Người có đường huyết cao nên ăn gì để ổn định bệnh không còn là chủ đề mới nhưng lúc nào cũng được quan tâm. Bởi vì, chế độ dinh dưỡng là một phần rất quan trọng giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết, ổn định và sống chung với tiểu đường lâu dài.
1.CÁCH CƠ THỂ CHUYỂN HÓA ĐƯỜNG HUYẾT TỪ THỨC ĂN
Trước khi trả lời cho câu hỏi đường huyết cao nên ăn gì, chúng ta hãy tìm hiểu qua về quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
Trước hết, khi bạn ăn các thực phẩm giàu carbohydrate (tinh bột và đường), hệ tiêu hóa sẽ bắt đầu hoạt động cắt nhỏ chúng để tạo thành phân tử đường có thể hấp thu vào máu.
Khi nồng độ đường trong máu tăng lên thì tuyến tụy sẽ tiết ra insulin giúp đưa đường vào các tế bào sử dụng làm năng lượng hoạt động. Nếu đường đi vào tế bào thì lượng đường trong máu giảm, hormone glucagon được tuyến tụy tiết ra để tạo ra tín hiệu cho gan bắt đầu phóng thích đường được dự trữ trong tế bào gan.
Nhờ vào sự hoạt động cân bằng giữa insulin và glucagon mà lượng đường trong máu được duy trì ổn định.
Có thể thấy thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết của bạn. Những gì bạn ăn sẽ được chuyển hóa thành đường, đường lại chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Với bệnh nhân tiểu đường, hoạt động của insulin không đảm bảo nên nếu không chú ý chọn lọc các loại thực phẩm khi ăn thì đường huyết của họ sẽ tăng nhiều giờ sau khi ăn.
2.NGƯỜI CÓ ĐƯỜNG HUYẾT CAO NÊN ĂN GÌ THÌ TỐT?
Với câu hỏi người có đường huyết cao nên ăn gì thì bạn cần khéo léo lựa chọn các loại thực phẩm phân giải đường chậm để kiểm soát đường trong máu tốt hơn. Chúng còn được gọi là các thực phẩm có chỉ số GI thấp (từ 55 trở xuống). Các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ cải thiện tiểu đường tuýp 2 và quản lý cân nặng hiệu quả.
Một số loại thực phẩm người tiểu đường nên bổ sung bao gồm:
- Trái cây và rau xanh giàu chất xơ hòa tan, các loại vitamin và khoáng chất, ít calo như nấm, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, dâu tây, mận, đào, dưa hấu, chà là tươi…
- Các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch nguyên hạt, kiều mạch…
- Các loại chất béo tốt giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bao gồm các loại hạt, quả hạch, đậu, cá béo, dầu oliu, trái bơ… Các loại cá béo cung cấp axit béo tốt omega 3 giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa cần được bổ sung để cung cấp thêm canxi và protein cho cơ thể. Tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường cần chú ý chọn sữa và sản phẩm từ sữa tách béo (hoặc ít béo), không đường.
- Để cung cấp protein cần lựa chọn các loại thịt nạc như nạc gà, cá, trứng, các loại đậu, đậu phụ.
MẸO DÀNH CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên lập cho mình một danh sách các thực phẩm an toàn cho đường huyết, chia vào các nhóm tinh bột (carbohydrate), chất đạm và chất béo. Sau đó tính toán lượng thức ăn tương ứng với khẩu phần 12-15g carbohydrate, chẳng hạn như bao nhiêu chén cơm, bao nhiêu gam thịt, bao nhiêu gam cá… Từ đó, bạn sẽ đảm bảo kết hợp đa dạng các loại thực phẩm mà vẫn an toàn cho đường huyết.
3.THỰC PHẨM MÀ NGƯỜI CÓ ĐƯỜNG HUYẾT CAO NÊN TRÁNH
Bên cạnh việc hiểu được đường huyết cao nên ăn gì thì bệnh nhân tiểu đường cũng cần phải tránh một số nhóm thực phẩm sau đây:
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói hay snack…
- Sữa giàu chất béo.
- Dầu dừa và dầu cọ.
- Thực phẩm giàu chất béo từ động vật như bơ, thịt bò, lòng đỏ trứng, da, mỡ nội tạng…
4.NHỮNG LƯU Ý ĐỂ CÓ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát đường huyết, hạn chế tình trạng đường huyết tăng vọt và ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cũng cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hằng ngày.
Bên cạnh nguyên tắc kết hợp đa dạng các nhóm thực phẩm kể trên thì người mắc bệnh tiểu đường đang có huyết áp cao cũng cần lưu ý:
- Ăn ít muối hơn, tối đa 1 thìa cafe muối (6g) mỗi ngày.
- Không thêm đường trong đồ ăn, thức uống mà nên lựa chọn đường ăn kiêng cho người tiểu đường.
- Uống rượu ở mức tối thiểu, kể cả khi bạn phải xã giao, chiêu đãi khách.
- Xem xét kỹ thành phần của những thực phẩm gắn nhãn dành cho người tiểu đường.
- Ưu tiên bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, đặc biệt có nhiều trong trái cây và rau củ.
- Tăng cường vận động, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.