Một cách khác để nhận diện sữa bị chua là phản ứng của trẻ khi bú sữa. Nếu khi bú mặt trẻ nhăn và không muốn bú và trẻ bị tiêu chảy thì có nghĩa là sữa đã bị hỏng.

3.KHỬ MÙI TANH Ở SỮA MẸ NHƯ THẾ NÀO?

Mặc dù khi sữa mẹ có mùi tanh nhưng không chưa bị hỏng, mẹ vẫn có thể cho trẻ bú như bình thường. Tuy nhiên điều này có thể làm cho một số mẹ lo lắng. Để hạn chế tình trạng sữa mẹ có mùi tanh, giúp trẻ ăn ngon và phát triển tốt, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

PHƯƠNG PHÁP KHỬ MÙI TANH SỮA MẸ SAU KHI TRỮ ĐÔNG

Trữ đông là phương pháp bảo quản sữa mẹ hiệu quả nhất và không thể áp dụng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Để khử mùi tanh sữa mẹ sau khi trữ đông, bạn cần lưu ý:

  • Trước và sau khi vắt sữa: Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ bầu ngực, núm vú và khử trùng thiết bị, dụng cụ hút sữa để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào làm sữa bị biến chất và mùi.
  • Sau khi vắt sữa: Mẹ nên kiểm tra mùi của sữa, nếu sữa mẹ có mùi tanh mẹ nên đổ bỏ đi luôn.

Bên cạnh những chú ý khi vắt sữa, mẹ học cách rã đông và hâm sữa đúng để sữa mẹ hạn chế mùi tanh.

Các biện pháp khử mùi tanh của sữa mẹ các mẹ nên lưu lại

BIỆN PHÁP KHỬ MÙI TẠM THỜI CHO SỮA MẸ CÓ MÙI TANH

Nếu không phải sữa trữ đông, để khử mùi tanh tạm thời cho sữa mẹ và cho bé nguồn sữa thơm mát, mẹ có thể thử áp dụng một số mẹo dân gian sau:

Sử dụng gạo nếp và hành tím

Đầu tiên, mẹ cần đồ chín một ít gạo nếp thành xôi, sau đó trộn cùng hành tím băm nhỏ đến khi hành chín. Tiếp theo, mẹ bỏ một nắm xôi nhỏ trong khăn sữa, sau đó đắp lên bầu ngực sẽ giúp xử lý tình trạng sữa mẹ có mùi hôi.

Sử dụng búp dứa

Mẹ có thể sử dụng búp dứa non đã rửa sạch, cắt bỏ hết phần lá xanh, chỉ dùng phần búp non màu trắng nằm bên trong. Sau đó mẹ thái nhỏ phần búp dứa, nấu cùng canh xương thêm lạc. Loại canh xương này làm sữa mẹ tránh có mùi tanh đồng thời tăng độ thơm và sánh cho sữa mẹ.

Sử dụng lá mít

Lá mít rất lành tính, có vị ngọt và mùi hương thơm dịu đặc trưng. Mẹ cần đun sôi từ 7 – 9 lá mít với nước, sau đó dùng lược chải đầu nhúng vào nước lá mít đã đun. Tiếp theo, mẹ cầm lược chải xuôi theo hướng dòng chảy của sữa trên bầu ngực. Phương pháp này giúp sữa mẹ về nhiều và thơm hơn.

BIỆN PHÁP KHỬ TANH SỮA MẸ LÂU DÀI

Vệ sinh bầu ngực thường xuyên, đúng cách

Để tránh cho sữa mẹ có mùi tanh, mẹ cần vệ sinh cẩn thận bầu ngực. Để bầu ngực không bị nhiễm khuẩn, mẹ nên rửa sạch tay và thiết bị hút sữa trước khi cho trẻ bú hoặc vắt sữa. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý:

  • Không nên sử dụng xà phòng tắm chứa hương liệu, không để ngực tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh.
  • Sữa mẹ có thể bị chảy rỉ ra áo lót, vì vậy mẹ cần thay áo lót thường xuyên để giữ ngực luôn khô sạch, thông thoáng.
  • Sau khi cho con bú, mẹ nên dùng khăn ướt lau sạch núm vú và bầu ngực, tránh sữa mẹ có mùi hôi.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chất lượng, mùi vị của sữa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mẹ. Vậy, mẹ bỉm nên ăn gì để sữa mẹ không tanh? Mẹ nên:

  • Tránh xa những đồ ăn nặng mùi, nhiều gia vị như các loại thảo mộc, tỏi, cà ri, thịt nướng, lẩu và nhóm đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh làm sữa mẹ có mùi tanh.
  • Chỉ nên sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh, nước đã được đun sôi để nguội.

Bên cạnh việc khử mùi tanh thì việc ăn gì để sữa mẹ mát đặc và thơm cũng là đề tài được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để sữa mẹ thơm hơn, đặc sánh và có nhiều vi chất, mẹ nên tăng cường bổ sung thêm rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất như trái cây tươi, rau xanh và các loại ngũ cốc chưa qua tinh chế (gạo lứt, yến mạch, lúa mì nguyên cám, bánh mì nâu nguyên cám,…).

Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có thêm các cách hạn chế việc sữa hôi tanh.

Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: