CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

16

Th 12

TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO LÀ DO ĐÂU?

TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO LÀ DO ĐÂU?

  • admin
  • 0 bình luận

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho thường khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng, sốt ruột không biết có phải do con mắc các bệnh lý gì nguy hiểm hay không. Tình trạng ho nhiều còn khiến trẻ biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để giữ cho đường thở thông thoáng, loại bỏ đờm, dịch tiết hoặc thức ăn mắc nghẹn khỏi cổ họng. Thực tế là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có thể bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng lại chưa thể nói, diễn tả bằng lời những vấn đề gặp phải. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý và nhận biết được các trường hợp đáng lo ngại để đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời.

TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO LÀ DO ĐÂU?

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho có thể là do biểu hiện, triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như cảm lạnh thông thường, cúm, dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, hít phải tác nhân ô nhiễm…

Bạn có thể dự đoán tình trạng bệnh của trẻ thông qua tiếng ho cùng các dấu hiệu đi kèm như:

  • Ho do cảm lạnh: trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt, ho nhiều về đêm.
  • Ho do hen suyễn: Cơn ho thường kèm triệu chứng thở khò khè, khó thở.
  • Ho do viêm thanh khí phế quản: Tiếng ho như tiếng chó sủa.
  • Ho gà: Trẻ ho thành từng cơn trong nhiều tuần và có triệu chứng thở rít.
  • Ho do nuốt phải dị vật: Cơn ho bắt đầu đột ngột và kèm theo tiếng thở khò khè.
  • Ho do dị ứng: Bé thường ho khan, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt…

Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê các nguyên nhân có khả năng khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho cùng những triệu chứng đi kèm để bạn dễ tìm cách xử trí phù hợp.

1.CÁC BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

Những căn bệnh viêm đường hô hấp trên như cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, viêm họng… có thể khiến trẻ bị ho từ 5-7 ngày và nguyên nhân đa phần là do virus.

Cảm lạnh có thể gây ra cơn ho từ nhẹ đến trung bình, trong khi những cơn ho do cúm thường nghiêm trọng. Nếu bị viêm thanh khí phế quản thì sẽ xuất hiện tình trạng bé bị ho nhiều vào ban đêm và có kèm theo khó thở.

Triệu chứng ho cũng cần được phân biệt rõ là ho khan hay ho có đờm. Trong đó, ho khan thường là kết quả của tình trạng kích ứng đường hô hấp trên (xoang, họng, dây thanh quản), còn ho đờm nhiều khả năng là do phản ứng lại sự kích ứng của đường hô hấp trên dẫn tạo ra đờm. Cả hai dạng này đều có xu hướng là các triệu chứng nặng hơn vào giờ đi ngủ, khi trẻ chuyển từ tư thế đứng sang tư thế nằm khiến cho chất nhầy, nước bọt ngưng đọng trong đường thở.

Nhìn chung, trẻ nhỏ càng có nguy cơ gặp vấn đề về hô hấp càng cao do đường thở hẹp hơn. Do đó, nếu trẻ có biểu hiện khó thở, gắng sức để hít thở thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

2.TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO DO TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN

Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị trào ngược axit là ho nhiều, thường xuyên nôn, hơi thở có mùi hoặc bị ợ nóng. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé bị ho nhiều về đêm khi ngủ.

3.DỊ ỨNG

Dị ứng có thể khiến trẻ bị ho nhiều, ngứa cổ họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban.

Hầu hết trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh không bị ho do dị ứng theo mùa nhưng có thể bị dị ứng với các chất trong môi trường xung quanh khi hít phải bao gồm:

  • Phấn hoa
  • Lông động vật
  • Mạt bụi nhà
  • Khói ô nhiễm
  • Khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động)

4.TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO DO VIÊM PHỔI

Viêm phổi là căn bệnh thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Run rẩy 
  • Khó thở
  • Ho kéo dài

Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn gây ra khi đang vui chơi ở trường học, công viên, khu trò chơi…

5.HEN SUYỄN

Không chỉ băn khoăn “Bé ho phải làm sao?” nhiều cha mẹ còn thắc mắc không biết cơn ho dữ dội của trẻ có phải do hen suyễn gây ra hay không. Thực tế, ngoài ho nhiều, triệu chứng dễ nhận ra trẻ đang bị hen suyễn là thở khò khè, thở rít vào ban đêm.

6.HO GÀ

Ho gà là một căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn gây ra, có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh cũng như cả người lớn. Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà theo khuyến cáo của bộ y tế. Trẻ nhỏ nên được tiêm vắc xin ho gà mũi thứ nhất khi được 2 tháng tuổi.

7.TRẺ BỊ HO NHIỀU DO XƠ NANG

Xơ nang thường gặp ở trẻ nhỏ cùng các cơn ho có đờm vàng hoặc xanh nhạt. Đó được xem là một trong những dấu hiệu nặng nhất mà bé gặp phải. Các dấu hiệu của xơ nang là: 

  • Viêm phổi tái phát 
  • Nhiễm trùng xoang
  • Không tăng cân
  • Mùi hôi có vị mặn

8.TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO DO MẮC DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

Khi dị vật bị mắc kẹt trong đường thở, bé thường có những biểu hiện như:

  • Ho sặc sụa liên tục
  • Da tím tái
  • Chảy nước mắt, nước mũi
  • Vã mồ hôi
  • Ngạt thở…

Nếu dị vật nhỏ bị kẹt và bỏ quên trong đường thở mà phụ huynh không biết, không kịp đưa trẻ đi khám và điều trị, bé sẽ bị ho nhiều, ho kéo dài, viêm phổi tái phát.

9.CHẢY DỊCH MŨI SAU

Nếu cơ thể trẻ vì một lý do nào đó mà sản sinh quá nhiều chất nhầy, đến mức gây chảy dịch mũi sau, thì chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, gây kích thích niêm mạc họng, dẫn đến tình trạng trẻ bị ho nhiều.

Tình trạng này thường xuyên xảy ra do bé bị nhiễm virus hoặc dị ứng và thường trở nặng vào ban đêm. Trẻ có thể ho có đờm hoặc không, kèm theo các triệu chứng khác như ngứa cổ họng, hắt hơi, ngứa mắt, chảy nước mắt, nổi mẩn (nếu bi dị ứng).

10.MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC KHIẾN TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO NHIỀU

Việc lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi cũng có thể gây ho nhiều và kéo dài ở trẻ em. Nguyên nhân là vì những loại thuốc này có thể khiến niêm mạc mũi bị sưng và kích thích, gây xung huyết, chảy dịch sau họng.

Bên cạnh đó, nếu thời tiết khô hạn khiến không khí hanh khô, hoặc không khí quá ẩm ướt làm gia tăng sự phát triển của nấm bệnh, mạt nhà… thì cũng có khả năng khiến trẻ ho kéo dài.






 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: