CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

VÌ SAO CẦN BỔ SUNG OMEGA 3 SỚM CHO TRẺ?
21

Th 08

VÌ SAO CẦN BỔ SUNG OMEGA 3 SỚM CHO TRẺ?

  • admin
  • 0 bình luận

Omega 3 là dưỡng chất cần thiết giúp phát triển trí não, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ thị lực… của trẻ. Vì thế cần bổ sung Omega 3 cho con càng sớm càng tốt, thậm chí ngay trong bào thai. 1.OMEGA 3 LÀ DƯỠNG CHẤT GÌ? Đó là nhóm các chất béo vô cùng quan trọng với nhiều khía cạnh của sức khỏe, bao gồm sự phát triển của thai nhi, sức khỏe tim mạch, chức năng não bộ, và khả năng miễn dịch của cơ thể. Omega 3 là loại chất béo thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất ra được và cần được hấp thu từ các thực phẩm bên ngoài. Có 3 loại Omega chính, bao gồm:  Axit alpha linolenic (ALA) có trong nhiều loại thực vật, gồm có dầu thực vật, các loại hạt và một số loại rau. Axit eicosapentaenoic (EPA). Axit docosahexaenoic (DHA). Hai loại EPA và DHA có trong các loại cá chứa nhiều chất béo như cá thu, cá hồi, cá ngừ, và được cung cấp rộng rãi trên thị trường dưới dạng các sản phẩm bổ sung. 2.TÁC DỤNG CỦA VIỆC BỔ SUNG OMEGA 3 SỚM CHO TRẺ Cải thiện chứng tăng động giảm chú ý: Omega 3 có khả năng tăng cường sự chú ý, cải thiện trí nhớ, và khả năng học tập cũng như giảm tính bốc đồng, sự hiếu động và những triệu chứng tăng động, giảm chú ý. Tăng cường thị lực: Omega 3 (đặc biệt là DHA) là thành phần trực tiếp hình thành nên màng sinh chất của các tế bào thụ cảm ánh sáng ở võng mạc. Giảm hen suyễn: Trẻ hấp thu hàm lượng Omega 3 cao giúp làm giảm rõ rệt các triệu chứng của bệnh hen suyễn do ô nhiễm không khí gây ra. Tăng cường chức năng của não bộ, đặc biệt là trong quá trình học tập và ghi nhớ: Trẻ em có chế độ ăn nhiều axit béo Omega 3 có khả năng nói nhanh, lưu loát và trí nhớ tốt. 3.CÁCH BỔ SUNG OMEGA 3 HỢP LÝ CHO TRẺ Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng với trẻ đang bú, đặc biệt là những trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên thì sữa mẹ là nguồn cung cấp Omega 3 lý tưởng. Tuy nhiên không phải lúc nào sữa mẹ cũng cung cấp đủ Omega 3 cho trẻ, bởi hàm lượng Omega 3 trong sữa mẹ phụ thuộc vào chế độ ăn hằng ngày của mẹ. Việc cần bổ sung Omega 3 cho trẻ trong thời gian bao lâu sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của bé khi bắt đầu được bổ sung chất dinh dưỡng này. Cụ thể: Đối với thai nhi: Việc thai phụ bổ sung Omega 3 trong quá trình mang thai là điều rất quan trọng. Đây chính là dưỡng chất giúp hình thành và nuôi dưỡng não bộ cũng như hệ thần kinh của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Các bác sĩ khuyến nghị mẹ bầu nên bổ sung Omega 3 trong suốt thai kỳ và cần bổ sung duy trì sau sinh để đảm bảo lượng Omega 3 cung cấp cho bé không bị thiếu hụt trước và sau khi con chào đời. Đối với trẻ nhỏ: Việc bổ sung Omega 3 sẽ hỗ trợ quá trình hình thành trí não, sự thông minh, nhanh nhẹn và giao tiếp tốt hơn. Trẻ sơ sinh thường hấp thụ Omega 3 qua sữa mẹ và trong giai đoạn từ 1-10 tuổi, cha mẹ cũng nên bổ sung Omega 3 cho trẻ đúng cách. Nếu không được bổ sung đầy đủ axit béo Omega 3 sẽ dễ khiến trẻ mắc phải các vấn đề sức khỏe có liên quan đến tim mạch, thần kinh hoặc thị lực. Đối với trẻ bị thiếu hụt nghiêm trọng Omega 3: Trường hợp này cha mẹ không nên tự ý bổ sung Omega 3 cho trẻ mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.            

5 NHÓM THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH VÀ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG
21

Th 08

5 NHÓM THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH VÀ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

  • admin
  • 0 bình luận

Sức đề kháng và khả năng miễn dịch tốt của cơ thể là yếu tố quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh. Có nhiều cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong đó bổ sung các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch trong chế độ ăn uống thường ngày là cách làm được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến khích thực hiện. 1.HỆ MIỄN DỊCH LÀ GÌ? Hệ miễn dịch là một hệ thống bao gồm các tế bào, protein kháng thể, mô và các cơ quan trong cơ thể con người, có chức năng như một hàng rào bảo vệ, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các kháng nguyên, tế bào lạ có khả năng gây bệnh từ bên trong cũng như bên ngoài. Hệ thống miễn dịch ghi nhớ tất cả các loại vi khuẩn, virus, vi trùng mà nó từng gặp hoặc tiêu diệt. Sau đó, khi các mầm bệnh này tái xâm nhập cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra và sẵn sàng tiêu diệt chúng. 2.LĂM NHÓM THỰC PHẨM GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH Các loại quả mọng Quả mọng là các loại trái cây nhỏ, ăn được trực tiếp, có nhiều thịt và mọng nước. Chúng thường có hình dáng tròn, nhiều nước, màu sắc bắt mắt, vị ngọt thanh. Một số loại có vị hậu chua nhẹ. Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, nho, mâm xôi, cà chua đỏ, quả lý chua trắng và đen, câu kỷ tử… là những thực phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Trái cây họ cam, quýt Cam, chanh xanh, chanh vàng hay quýt là nhóm trái cây được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích, uống mỗi khi bạn cần phục hồi sức khỏe nhanh chóng.  Nhóm trái cây họ cam, quýt rất giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài cam và quýt, một số loại trái cây và rau củ, quả giàu vitamin C còn bao gồm ớt chuông, kiwi, bông cải xanh, cải brussels,... Các loại rau, củ, quả và đậu Các loại rau, củ, quả như rau bina, bông cải xanh, đậu que, măng tây, ớt chuông, cà rốt, khoai lang, đậu lăng… là nguồn thực phẩm giàu beta-carotene, tiền chất của vitamin A. Bên cạnh đó, tỏi và nghệ cũng được chọn làm gia vị chứa nhiều hoạt chất có lợi, bảo vệ và giúp phòng ngừa bệnh tật. Trong nghệ có curcumin, tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh có đặc tính kháng virus, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Các loại hạt và ngũ cốc Các loại hạt và ngũ cốc giàu protein thực vật, vitamin E, hỗn hợp béo cùng sterol thực vật, kẽm, và một số chứa selen. Đây chính là những chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vitamin E có vai trò tương đương như một chất chống oxy hóa tự nhiên, kẽm và protein hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Để bổ sung các chất dinh dưỡng này, bạn hãy thêm vào thực đơn ăn uống của mình các loại hạt và ngũ cốc như: hạt óc chó, hạt hướng dương, hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng… Nếu bạn đang giảm cân, hãy chỉ ăn một lượng vừa đủ, vì các loại hạt dinh dưỡng này tương đối nhiều calo. Nhóm thực phẩm tốt cho đường ruột Nhóm thực phẩm tốt cho đường ruột phần lớn là thực phẩm giàu chất xơ, và thực phẩm giàu probiotic. Hai nhóm thực phẩm này đã được chứng minh là có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa vì nó giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Đây cũng là yếu tố khiến chúng trở thành nhóm thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cũng được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng. Nhìn chung, có 2 cách để bạn bổ sung chất xơ và probiotic, đó là thông qua thực phẩm ăn trực tiếp hoặc uống các loại thức uống bổ sung probiotic. Tùy theo nhu cầu và chế độ ăn uống của bản thân mà bạn chọn cách phù hợp. Dưới đây là các nhóm thực phẩm thuộc 2 nhóm thực phẩm giàu chất xơ và probiotic: Nhóm thực phẩm giàu chất xơ (prebiotic fiber): chuối, năng tây, hành, tỏi, yến mạch, các loại đậu hoặc các loại rau màu xanh đậm. Nhóm thực phẩm có nhiều lợi khuẩn (probiotic): sữa chua không đường, trà kombucha, pho mát, miso, dưa chua, kim chi, các món ngâm có vị chua, nước mía lên men…  

6 DẤU HIỆU CẢNH BÁO CHỨC NĂNG GAN SUY YẾU
19

Th 08

6 DẤU HIỆU CẢNH BÁO CHỨC NĂNG GAN SUY YẾU

  • admin
  • 0 bình luận

Chức năng gan suy yếu là giai đoạn gan bị tổn thương, không làm tròn chức năng của mình sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng, trong đó nổi bật là chức năng chuyển hóa thức ăn, bài tiết mật, dự trữ vitamin, khoáng chất, chống độc… giúp duy trì và cân bằng sự sống. Chức năng gan bị suy giảm còn kèm theo các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, chảy máu chân răng, mất ngủ, dễ bầm tím. Người có những triệu chứng này thường xuyên nên đến ngay cơ sở y tế khám, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng thành gan mạn tính, xơ gan, thậm chí là ung thư gan. 1.CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO CHỨC NĂNG GAN SUY YẾU Một số dấu hiệu cho thấy chức năng gan suy yếu, không thể bỏ qua: DA NỔI MẨN NGỨA Một trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc, giúp cơ thể chống lại các yếu tố độc hại như rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, thuốc uống… bằng cách chuyển hóa, giảm độc tính, biến các chất độc thành không độc hoặc ít độc hơn rồi thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Do vậy, một khi chức năng gan bị suy giảm, khả năng này cũng giảm theo, làm cho chất độc tích tụ lại và đào thải qua da. Các triệu chứng bộc phát như nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, phát ban từng mảng. Triệu chứng này dễ gây lầm tưởng với dị ứng da thông thường. VÀNG DA Đây là dấu hiệu khá đặc trưng khi chức năng gan suy giảm. Vàng da là triệu chứng nặng cho thấy tổn thương tắc mật trong hoặc ngoài gan. Bilirubin do gan sản xuất bình thường được lưu trữ ở túi mật sau đó đổ vào tá tràng giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu có tình trạng tổn thương gan và đường mật, bilirubin thay vào đổ vào tá tràng sẽ được ứ đọng hấp thụ vào máu gây vàng da, vàng mắt. Những bộ phận có thể thấy rõ màu vàng là kết mạc của mắt, lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc lưỡi. HƠI THỞ CÓ MÙI Gan bị tổn thương sẽ không đào thải được các chất độc như nito, ure, ammonia… Những chất độc này đi tới những cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm cả phổi, làm cho cơ thể có mùi khó chịu. PHÂN VÀ NƯỚC TIỂU ĐỔI MÀU Thay đổi màu sắc phân và nước tiểu là một dấu hiệu của bệnh gan ở giai đoạn nặng. Tổn thương nhu mô gan gây tắc mật trong gan dẫn đến hấp thu bilirubin vào máu, sau đó thải ra nước tiểu nhiều hơn bình thường, lượng bilirubin khiến nước tiểu có màu vàng sậm. Tương tự, bình thường trong ruột, vi khuẩn chuyển hóa bilirubin thành urobilinogen, sau đó phần lớn được chuyển hóa thành stercobilin làm cho phân màu vàng. Tuy nhiên, khi tổn thương tắc mật hoàn toàn lượng stercobilin trong phân rất ít nên phân người bệnh có màu xám nhạt hoặc bạc màu. MẮT CÓ QUẦNG THÂM Biểu hiện này thường gặp ở người bị gan mạn tính, khiến gan suy yếu trong một thời gian dài. Những bệnh nhân bị phù do gan biểu hiện đôi mắt thâm đen lại càng ngày càng rõ hơn. BÁNG BỤNG (CỔ TRƯỚNG) Đây là dấu hiệu của tình trạng xơ gan mất bù, một biến chứng bệnh nặng của gan mạn tính. Lúc này, sức khỏe của người bệnh giảm sút. Bụng của người bệnh bắt đầu to do sự tích tụ dịch cổ trướng ở khoang bụng, khiến bụng to dần theo thời gian, căng nhẵn, có những mạch nổi lên ở phần bụng dưới, gây đau tức, khó thở và nặng nề cho bệnh nhân.  Nguyên nhân của bệnh trên là do gan bị suy giảm trầm trọng nên chức năng tổng hợp protein, lọc máu của gan cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Áp lực thủy tĩnh lên mao mạch tăng, làm nước và các chất nhầy bị đẩy ra khỏi thành mạch. Trong khi đó, áp lực keo cũng giảm dần (do albumin huyết tương giảm) nên không giữ được nước và các chất trong lòng mạch, làm chúng thoát ra khoang màng bụng, hình thành cổ trướng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra sự tổn thương nặng nề ở gan như viêm gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan. 3.CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ MẮC BỆNH GAN Thăm khám định kỳ và tiêm vaccine phòng bệnh: Cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây bệnh và xử lý mầm bệnh. Đặc biệt, xét nghiệm viêm gan B, C và chích phòng ngừa viêm gan B nếu chưa bị nhiễm bệnh là một cách phòng ngừa ung thư gan hiệu quả, cần được thực hiện trước tiên. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý trong sinh hoạt: Không ăn thức ăn bị mốc, hạn chế thực phẩm chứa lượng muối cao, đồ ăn giàu protein, hạn chế đường… Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Rượu bia và thuốc lá là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan, điều này nguy hiểm hơn nếu thói quen đó có ở những người bị viêm gan B, C. Mặt khác, cũng không nên sử dụng những loại thức uống có ga, không hút thuốc lá hoặc các chất kích thích khác. Cân bằng cảm xúc, luôn giữ tinh thần lạc quan: Bạn có thể học hỏi những cách đơn giản để kiểm soát cảm xúc của mình, luôn giữ tinh thần lạc quan. Cải thiện chức năng gan kịp thời: Nếu bạn kiểm tra sức khỏe thấy chỉ số bất thường về men gan và bilirubin, nghĩa là các tế bào gan bị tổn thương đã tương đối kiểm trọng. Hãy bổ sung các loại thực phẩm và thức uống chứa vitamin C, vitamin B và các loại khác tốt cho gan.  

SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC UỐNG CÁCH NHAU BAO LÂU KHI MẸ DẶM SỮA NGOÀI CHO CON?
19

Th 08

SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC UỐNG CÁCH NHAU BAO LÂU KHI MẸ DẶM SỮA NGOÀI CHO CON?

  • admin
  • 0 bình luận

Đối với nhiều gia đình hiện nay, việc cho bé bú kết hợp cả sữa mẹ và sữa công thức đang dần trở nên phổ biến để giảm bớt áp lực cho mẹ, đặc biệt là khi mẹ có vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp này, vấn đề nhiều chị em lần đầu quan tâm nhất đó là sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu để đảm bảo em bé có đủ thời gian tiêu hóa và không bị đói giữa cữ bú? 1.VÌ SAO NHIỀU MẸ LỰA CHỌN CHO BÉ BÚ KẾT HỢP SỮA CÔNG THỨC? Trên thực tế, lựa chọn cho bé bú kết hợp song song với sữa ngoài không chỉ do vấn đề sức khỏe hay nguồn sữa mà còn vì nhiều lý do khác. Cụ thể hơn, nhiều mẹ hiện nay vẫn chọn cách nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp cho con bú thêm sữa công thức là do: Cảm thấy khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Không đủ sữa mẹ cho bé bú hoặc lo lắng về cân nặng của bé. Bé bú sữa công thức trước mẹ vì lý do nào đó và bạn muốn quay lại nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn không thể bên cạnh em bé liên tục trong ngày vì lý do nào đó, chẳng hạn như quay lại công việc, thì sẽ cần cho bé bú thêm sữa ngoài. Bạn đi làm trở lại và không thể hút sữa tại nơi làm việc. Chồng hoặc người thân muốn hỗ trợ bạn cho bé bú để bạn có thời gian làm những việc khác hoặc nghỉ ngơi. 2.SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC UỐNG CÁCH NHAU BAO LÂU KHI DẶM SỮA NGOÀI CHO CON? Thực chất, việc lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp với sữa công thức là điều bình thường không ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của bé. Tuy nhiên, mẹ muốn cho con bú kết hợp ngay sau sinh thì điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Vì vậy, nếu có thể thì mẹ nên đợi nguồn sữa mẹ về nhiều và ổn định, thường mất khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh thì mới kết hợp dặm thêm sữa ngoài cho con. Đối với bé bú mẹ hoàn toàn trước đó, để giúp bé quen dần với việc bú mẹ thì nên bắt đầu với một cữ bú sữa ngoài duy nhất trong vài ngày đầu. Sau đó, mẹ mới tăng dần cữ bú sữa ngoài lên thay thế tương đương cho các cữ bú mẹ trước đó. 3.LƯU Ý KHI BÚ SỮA MẸ KẾT HỢP SỮA CÔNG THỨC Khi cho bé bú kết hợp, mẹ không chỉ phải quan tâm tới vấn đề bé uống sữa mẹ và sữa công thức cách nhau bao lâu mà còn cần lưu ý thêm một số điều sau đây để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đáp ứng cho sự phát triển và sức khỏe của con: ƯU TIÊN CHO BÉ BÚ MẸ TRƯỚC VÀ DUY TRÌ VIỆC BÚ MẸ ĐỀU ĐẶN Việc cho con bú thêm sữa công thức có thể làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra vì cơ thể sản xuất sữa dựa trên nhu cầu của bé. Vì vậy mà ngay tại thời điểm sau sinh, chị em nên ưu tiên cho bé bú mẹ trước khi kết hợp sữa công thức để đảm bảo nguồn sữa mẹ quý giá cho con luôn ổn định. Sau đó, khi muốn dặm thêm sữa ngoài mẹ chỉ cần giảm số lần cho con bú nhưng lưu ý không cắt quá nhanh các cữ bú mẹ trong ngày của con. Đối với một số mẹ chỉ cho bé bú thêm sữa ngoài tạm thời và vẫn muốn quay lại cho bé bú hoàn toàn thì trong thời gian cho con bú kết hợp, mẹ hãy duy trì việc vắt sữa/ hút sữa thường xuyên, hút sữa vào những cữ bú ngoài để cơ thể không giảm lượng sản xuất sữa cho bé. KHÔNG TRỘN SỮA MẸ VỚI SỮA BỘT So với vấn đề sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu thì việc có nên trộn sữa mẹ với sữa bột không cũng là câu hỏi mà nhiều mẹ bỉm thắc mắc khi đang cho con bú kết hợp. Theo khuyến cáo, mẹ nên pha trộn sữa bột theo đúng tỷ lệ hướng dẫn từ nhà sản xuất và tốt nhất không nên pha trộn vào sữa mẹ. Nguyên nhân là vì sự pha trộn sữa mẹ với sữa công thức có thể ảnh hưởng đến lượng protein mà trẻ hấp thu cũng như khả năng giữ lại các khoáng chất như canxi, photpho và kẽm. Mẹ nên cho bé bú riêng, xen kẽ thay vì trộn chung hai loại sữa vào một bình vì điều này còn giúp tránh lãng phí và giảm đi các lợi ích từ sữa mẹ. ƯU TIÊN CHỌN SỮA CÔNG THỨC PHÙ HỢP VỚI BÉ Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa công thức, chẳng hạn như sữa công thức từ sữa bò, sữa dê, sữa công thức chứa đạm thủy phân toàn phần hoặc một phần; sữa công thức dành cho trẻ sinh non hoặc không dung nạp lactose… Vì vậy mẹ nên tìm hiểu kỹ thành phần bột sữa, loại sữa, thương hiệu sản xuất… để lựa chọn sữa chất lượng và phù hợp với nhu cầu của con. ĐẢM BẢO VỆ SINH CHO CÁC BÉ BÚ BÌNH Hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên con rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa hoặc bị ốm. Do đó khi dặm thêm sữa ngoài cho con thì việc đảm bảo vệ sinh các đồ dùng cho bé bú như bình sữa, núm ti, nắp bình… thậm chí là thau (chậu) rửa bình, cọ rửa bình, dụng cụ bảo quản - cất trữ là điều rất quan trọng. Đây là những đồ dùng cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi cữ bú. Lời khuyên là mẹ nên sử dụng dung dịch rửa bình chuyên dụng. Sau đó, cho các bộ phận của bình sữa vào nước sôi hoặc máy tiệt trùng để diệt khuẩn hiệu quả. Cuối cùng là để ráo nước trước khi cho bé dùng tiếp vào lần sau.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: