Nhiều người chỉ biết vitamin E có vai trò làm đẹp da, chống lão hóa. Thế nhưng, loại vitamin này còn là thành phần vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Vì vậy, thiếu hụt vitamin E có ảnh hưởng gì tới sức khỏe, triệu chứng thiếu vitamin E là gì?
NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU VITAMIN E
Những người có chế độ ăn bình thường sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin E của cơ thể mà không cần phải sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin E.
Tuy nhiên, trường hợp có chế độ ăn không thích hợp hoặc mắc một số bệnh liên quan đến hấp thu và chuyển hóa vitamin E sẽ dẫn đến thiếu vitamin E.
Có thể nói đến những nguyên nhân thiếu hụt vitamin E:
- Do chế độ ăn: Khi chúng ta không ăn những thực phẩm giàu vitamin E cho cơ thể, lâu dần cơ thể sẽ thiếu hụt vitamin E. Vì thế hãy chú ý cân bằng khẩu phần hằng ngày và bổ sung thường xuyên những thực phẩm giàu vitamin E.
- Trẻ sinh thiếu tháng: trẻ sinh non thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có cả vấn đề hấp thu và chuyển hóa vitamin E.
- Do bệnh lý: các bệnh lý xơ nang tuyến tụy, teo ống dẫn mật cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin E. Các bệnh lý có liên quan đến hấp thu và chuyển hóa chất béo, vì thế mà gián tiếp ảnh hưởng đến hấp thu vitamin E.
THIẾU VITAMIN E GÂY BỆNH GÌ?
Thiếu vitamin E có thể gây rối loạn các hoạt động của cơ thể như: cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm, suy giảm thị lực…
Có thể kể đến một số dấu hiệu thiếu vitamin E với tình trạng cơ thể như sau:
- Cơ bắp suy yếu: khi thiếu vitamin E sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng cơ bắp suy yếu, và đau nhức các khớp xương hay cơ bắp gặp phải khi cơ thể không đáp ứng đủ lượng vitamin E cần thiết. Bởi vitamin E là một trong những thành tố quan trọng góp phần bảo vệ màng sinh chất không bị rách, đồng thời hình thành và duy trì độ bền của các sợi cơ.
-
Suy giảm thị lực: Thiếu hụt vitamin E có thể khiến võng mạc bị thoái hóa nhanh, suy yếu võng mạc, dẫn đến mờ mắt, quáng gà, suy giảm thị lực.
- Thiếu máu: Giảm số lượng hồng cầu trong máu do sự phân hủy bất thường của hồng cầu sẽ gây nên bệnh thiếu máu tán huyết.
- Rối loạn thần kinh: thiếu hụt vitamin E làm tăng thoái hóa và tổn thương các tế bào thần kinh, đặc biệt ở bàn tay, bàn chân. Điều này ảnh hưởng đến phản xạ cơ thể, mất thăng bằng, vận động thiếu phối hợp.
- Gây sảy thai: Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin E sẽ có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi những sản phụ được bổ sung đầy đủ vitamin này. Chính vì thế bổ sung vitamin E ở phụ nữ là một việc quan trọng và cần được lưu ý.
CHẾ ĐỘ ĂN BỔ SUNG VITAMIN E HIỆU QUẢ CHO CƠ THỂ
Chúng ta có thể bổ sung vitamin E theo nhiều cách khác nhau, trong đó có việc sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E. Có rất nhiều thực phẩm giàu vitamin E bạn nên bổ sung hằng ngày như: các loại rau củ quả (củ cải, rau chân vịt, bông cải xanh, khoai môn, cà chua), trái cây (kiwi, đu đủ, xoài), các loại hạt nảy mầm, giá đỗ… Ngoài ra các nguồn thực phẩm chính cung cấp nhiều vitamin E bao gồm các loại hạt và dầu thực vật.
Ăn thực phẩm giàu vitamin E là một cách để tăng lượng tiêu thụ vitamin E. Các loại thực phẩm thông thường được bổ sung vitamin E phổ biến là bánh mì và ngũ cốc ăn sáng.