CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

NHỮNG SAI LẦM BỐ MẸ DỄ GẶP PHẢI KHI CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG
15

Th 08

NHỮNG SAI LẦM BỐ MẸ DỄ GẶP PHẢI KHI CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG

  • admin
  • 0 bình luận

Sử dụng thực phẩm quá giàu đạm, không cho trẻ ăn rau xanh, chế biến món ăn thiếu dầu mỡ… là những sai lầm cần tránh thực hiện khi ăn bữa bổ sung cho trẻ. Theo khuyến nghị dinh dưỡng trong 1000 ngày vàng của Viện Dinh Dưỡng, ăn bổ sung nghĩa là cho ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các thức ăn và chất lỏng thêm này được gọi là thực phẩm bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp chất dinh dưỡng. Thức ăn bổ sung phải là các thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển. Sau đây là một số sai lầm thường gặp: ĂN CÀNG NHIỀU CHẤT BÉO CÀNG TỐT Theo tháp dinh dưỡng được xây dựng bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, mỗi bữa ăn của trẻ cần đủ 4 nhóm: đường bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), chất béo, chất đạm và vitamin - khoáng chất. Trong đó, chất béo (bao gồm dầu thực vật và mỡ động vật) thuộc nhóm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và duy trì sự sống. Cũng theo Viện dinh dưỡng, chất béo là nguồn dự trữ năng lượng quan trọng, tham gia vào cấu trúc của tất cả các mô và màng tế bào, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt. Chất béo còn tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa của cơ thể người và là thành phần để tạo ra testosterone, estrogen (hormone giới tính), acid mật, là màng lọc của các tế bào. Chất béo trong dầu ăn là trung gian chuyên chở các phần tử dinh dưỡng, đồng thời đóng vai trò cung cấp dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K… giúp ruột hấp thụ các vitamin này. Vì thế, chất béo đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong mọi giai đoạn từ bào thai, ăn dặm cho tới 8 tuổi, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo càng cao. Thực tế nhiều cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn bổ sung càng nhiều chất, càng giàu đạm giúp trẻ phát triển càng tốt. Sai lầm chủ yếu là cho trẻ ăn dưới dạng nước thịt (chỉ cho ăn nước, không dùng cái, sợ trẻ hóc), nước xương hầm… Không biết sử dụng nguồn chất đạm dồi dào khác ngoài thịt, cá như ăn trứng sợ trẻ đầy bụng, tôm cua sợ trẻ ho và ỉa chảy. Không biết dùng các loại đậu, đỗ, lạc, vừng là nguồn đạm thực vật tuy giá rẻ nhưng cũng rất tốt. ÍT DÙNG DẦU MỠ TRONG BỮA ĂN CỦA TRẺ Ít sử dụng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ vì cho rằng dầu mỡ khó tiêu hóa, gây ỉa chảy là một sai lầm phổ biến, trong khi dầu mỡ lại rất cần cho trẻ ở giai đoạn này. Dầu ăn cho bé ăn dặm ở đây có thể bao gồm cả dầu thực vật hoặc dầu cá được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cần thiết cho cơ thể cùng với những sản phẩm khác như bơ, pho mát… Dầu ăn cũng thuộc nhóm chất dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành các mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, đồng thời giúp cho quá trình hấp thụ một số vitamin quan trọng đối với cơ thể được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Với những công dụng đó dầu ăn không thể bỏ sót trong khẩu phần ăn của trẻ. 1g dầu cung cấp 9kcal, cho nên dầu ăn không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ. Nếu trẻ dưới 6 tháng thì khi đó trẻ đang bú mẹ hoàn toàn và chất béo trong sữa mẹ chiếm 50% năng lượng. Từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì chất lượng chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ cũng phải đảm bảo 40%-45% và dầu ăn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi cần được bổ sung khá cao. Nhưng đối với những trẻ dưới 1 tuổi thì chất béo tổng thể trong khẩu phần ăn cung cấp khoảng 30-35% năng lượng. Trẻ ở những năm đầu đời phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần, nên thiếu hụt chất chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể ảnh hưởng đển chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. KHÔNG CHO TRẺ ĂN CÁC LOẠI RAU XANH Khi chế biến đồ ăn dặm, thường các bà mẹ chỉ dùng nước luộc rau, ngay cả các loại củ như khoai tây, cà rốt cũng chỉ lấy nước ninh để quấy bột cho trẻ. Một số bà mẹ quan niệm sai lầm rằng trẻ không được ăn rau, và ăn rau dễ rối loạn tiêu hóa. Trên thực tế, rau củ là một trong những loại thực phẩm tốt, tươi ngon và lành mạnh nhất. Chúng chứa nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa táo bón, đồng thời giúp cho hệ tim mạch phát triển tốt hơn. Thêm nữa chúng còn ngăn ngừa nguy cơ béo phì, cung cấp nước và khoáng chất cần thiết như vitamin A, C, kali, sắt, kẽm. Nhưng khi các bạn cho trẻ ăn rau, ngoài những lo ngại về nguồn gốc xuất xứ, độ tươi ngon, để chọn các loại rau củ cho bé ăn dặm tốt, nhiều ba mẹ còn băn khoăn về nitrat - hợp chất mà một số loại rau hấp thụ từ đất. Nếu hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng methemoglobin huyết, khiến da trẻ có màu xanh lam ở vị trí lòng bàn tay, bàn chân và miệng, trẻ có thể bị mệt kèm theo khó thở. Nếu bạn nhận thấy trẻ có các triệu chứng trên, cần phải đưa trẻ đi khám ngay ở các trung tâm y tế chuyên khoa. Một vài loại rau củ có hàm lượng nitrat tương đối cao là cà rốt, rau bina, củ dền… Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải tránh các loại rau củ cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Bởi một nghiên cứu công bố năm 2005 cho thấy lượng nitrat cao từ rau củ chủ yếu gây hại cho sức khỏe của trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống, giai đoạn mà trẻ chỉ bú sữa mẹ. Do đó, mẹ có thể yên tâm chọn các loại rau củ cho bé ăn dặm miễn rằng chúng tươi, sạch và rõ nguồn gốc xuất xứ, chế biến. CHO TRẺ ĂN CƠM QUÁ SỚM Cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng: Các bà mẹ cho rằng ăn cơm sớm sẽ giúp trẻ cứng cáp, nhanh chóng biết đi. Thực tế nếu cho trẻ ăn cơm quá sớm, trẻ chỉ nuốt chửng với nước rau luộc hoặc nước canh vì vậy bộ máy tiêu hóa phải làm việc quá sức. Khi ăn cơm thường là ăn với gia đình, trẻ ít được quan tâm, ưu tiên thức ăn nên bữa ăn của trẻ không được đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng. Ngoài ra, một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ trong 2 năm đầu đời vẫn là sữa mẹ. Nếu trẻ ăn cơm sớm, lượng sữa cần thiết được hấp thu sẽ giảm đi vì trẻ luôn cảm thấy đầy bụng, không muốn uống sữa. Như vậy việc cho trẻ ăn cơm sớm khi được 16 tháng tuổi có thể tiềm ẩn nguy cơ khiến bé suy dinh dưỡng. Cho trẻ ăn cơm sớm trước khi trẻ có thể nhai và tiêu hóa cơm được là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây suy dinh dưỡng ở trẻ ở nước ta.  Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng, trẻ tròn 6 tháng tuổi, khi con bạn bắt đầu bổ sung, hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian để thích nghi với thức ăn, trẻ cần học cách nhai, đảo thức ăn trong miệng và nuốt thức ăn. Vì vậy bạn nên tập ăn cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn mỗi lần 2-3 thìa nhỏ/ lần x 2 lần/ ngày. Thời gian tập cho trẻ ăn thường trong vòng vài ba ngày (không nên kéo dài thời gian tập ăn quá 1 lần). Sau đó tăng dần lượng thức ăn để phù hợp với độ tuổi của bé cũng như tăng dần độ đậm đặc của thức ăn. Mỗi bữa ăn cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, số lượng thức ăn tăng dần khi trẻ lớn lên. Tăng dần số lượng trong bữa ăn hằng ngày của trẻ theo tuổi. Ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi và kết hợp với nhiều thức ăn khác nhau giúp trẻ ăn ngon miệng, chú ý đến khẩu vị của trẻ khi nấu thức ăn. Đảm bảo thức ăn của bé giàu dinh dưỡng, đủ chất, mỗi bữa của trẻ phải có đủ 4 nhóm thức ăn gồm nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đảm bảo vệ sinh ăn uống và cách chế biến thức ăn cho trẻ. Sử dụng thực phẩm tươi và nước sạch khi nấu cho trẻ. Cần rửa sạch dụng cụ, tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn. Sử dụng đồ sạch để đựng thức ăn cho trẻ.  

SỬ DỤNG GIA VỊ ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ ĂN DẶM
15

Th 08

SỬ DỤNG GIA VỊ ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ ĂN DẶM

  • admin
  • 0 bình luận

Thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để có thể tiếp tục phát triển. THỜI ĐIỂM TRẺ ĂN BỔ SUNG Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, từ khi tròn 6 tháng tuổi, sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Do đó, cần cho trẻ ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. Từ tháng tuổi 6 trở đi có sự thiếu hụt giữa mức tổng năng lượng cần cho trẻ và mức năng lượng do sữa mẹ cung cấp. Trẻ càng lớn thì sự thiếu hụt này càng tăng. Vì vậy, sau 6 tháng tuổi là khoảng thời gian tốt để bắt đầu ăn bổ sung. Ăn bổ sung sau 6 tháng tuổi giúp trẻ phát triển, hoạt động tốt và khỏe mạnh. Từ 6-12 tháng tuổi, cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ tiếp tục cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và từ 12-24 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp ít nhất ⅓ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn tiếp tục cung cấp các yếu tố kháng khuẩn giúp bảo vệ trẻ khỏi mắc nhiều bệnh, mang lại sự gắn bó và gần gũi giúp bé phát triển tâm lý. Sau 6 tháng tuổi, phần nhu cầu các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ từ sữa mẹ cần được bù đắp bằng thức ăn bổ sung. Ăn bổ sung được định nghĩa là cho ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Các thức ăn và chất lỏng thêm này được gọi là thức ăn bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển. Ngoài ra, ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ đủ để phát triển tiêu hóa hầu hết các loại thức ăn. Tuy nhiên, một số nguy cơ cũng thường xảy ra khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung như trẻ không nhận được đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn bổ sung để đáp ứng nhu cầu của trẻ có thể dẫn tới suy dinh dưỡng và thiếu vi chất như dẫn đến còi xương do calci, thiếu máu do thiếu sắt… Ngoài ra trong các bữa ăn bổ sung của trẻ còn sử dụng các loại gia vị mặn như muối ăn, nước chấm. Vì vậy bữa ăn bổ sung không chỉ cần đảm bảo tính đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn cần chú ý đến việc sử dụng các gia vị mặn hợp lý. Một chế độ ăn thiếu hoặc thừa muối (natri) đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. SỬ DỤNG MUỐI ĐÚNG CÁCH Natri và Clo, là thành phần chủ yếu của muối, là hai nguyên tố có vai trò quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng dù là trẻ mới sinh hay lớn lên đều cần muối. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi mà lượng muối khác nhau.  Ở trẻ mới ăn dặm, bé hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt là gì. Khẩu vị của bé hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của người lớn. Các bà mẹ thường có thói quen nếm thức ăn cho trẻ và cứ nghĩ rằng trẻ em cũng giống mình, phải vừa miệng thì trẻ mới ăn ngon. Tuy nhiên, quan niệm này tiềm ẩn nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Việc cho muối vào bột/ cháo của trẻ có thể gây ảnh hưởng đến thận. Chức năng thận của trẻ dưới 12 tháng tuổi rất non nớt và việc mẹ mẹ nêm quá nhiều muối/ mắm khi nấu bột/ cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ hơn, thận phải làm việc nhiều, lâu dài sẽ đưa đến tổn hại cho thận. Hậu quả là trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai… Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm gây tổn thương não bộ. Ngoài sữa thì ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi trong khẩu phần bổ sung đều có 1 lượng natri nhất định hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu natri của cơ thể trong 6-12 tháng. Muối cần được tiêu thụ hằng ngày nhưng chỉ cần một lượng rất ít. Nếu tính cả lượng muối có trong nước mắm, nước chấm các loại, bột canh, hạt nêm và thực phẩm thì cơ thể trẻ 1-2 tuổi chỉ cần 2,3g/ ngày. Trong chế biến bữa ăn bổ sung cho trẻ 1-2 tuổi có thể sử dụng những gia vị mặn chứa natri nhưng với số lượng hợp lý vì một phần nhu cầu natri của trẻ đã được cung cấp từ các thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chế biến sẵn. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC KHI CHẾ BIẾN BỘT/ CHÁO ĂN DẶM CỦA TRẺ Khi mẹ nêm bột/ cháo của trẻ thấy vừa miệng mẹ có nghĩa là bột/ cháo đó mặn so với trẻ. Vì vậy mẹ nên nêm lượng nước mắm vừa phải, ăn thấy nhạt một chút là trẻ vừa.  Có thể cho một lượng phô mai phù hợp vào bát bột/ cháo của trẻ thay thế cho nước mắm/ muối. Vì phô mai cũng có vị mặn. Nên cho phô mai vào bát của trẻ sau khi cho dầu ăn. Như vậy bát bột/ cháo của trẻ cũng sẽ thơm ngon, ngậy và không quá nhạt. Trong cơ thể, natri đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu, giữ cho cân bằng lượng nước bên trong, ngoài tế bào và trong lòng mạch máu. Ngoài ra, muối còn có vai trò trong việc duy trì điện tế bào, dẫn  truyền xung thần kinh, đảm bảo thăng bằng kiềm an toàn. Nồng độ natri trong cơ thể được giữ cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa. Vì thế tình trạng thiếu natri rất hiếm gặp ở trẻ em bình thường. Tình trạng natri trong máu thấp chỉ có thể xảy ra ở những trẻ bị mất quá nhiều natri do tiêu chảy, nôn… mà không được bù nước và muối hợp lý. Nếu bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết cho cơ thể. Nêm gia vị mặn hợp lý vào bột/ cháo rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Đối với trẻ từ khi mới ăn dặm cho đến 12 tháng mẹ không nhất thiết phải thêm gia vị mặn vào bột/ cháo của trẻ. Từ khi bé được 1-2 tuổi, mẹ nên nêm nhạt hơn so với cảm nhận vị mặn của người lớn vì bé chỉ cần 2,3g muối/ ngày. Như vậy sẽ tránh được thói quen ăn mặn sau này, phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch cho trẻ trong tương lai.  

DINH DƯỠNG TRƯỚC KHI MANG THAI: CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
13

Th 08

DINH DƯỠNG TRƯỚC KHI MANG THAI: CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

  • admin
  • 0 bình luận

Các yếu tố như tình trạng sức khỏe, chỉ số cân nặng so với chiều cao (chỉ số BMI), lối sống… đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản. Bên cạnh đó, việc đảm bảo vấn đề dinh dưỡng trước khi mang thai cũng cần được quan tâm đặc biệt. 1.VAI TRÒ CỦA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CÂN BẰNG VỚI SỨC KHỎE Việc ăn uống cân bằng, đảm bảo dinh dưỡng trước khi mang thai và trong suốt thời gian bầu bí giúp bạn đủ các dưỡng chất thiết yếu nền tảng giúp có sức khỏe tốt, hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh. Những phụ nữ có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giảm được các yếu tố như nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, béo phì… khi mang thai. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện kế hoạch mang thai, bạn nên ưu tiên vấn đề về sức khỏe bằng việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh, vận động thể chất thường xuyên, đảm bảo ngủ đúng giờ và đủ giấc. Việc tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng trước khi bầu bí giúp phổi, tim, não, các cơ quan quan trọng của thai nhi phát triển tốt ngay từ những giai đoạn đầu đời. Ngoài ra bạn nên đi khám sức khỏe, trao đổi với bác sĩ về việc dùng viên uống bổ sung, liều lượng và thời gian hợp lý. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để sử dụng vitamin tổng hợp cần thiết cho thai kỳ. 2.CÂN NẶNG TRƯỚC KHI MANG THAI ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN? Khi chuẩn bị có kế hoạch mang thai, vợ chồng bạn thường quan tâm đến các yếu tố như cách có thai nhanh, thời kỳ rụng trứng, các vấn đề trong chuyện bầu bí, dinh dưỡng thai kỳ, thai giáo…? Bạn có biết mình đã bỏ lỡ một yếu tố quan trọng đó là cân nặng khi thụ thai không? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ thừa hay thiếu cân đều có khả năng thụ thai thấp hơn 23-43% so với phụ nữ bình thường. Phụ nữ thừa cân khi mang thai sẽ gia tăng nguy cơ đái tháo đường và cao huyết áp, khó sinh… Trong khi đó, tình trạng thiếu cân có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt, gặp khó khăn trong việc dự đoán ngày rụng trứng. Ngoài ra mẹ bầu thiếu cân còn làm tăng nguy cơ sinh non và bé sinh ra có cân nặng thấp. Do đó, khi có ý định mang thai, bạn cần kiểm soát cân nặng ở mức ổn định nhằm tăng khả năng thụ thai cũng như đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Do mỗi người có chỉ số khối cơ thể khác nhau nên không có chỉ định cụ thể nào về cân nặng khi mang thai. Tuy nhiên, bác sĩ thường đưa ra khuyến cáo khi có ý định mang thai, bạn nên duy trì chỉ số khối cơ thể trong ngưỡng từ 19-25. 3.DINH DƯỠNG TRƯỚC KHI MANG THAI, BẠN NÊN LƯU Ý NHỮNG GÌ? Để có một sức khỏe tốt, chuẩn bị cho quá trình mang thai, bạn nên ăn đủ 5 nhóm thực phẩm trong danh sách dinh dưỡng khi mang thai như sau: Ngũ cốc Gạo trắng, gạo lứt, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, bột ngô… là những thực phẩm nên có trong chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai. Hãy ưu tiên sử dụng những loại ngũ cốc nguyên hạt để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe. Rau củ quả Bạn nên bổ sung nhiều loại rau củ vào chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai và ưu tiên rau củ có màu xanh đậm, cam, đỏ cùng các loại đậu (đậu Hà Lan, các loại đậu khô), các loại củ giàu tinh bột (khoai tây, khoai lang). Nếu có điều kiện bạn nên lựa chọn rau củ trồng theo chuẩn Vietgap để đảm bảo không có thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong thực phẩm. Trái cây Hãy ưu tiên sử dụng trái cây theo mùa vào trong danh sách thực phẩm dinh dưỡng trước khi mang thai. Nguyên do là để có trái cây trái vụ, các nhà vườn thường sử dụng rất nhiều chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật. Những chất này có thể còn tồn dư đến tận khi trái chín, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ăn trái cây tươi, bạn có thể dùng trái cây sấy khô, uống nước ép trái cây nguyên chất. Thịt, cá và các loại hạt Để cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể, bạn nên đưa thịt nạc, thịt gia cầm ít béo, cá, các loại đậu, hạt… vào chế độ ăn hằng ngày. Hãy thay đổi luân phiên và có sự kết hợp giữa các loại thực phẩm này một cách linh hoạt, khoa học để có những bữa ăn đa dạng, bổ dưỡng. Ngoài ra, cơ chế để hấp thụ tốt các dưỡng chất, bạn đừng quên thêm dầu vào chế độ ăn. Ưu tiên dầu có nguồn gốc thực vật. Sữa, các sản phẩm từ sữa Sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Hãy ưu tiên các loại sữa đã tách béo, ít béo có nhiều canxi đã qua tiệt trùng. Nếu không dùng được sữa động vật, bạn hãy thay thế bằng các loại sữa hạt. Tuy nhiên các loại sữa này thường không cung cấp đủ canxi mà cơ thể cần. Nước  Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5-2 lít nước để cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể. Việc cung cấp đủ nước giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, hoạt động bài tiết… diễn ra trơn tru. Ngoài thực hiện chế độ ăn uống như trên, bạn hãy dành thời gian vận động thể chất đều đặn, ở mức vừa phải nhằm tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Bên cạnh đó, để hạn chế nguy cơ thiếu máu khi mang thai, bạn nên sử dụng viên uống bổ sung sắt, có các thành phần axit folic, vitamin B12. Nguyên do là do axit folic và vitamin B12 là các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào máu, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể…  

NGƯỜI CÓ ĐƯỜNG HUYẾT CAO NÊN ĂN GÌ ĐỂ ỔN ĐỊNH BỆNH?
13

Th 08

NGƯỜI CÓ ĐƯỜNG HUYẾT CAO NÊN ĂN GÌ ĐỂ ỔN ĐỊNH BỆNH?

  • admin
  • 0 bình luận

Người có đường huyết cao nên ăn gì để ổn định bệnh không còn là chủ đề mới nhưng lúc nào cũng được quan tâm. Bởi vì, chế độ dinh dưỡng là một phần rất quan trọng giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết, ổn định và sống chung với tiểu đường lâu dài. 1.CÁCH CƠ THỂ CHUYỂN HÓA ĐƯỜNG HUYẾT TỪ THỨC ĂN Trước khi trả lời cho câu hỏi đường huyết cao nên ăn gì, chúng ta hãy tìm hiểu qua về quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Trước hết, khi bạn ăn các thực phẩm giàu carbohydrate (tinh bột và đường), hệ tiêu hóa sẽ bắt đầu hoạt động cắt nhỏ chúng để tạo thành phân tử đường có thể hấp thu vào máu. Khi nồng độ đường trong máu tăng lên thì tuyến tụy sẽ tiết ra insulin giúp đưa đường vào các tế bào sử dụng làm năng lượng hoạt động. Nếu đường đi vào tế bào thì lượng đường trong máu giảm, hormone glucagon được tuyến tụy tiết ra để tạo ra tín hiệu cho gan bắt đầu phóng thích đường được dự trữ trong tế bào gan. Nhờ vào sự hoạt động cân bằng giữa insulin và glucagon mà lượng đường trong máu được duy trì ổn định.  Có thể thấy thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết của bạn. Những gì bạn ăn sẽ được chuyển hóa thành đường, đường lại chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Với bệnh nhân tiểu đường, hoạt động của insulin không đảm bảo nên nếu không chú ý chọn lọc các loại thực phẩm khi ăn thì đường huyết của họ sẽ tăng nhiều giờ sau khi ăn. 2.NGƯỜI CÓ ĐƯỜNG HUYẾT CAO NÊN ĂN GÌ THÌ TỐT? Với câu hỏi người có đường huyết cao nên ăn gì thì bạn cần khéo léo lựa chọn các loại thực phẩm phân giải đường chậm để kiểm soát đường trong máu tốt hơn. Chúng còn được gọi là các thực phẩm có chỉ số GI thấp (từ 55 trở xuống). Các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ cải thiện tiểu đường tuýp 2 và quản lý cân nặng hiệu quả. Một số loại thực phẩm người tiểu đường nên bổ sung bao gồm:  Trái cây và rau xanh giàu chất xơ hòa tan, các loại vitamin và khoáng chất, ít calo như nấm, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, dâu tây, mận, đào, dưa hấu, chà là tươi… Các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch nguyên hạt, kiều mạch… Các loại chất béo tốt giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bao gồm các loại hạt, quả hạch, đậu, cá béo, dầu oliu, trái bơ… Các loại cá béo cung cấp axit béo tốt omega 3 giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Sữa và các sản phẩm từ sữa cần được bổ sung để cung cấp thêm canxi và protein cho cơ thể. Tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường cần chú ý chọn sữa và sản phẩm từ sữa tách béo (hoặc ít béo), không đường. Để cung cấp protein cần lựa chọn các loại thịt nạc như nạc gà, cá, trứng, các loại đậu, đậu phụ. MẸO DÀNH CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên lập cho mình một danh sách các thực phẩm an toàn cho đường huyết, chia vào các nhóm tinh bột (carbohydrate), chất đạm và chất béo. Sau đó tính toán lượng thức ăn tương ứng với khẩu phần 12-15g carbohydrate, chẳng hạn như bao nhiêu chén cơm, bao nhiêu gam thịt, bao nhiêu gam cá… Từ đó, bạn sẽ đảm bảo kết hợp đa dạng các loại thực phẩm mà vẫn an toàn cho đường huyết. 3.THỰC PHẨM MÀ NGƯỜI CÓ ĐƯỜNG HUYẾT CAO NÊN TRÁNH Bên cạnh việc hiểu được đường huyết cao nên ăn gì thì bệnh nhân tiểu đường cũng cần phải tránh một số nhóm thực phẩm sau đây: Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói hay snack… Sữa giàu chất béo. Dầu dừa và dầu cọ. Thực phẩm giàu chất béo từ động vật như bơ, thịt bò, lòng đỏ trứng, da, mỡ nội tạng… 4.NHỮNG LƯU Ý ĐỂ CÓ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG Chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát đường huyết, hạn chế tình trạng đường huyết tăng vọt và ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cũng cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hằng ngày. Bên cạnh nguyên tắc kết hợp đa dạng các nhóm thực phẩm kể trên thì người mắc bệnh tiểu đường đang có huyết áp cao cũng cần lưu ý: Ăn ít muối hơn, tối đa 1 thìa cafe muối (6g) mỗi ngày. Không thêm đường trong đồ ăn, thức uống mà nên lựa chọn đường ăn kiêng cho người tiểu đường. Uống rượu ở mức tối thiểu, kể cả khi bạn phải xã giao, chiêu đãi khách. Xem xét kỹ thành phần của những thực phẩm gắn nhãn dành cho người tiểu đường. Ưu tiên bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, đặc biệt có nhiều trong trái cây và rau củ. Tăng cường vận động, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: