Tham khảo 10 loại thực phẩm hàng đầu mà bạn có thể lựa chọn để bổ sung thêm i-ốt vào chế độ ăn uống.
Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, i-ốt (iodine) là một vi chất tự nhiên, nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxin là một hormone tuyến giáp. Hormone thyroxine cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em, đồng thời giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng.
Khi thiếu i-ot, việc sản xuất thyroxin bị giảm sút, tuyến giáp phải hoạt động bù lại dưới sự kích thích của hormone tuyến yên nên phì to dần. Nếu thiếu i-ot quá trầm trọng thì có thể gây thiểu năng tuyến giáp. Vấn đề nghiêm trọng của thiếu i-ốt là ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Thiếu i-ốt có thể gây khiếm khuyết trí não cho trẻ em. Chế độ ăn của người mẹ nghèo i-ốt trong thời gian có thai sẽ ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ của đứa con sau này.
Thực phẩm giàu i-ốt có thể làm tăng mức i-ốt, một khoáng chất hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Hormone tuyến giáp là cần thiết cho sự phát triển của não, xương và quá trình trao đổi chất. Sự gián đoạn chức năng tuyến giáp có thể dẫn đến suy giáp (nồng độ tuyến giáp thấp) hoặc cường giáp (nồng độ tuyến giáp cao).
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng thiếu i-ốt dẫn đến nồng độ tuyến giáp thấp. Những người có nguy cơ thiếu i-ốt như:
- Phụ nữ mang thai.
- Những người không sử dụng muối i-ốt.
- Người ăn chay (những người ăn thịt, cá, các nguồn sữa).
Vì cơ thể không tự sản xuất được i-ốt và đào thải 90% lượng i-ốt hấp thụ qua nước tiểu nên cần bổ sung i-ốt từ các nguồn khác. Tham khảo một số thực phẩm giàu i-ốt dưới đây:
1.RONG BIỂN LÀ NGUỒN I-ỐT TỐT
Rong biển được biết đến là nguồn i-ốt tuyệt vời, là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tốt. Mức độ i-ốt phụ thuộc vào loại rong biển và cách chế biến.
Rong biển Kombu (tảo bẹ đường) chứa nhiều i-ốt trong số các loại rong biển nâu, trong khi Alaria có xu hướng chứa ít i-ốt nhất. Rong biển đỏ nằm giữa các loài rong biển nâu và xanh lá cây. Rong biển xanh trên khắp thế giới nói chung chứa ít i-ốt nhất. Rong biển xanh như rau diếp biển chứa khoảng 4.300 mcg trên 100g rong biển khô. Con số này gần bằng lượng tìm thấy trên 100g muối i-ốt.
2.CÁ
Cá là nguồn cung cấp tốt:
- Acid béo omega 3
- Phốt pho
- Riboflavin
- Vitamin D
Cá như cá tuyết, cá bơn là nguồn cung cấp i-ốt. Cá nạc như cá tuyết có xu hướng cung cấp nhiều i-ốt hơn cá béo như cá hồi.
Trung bình, cá tuyết có 158mcg mỗi khẩu phần, cá bơn có 18 mcg mỗi khẩu phần và cá minh thái có 1.210mcg mỗi khẩu phần (thường là cỡ 85-90g). Cá ngừ (đặc biệt là cá sống) cũng được coi là nguồn cung cấp i-ốt tốt nhưng một số nghiên cứu đã phát hiện ra mức độ độc tố đáng lo ngại trong các mẫu cá ngừ.
3.ĐỘNG VẬT CÓ VỎ
Động vật có vỏ là nguồn cung cấp tốt:
- Chất đạm
- Vitamin
- Khoáng chất
- Chất béo lành mạnh
Động vật có vỏ cũng là nguồn cung cấp i-ốt tuyệt vời do khả năng hấp thụ nước biển, đây là nguồn i-ốt dồi dào nhất trên thế giới. Ví dụ, một nghiên cứu về hàu dọc theo bờ biển Ấn Độ Dương đã phát hiện ra hàm lượng i-ốt cao hơn so với động vật có vỏ sống ở nước ngọt.