CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

25

Th 02

TRẺ HO NHIỀU VỀ ĐÊM NHƯNG KHÔNG SỐT LÀ BỆNH GÌ

TRẺ HO NHIỀU VỀ ĐÊM NHƯNG KHÔNG SỐT LÀ BỆNH GÌ

  • admin
  • 0 bình luận

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc không biết trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt do nguyên nhân gì? Phải làm cách nào để khắc phục triệt để tình trạng này?

Như mọi người đã biết, ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, bởi hệ miễn dịch của trẻ còn kém nên dễ bị virus và vi khuẩn tấn công. Vậy khi thấy trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt ba mẹ cần làm gì?

Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ ho nhiều về đêm

1.BỆNH LÝ NÀO DẪN ĐẾN VIỆC TRẺ HO NHIỀU VỀ ĐÊM NHƯNG KHÔNG SỐT

Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể là do trẻ bị mắc một số bệnh về tai mũi họng như viêm tiểu phế quản ở trẻ em, viêm xoang, bệnh hen suyễn… hoặc do trào ngược dạ dày gây ra.

Trẻ ho do dị ứng

Trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn, bụi vải, lông động vật hoặc phấn hoa dễ khiến cổ họng bị kích ứng, dị ứng. Khi đó cơ thể sẽ tống các dị vật ra khỏi đường thở bằng cách ho.

Vì vậy khi thấy trẻ ho khan không có đờm và không kèm theo các triệu chứng khác như nghẹt mũi, sổ mũi hay khó thở thì rất có thể do tác động yếu tố bên ngoài gây dị ứng ở trẻ em.

Trẻ ho do cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hoặc vi khuẩn tấn công cũng có thể gây ra các triệu chứng của bệnh cảm cúm như ho nhưng không sốt, ho có đờm, thở khò khè. Phần lớn mới bị cảm lạnh trẻ sẽ không sốt nhưng bị nặng hơn trẻ có thể bị sốt nhẹ.

Do đó mẹ nên phân biệt sự khác nhau giữa cảm lạnh và cảm cúm để kịp thời chữa trị cho bé tốt nhất.

Trẻ ho do cảm lạnh

Trẻ ho do viêm tiểu phế quản

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em do virus hợp bào hô hấp tấn công đường thở gây nhiễm trùng dưới phổi,  thường gặp vào cuối đông và đầu xuân. Khi mắc bệnh này, trẻ có các triệu chứng như ho có đờm, thở khò khè, khó thở hay thở rất mạnh.

Trẻ ho do viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc đường hô hấp, xảy ra ở các xoang mũi. Trẻ bị viêm xoang sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho nhiều do chất nhầy từ xoang chảy xuống cổ họng và ứ đọng tại đây.

Ngoài ra, viêm xoang còn có các triệu chứng khác như đau họng, đau vùng trán và má, chảy nước mũi màu vàng xanh có mùi hôi.

Trẻ ho do viêm tắc thanh quản

Ho có đờm, tiếng ho khô khốc về đêm là các triệu chứng của trẻ bị viêm tắc thanh quản. Kèm theo đó là các biểu hiện khó thở, sổ mũi và nghẹt mũi. Nguyên nhân gây ra bệnh là vì cổ họng và khí quản bị sưng to, tiết nhiều dịch nhầy khó khăn cho đường hô hấp.

Trẻ ho do hen suyễn

Bệnh hen suyễn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động của thời tiết. Khi thời tiết thay đổi, trẻ thường có các triệu chứng như ho liên tục, tức ngực, khó thở hay thở khò khè. Cơn ho này càng dữ dội về đêm, vì thế khiến bé khó ngủ và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Trẻ bị ho gà

Ho gà có triệu chứng điển hình như ho khan, tiếng ho khô khốc và khi hít vào nghe khò khè như tiếng gà gáy. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào phổi và gây viêm.

Người lớn cũng có thể mắc bệnh ho gà, nhưng các triệu chứng thường không rõ rệt hoặc không có triệu chứng gì.

Trẻ ho do trào ngược dạ dày

Hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây kích thích khí quản. Tình trạng này xảy ra do trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé ho về đêm nhưng không sốt.

2.BÉ BỊ HO NHIỀU VỀ ĐÊM BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ

Trẻ ho nhiều về đêm nếu được bố mẹ chăm sóc đúng cách thì chỉ trong vài ngày sẽ tự khỏi. Một số nguyên tắc ba mẹ cần lưu ý trong quá trình điều trị ho cho trẻ, bao gồm:

Sử dụng các sản phẩm trị ho đúng cách

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các sản phẩm trị ho cho bé. Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào tại nhà. Đồng thời, cần kịp thời đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị triệt để tình trạng ho đạt hiệu quả cao.

Thay đổi thói quen sinh hoạt của trẻ

Khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt khi được ba mẹ chăm sóc khoa học, hợp lý cũng một phần giúp trẻ nhanh chóng hết cơn ho, trở về được trạng thái sức khỏe bình thường, nhanh chóng. Ba mẹ cần chú ý:

Về ăn uống

Ba mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn loãng, dễ tiêu, uống nhiều nước trong ngày. Đặc biệt tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại thực phẩm gây kích thích như tôm, cua, hải sản, dễ khiến trẻ bị ho nhiều hơn.

Trẻ bị ho nên cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu

Vệ sinh mũi họng

Nếu trẻ ra dịch mũi nhiều mẹ có thể tiến hành vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên hoặc hút mũi để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để vệ sinh tránh việc kích ứng do niêm mạc của bé yếu.

Về sinh hoạt

Khi thấy con có những dấu hiệu như ho nhiều, cần hạn chế đưa trẻ ra ngoài, tránh gió, giữ ấm cho cơ thể. Trong trường hợp bắt buộc thì cần đeo khẩu trang và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi và thuốc lá.

Khi ngủ, mẹ nên kê cao gối cho trẻ, phần vai và đầu đều phải cao hơn phần thân. Như vậy mới có thể ngăn chặn được đờm nhầy chảy xuống cổ họng gây ho. Đặc biệt, cần giữ ấm cho trẻ khi ngủ, tránh để gan bàn chân, bụng, cổ bị hở làm cho trẻ bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn về đêm.

Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về bệnh ho ở trẻ.

Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: