CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

ĂN NHIỀU QUẢ CHÀ LÀ CÓ TỐT KHÔNG 7 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA QUẢ CHÀ LÀ VỚI SỨC KHỎE
09

Th 09

ĂN NHIỀU QUẢ CHÀ LÀ CÓ TỐT KHÔNG 7 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA QUẢ CHÀ LÀ VỚI SỨC KHỎE

  • admin
  • 0 bình luận

Quả chà là là một loại cây ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu thường xuyên ăn quả chà là hay ăn nhiều chà là có tốt không? Chà là được nhiều người yêu thích bởi kết cấu dẻo mịn, hương thơm và vị ngọt đặc trưng. Vậy quả chà là có tác dụng gì và ăn như thế nào?  1.ĂN NHIỀU QUẢ CHÀ LÀ CÓ TỐT KHÔNG? Chà là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g chà là có chứa một lượng vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như: Đồng: 40% (362mg) Magie: 15% (54mg) Manga: 14% (296mg) Kali: 23% (696mg) Vitamin B6: 17% (249mg) Bên cạnh đó, trong 100g chà là cũng có chứa khoảng 7g chất xơ tương đương với một cốc mì nguyên cám nấu chín hoặc ½ cốc đậu lăng. Ngoài ra, bổ sung chà là vào chế độ ăn uống cũng là cách để bạn tăng cường hàm lượng khoáng chất sắt cần thiết cho cơ thể. 2.ĂN QUẢ CHÀ LÀ CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI SỨC KHỎE Cải thiện sức khỏe tổng thể Trong một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, bổ sung chất xơ từ trái cây và rau củ không chỉ giúp ngăn ngừa tắc nghẽn đường ruột mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn bổ sung chà là là một loại trái cây giàu chất xơ có thể mang lại nhiều lợi ích như: Cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngăn ngừa tăng cân và béo phì. Duy trì lượng đường trong máu ổn định. Giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tổng lượng cholesterol. Giảm nguy cơ ung thư đại tràng, đột quỵ, tiểu đường loại 2, và bệnh tim mạch. Ngăn ngừa các bệnh mãn tính Quả chà là chín có chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotenoid, flavonoid, lignans, axit phenolic, polyphenol. Các chất này giúp ngăn ngừa những tổn thương tế bào và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Tăng cường sức khỏe não bộ Một số nghiên cứu đã chỉ ra, ăn chà là có thể cải thiện chức năng não bộ nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa có trong loại quả này. Chất chống oxy hóa ngăn ngừa tình trạng viêm ở tất cả các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Trong đó tình trạng viêm não có liên quan đến một số bệnh lý như Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh xơ cứng cột bên teo cơ. Một nghiên cứu năm 2015 trên các mô hình trong phòng thí nghiệm cho thấy ăn chà là có thể cải thiện khả năng học tập và giảm lo lắng hiệu quả. Ngoài ra, bổ sung chà là cũng giúp bổ sung một lượng ít protein beta amyloid cho não. Việc thiếu lượng protein này có thể là một trong những nguyên nhân hình thành bệnh Alzheimer. Tuy nhiên kết luận này cũng cần thêm nhiều nghiên cứu để kiểm chứng. Hỗ trợ quá trình chuyển dạ Một nghiên cứu khác vào năm 2017 cho thấy, việc ăn chà là có thể giúp hỗ trợ rút ngắn quá trình chuyển dạ sinh nở. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra vẫn chưa cụ thể thai phụ nên ăn chà là trong bao lâu thì mới thực sự hỗ trợ cho việc chuyển dạ. Trong nghiên cứu cho biết, các hợp chất trong chà là giúp kích thích hormone oxytocin giúp thúc đẩy cơn co thắt chuyển dạ hỗ trợ cho việc sinh nở. Song, chà là cũng là nguồn carbohydrate lành mạnh và chứa nhiều đường tự nhiên nên giúp cơ thể dự trữ nhiều năng lượng hơn cho quá trình chuyển dạ. Giúp ổn định đường huyết Chà là là một thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp khoảng 42 là có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định. Do đó thay vì bạn dùng đường tinh luyện khi chế biến các món ăn hằng ngày thì có thể sử dụng chà là. Hỗ trợ sức khỏe xương Trong chà là có chứa nhiều chất khoáng như photpho, magie và canxi. Mặc dù, lượng khoáng chất này không cao nhưng cũng là một yếu tố giúp xương được chắc khỏe. Hơn nữa, hàm lượng khoáng chất đồng trong chà là cũng khá là cao nên cũng có thể cải thiện được hệ xương chắc khỏe hơn.                  

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH THIẾU MÁU
05

Th 09

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH THIẾU MÁU

  • admin
  • 0 bình luận

Thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, chức năng liên quan đến thần kinh, trí nhớ, thậm chí gây ra bệnh lý nghiêm trọng. 1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH THIẾU MÁU Thiếu máu là tình trạng phổ biến khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc hằng ngày. Thiếu máu do cơ thể chúng ta không đủ các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Bởi vậy chế độ ăn uống rất quan trọng cho bệnh nhân thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Ăn một số loại rau xanh lá, sẫm màu, hải sản, đậu, quả hạch và hạt có thể giúp một người tăng cường lượng sắt trong cơ thể. Ngoài ra bổ sung sắt có thể mang lại những lợi ích cho những người nhận không đủ sắt từ chế độ ăn. Tuy nhiên, cần phải có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ nếu không sẽ gây các vấn đề như ngộ độc sắt. 2.CÁC DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO CƠ THỂ NGƯỜI THIẾU MÁU Thực phẩm bổ máu không chỉ giúp ngăn ngừa mà còn giúp điều trị tình trạng thiếu máu vô cùng hiệu quả. THỰC PHẨM GIÀU SẮT Các thực phẩm có chứa sắt là thực phẩm tốt nhất để bổ sung máu. Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hồng cầu - một loại tế bào chuyên chở oxy đi nuôi khắp cơ thể. Chính vì thế, thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thiếu máu. Người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung sắt vào khẩu phần ăn hằng ngày để gia tăng dự trữ lượng sắt trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm: thịt đỏ, các loại hải sản, rau củ, trái cây, sữa, và các sản phẩm từ sữa. THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN B12 Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng giúp cơ thể tạo ra hồng cầu. Theo nghiên cứu, nồng độ vitamin B12 thấp làm giảm quá trình sản xuất hồng cầu, đồng thời ngăn cho tế bào hồng cầu phát triển bình thường. Vitamin B12 có thể giúp bạn ngăn ngừa được bệnh thiếu máu này - một tình trạng rối loạn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và suy nhược. Một số thực phẩm giàu vitamin B12 thường gặp là gan động vật (bò, ngỗng, cá tuyết..) cá biển, sữa, sữa chua, phô mai, bơ, thịt đỏ và ngũ cốc nguyên cám. THỰC PHẨM GIÀU FOLATE Folate - hay còn gọi là vitamin B9 - là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành tế bào máu nói riêng và sự phát triển tế bào nói chung. Vì thế, thiếu folate làm sụt giảm mật độ hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu do thiếu folate. Khi thiếu folate, các tế bào hồng cầu có kích thước lớn bất thường, khiến chúng dễ bị tắc nghẽn ở tủy xương, khó lưu thông để cung cấp oxy cho cơ thể và gây ra bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Cơ thể bạn không thể lưu trữ folate với số lượng lớn. Vì thế, cần liên tục ăn các loại thực phẩm giàu axit folic hằng ngày để duy trì hàm lượng chuẩn của vi chất này trong máu. Các loại thực phẩm giàu folate có thể kể đến như: Rau có màu xanh đậm gồm: xà lách xoong, cải ngọt, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, cải bó xôi, rau răm, rau ngót, cải chíp… Trái cây gồm: cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, dâu tằm, dứa, chuối, xoài, lê, táo, nho.. Đậu và hạt: đậu phộng, đen, xanh, đậu nành, đậu Hà Lan… Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc gồm: bánh mì, gạo lứt, mì ống, mì trứng, bột mì, các loại sữa đậu và bột ngũ cốc. THỰC PHẨM GIÀU PROTEIN Protein có vai trò là thành phần cấu tạo nên khung tế bào, tham gia vào các phản ứng sinh học bên trong tế bào. Protein có mặt trong cả chất nền ngoại bào cũng như trong nhân tế bào, giúp duy trì và phát triển mô. Nhờ đó, protein là dưỡng chất quan trọng định hình và duy trì hoạt động của tế bào máu. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, nam và nữ trưởng thành cần phải bổ sung trung bình 1.13g protein/ kg cơ thể/ ngày để duy trì một sức khỏe tối ưu. Để làm được điều này, bạn cần cân nhắc đưa vào khẩu phần ăn các thực phẩm giàu protein sau: Thịt động vật: Đây là nguồn protein động vật chứa nhiều protein cần thiết cho cơ thể. Trứng gồm: trứng gà, trứng vịt, trứng cút, trứng cá hồi… là một trong những nguồn protein chất lượng cao, có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau và được cơ thể hấp thụ rất nhanh. Sữa và sản phẩm từ sữa gồm: phô mai, sữa bò, sữa đặc, whey protein… có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein hấp thụ nhanh mà không cần gan, dạ dày phải làm việc quá nhiều. Các loại đậu gồm: đậu nành, đậu lăng, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu tây, đậu đen… là những nguồn thực phẩm giàu protein thực vật phong phú. Các loại hạt: hạt vừng, hạt cây gai dầu, hạt bí, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt lanh, hạt điều, hạt chia, hạt quinoa,.. đều là những loại hạt có chứa nhiều protein cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất và chất xơ. Các loại rau củ gồm: cải bó xôi, bắp, rau mầm, khoai lang, bông cải xanh, măng tây, cải xoăn, nấm hàu, nấm kim châm, nấm đông cô… đều là những loại thực vật giàu protein. THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN C Vitamin không đóng góp trực tiếp cấu tạo hay sự phát triển tế bào máu. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C giúp hỗ trợ cơ thể bạn hấp thu sắt hiệu quả hơn, từ đó sản xuất ra nhiều hồng cầu hơn. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần tiêu thụ 100mg vitamin C mỗi ngày là bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng hấp thụ sắt của cơ thể lên đến 67%. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất bao gồm các loại rau củ quả như: ổi, ớt chuông, cam, chanh, quýt, cà chua, dưa lưới, kiwi, dâu tây và những loại rau như bông cải xanh, bắp cải đỏ, cải bó xôi… THỰC PHẨM GIÀU ĐỒNG Đồng là thành phần cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Đồng giúp tạo ra một enzyme mang tên laccase - một loại enzyme có khả năng giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng sắt hiệu quả hơn. Nhờ đó, đồng gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái tạo máu. Thiếu đồng, cơ thể sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt. THỰC PHẨM GIÀU KẼM Kẽm là chất xúc tác cho nhiều enzyme cần thiết cho quá trình hình thành hồng cầu. Do vậy một chế độ ăn thiếu kẽm sẽ làm suy giảm khả năng tái tạo hồng cầu khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ với kẽm như nấm, thịt đỏ, hải sản, trứng, các loại đậu và hạt. THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN A Cũng giống như kẽm, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn thực phẩm giàu vitamin A để ngăn ngừa thiếu máu như gan động vật, cà rốt, bơ thực vật, khoai lang, bí đỏ, ớt đỏ, dưa lưới, cải bó xôi, cải xoăn, lòng đỏ trứng… Để ngăn ngừa thiếu máu thì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ dưỡng chất cũng là điều vô cùng cần thiết. Thực phẩm bổ máu, ngăn thiếu máu tốt nhất là những thực phẩm chứa nhiều sắt, axit folic, vitamin C giúp tăng sản xuất hồng cầu và hemoglobin trong máu.                

CẨM NANG THỰC PHẨM DÀNH CHO BÀ BẦU TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN
05

Th 09

CẨM NANG THỰC PHẨM DÀNH CHO BÀ BẦU TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN

  • admin
  • 0 bình luận

Với quan niệm “ăn cho hai người” nhiều người lầm tưởng thai phụ cần ăn gấp đôi lượng thức ăn thông thường trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến những rủi ro về sức khỏe cho mẹ bầu. Thực tế, thay vì ăn lượng gấp đôi, các chuyên gia khuyến nghị: “Hãy ăn uống lành mạnh gấp đôi.” Vậy đâu là những thực phẩm bà bầu nên ưu tiên sử dụng? HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN THỰC PHẨM ĐÚNG CHO BÀ BẦU Trong thai kỳ, các nguyên tắc ăn uống lành mạnh cơ bản hầu như không thay đổi. Thực phẩm dành cho bà bầu bao gồm: trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh. Tuy nhiên, có một số chất dinh dưỡng trong chế độ ăn khi mang thai cần được chú ý, đặc biệt là: 1.THỰC PHẨM DÀNH CHO BÀ BẦU TRONG 3 THÁNG ĐẦU Trong 3 tháng đầu tiên, số lượng calo mà mẹ bầu cần nạp mỗi ngày hầu như không tăng đáng kể. Theo khuyến nghị, lượng calo hằng ngày mà mẹ bầu nên nạp trong tam cá nguyệt thứ nhất là 1.800 calo mỗi ngày. Trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng để hình thành và phát triển những bộ phận quan trọng của bé. Để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của mẹ bầu, có một số dưỡng chất thiết yếu cần được ưu tiên trong chế độ ăn bổ sung của mẹ bầu: Axit folic (hay vitamin B9) Đây là dưỡng chất quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Dưỡng chất này còn tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, giúp tế bào phân chia và phát triển khỏe mạnh ở thai nhi.  Các thực phẩm dành cho bà bầu chứa nhiều vitamin B9 bao gồm: rau lá xanh đậm (như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh..), các loại đậu, trái cây họ cam, quýt, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, quả bơ, măng tây, gan bò, sữa. Vitamin B12 Vitamin B12 hỗ trợ hình thành và duy trì chức năng của hệ thần kinh, phát triển não bộ của thai nhi. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển thần kinh và não bộ của trẻ…. Những thực phẩm chứa vitamin B12 bao gồm thịt, nội tạng, thịt gia cầm, hải sản, trứng, sữa và ngũ cốc. Vitamin B6 Vitamin B6 đã được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm chứng buồn nôn và nôn trong thai kỳ, một tình trạng thường gặp trong 3 tháng đầu. Bổ sung vitamin B6 có thể giúp giảm cơn ốm nghén và cải thiện cảm giác vị giác của bà bầu. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin B6 từ các thực phẩm: hạt hướng dương, hạt dẻ cười, các loại hạt khác (hạt phỉ, óc chó, đậu phộng, hạt điều), cá (đặc biệt là cá ngừ và cá hồi), thịt gia cầm, thịt lợn nạc, trái cây khô (như mận, nho khô, mơ khô), thịt bò nạc, chuối, bơ, rau chân vịt. Choline Dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ. Thực phẩm giàu Choline bao gồm: trứng, gan, cá (đặc biệt là cá hồi và cá thu), thịt đỏ, thịt gia cầm, sữa. 2.THỰC PHẨM DÀNH CHO BÀ BẦU 3 THÁNG GIỮA THAI KỲ Trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu thay đổi để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của bé. Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu cần thêm khoảng 340 calo so với nhu cầu hằng ngày. Theo khuyến nghị, hầu hết phụ nữ mang thai cần khoảng 2.200-2.900 calo trong giai đoạn này. Tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể bé bắt đầu hoàn thiện. Do đó, nhu cầu về các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, canxi và protein tăng lên đáng kể. Dưới đây là những nhóm chất quan trọng và các thực phẩm cho bà bầu từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 27: Sắt Sắt chịu trách nhiệm tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào. Thiếu sắt có thể dẫn đến mệt mỏi và thiếu máu thai kỳ. Những thực phẩm giàu sắt nên thêm vào thực đơn bao gồm: cá, thịt gia cầm, các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, trái cây khô. Protein Đây là dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, đặc biệt là phát triển cơ bắp và mô. Thực phẩm giàu protein gồm có: thịt nạc, gia cầm, cá, trứng, đậu, hạt, các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, nato… Canxi Canxi là khoáng chất cần thiết trong sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, canxi cũng giúp giảm nguy cơ loãng xương ở mẹ bầu, góp phần duy trì chức năng tim mạch, thần kinh và cơ bắp của mẹ. Những thực phẩm cho mẹ bầu chứa nhiều canxi gồm có: sữa, pho mát, sữa chua, tôm đồng/ tôm nước ngọt, cua biển, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, chuối, cam. 3.THỰC PHẨM CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, khi các cơ quan và hệ thống trong cơ thể bé hoàn thiện. Do đó nhu cầu về các chất dinh dưỡng, đặc biệt là omega 3, canxi và protein tăng lên đáng kể. Axit béo Omega 3 Dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường lưu lượng máu đến tử cung và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Omega 3 là chất béo thiết yếu giúp phát triển não bộ, thị giác và hệ thần kin của trẻ. Nguồn Omega tự nhiên có trong thực phẩm cho bà bầu bao gồm: cá nước lạnh (cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá cơm và cá trích), hạt chia, hạt lanh, quả óc chó. Ngoài ra, ở 3 tháng cuối thai kỳ những thực phẩm cho bà bầu nên có đầy đủ các nhóm chất quan trọng như vitamin D, sắt, axit folic.              

9 TÁC HẠI CỦA VIỆC LƯỜI TẬP THỂ DỤC
05

Th 09

9 TÁC HẠI CỦA VIỆC LƯỜI TẬP THỂ DỤC

  • admin
  • 0 bình luận

Lười tập thể dục là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hãy duy trì các thói quen vận động ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ gặp phải các tình trạng sức khỏe dưới đây. 1.NHỮNG NGƯỜI LƯỜI TẬP THỂ DỤC CÓ NGUY CƠ CAO MẮC TĂNG HUYẾT ÁP Lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp. Chúng ta không thường xuyên vận động dẫn đến cơ tim không được luyện tập đủ, làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả và gây áp lực lên các thành mạch. Điều này dẫn đến cao huyết áp. Không những thế, lối sống tĩnh tại, ít vận động thường đi kèm với tình trạng thừa cân, tích tụ mỡ thừa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Thói quen vận động thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu, giảm mỡ thừa và tăng sức khỏe tim mạch, nhờ đó giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định. Bởi vậy tập thể dục đều đặn có vai trò rất quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp cao. 2.NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Nếu không tập thể dục thường xuyên, lượng đường dư thừa sẽ nằm trong máu thay vì đưa vào cơ bắp để sử dụng làm năng lượng, làm gián đoạn phản ứng của cơ thể với insulin, cơ thể không còn giải phóng insulin để các tế bào hấp thụ, dẫn đến đường huyết cao mạn tính. Bên cạnh đó, lười vận động cũng đi kèm với thừa cân, béo phì. Ba yếu tố này có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ đái tháo đường type 2. Tập thể dục giúp kiểm soát tốt cân nặng và giảm tình trạng kháng insulin, kết quả giảm nguy cơ tiến triển đái tháo đường type 2. 3.TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM MẠCH VÀ ĐỘT QUỴ Không tập thể dục khiến mức cholesterol xấu (LDL) tăng cao hơn, một trong những nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ. Khi duy trì thói quen vận động đều đặn, lượng cholesterol xấu (LDL) giảm xuống và mức lượng cholesterol tốt (HDL) tăng lên, điều này rất hữu ích trong việc hạn chế hình thành xơ vữa động mạch và tăng tác dụng bảo vệ tim mạch. 4.TĂNG NGUY CƠ MẮC MỘT SỐ BỆNH UNG THƯ Lười hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, do quá trình tiêu hóa bị chậm lại khi ít vận động, khiến chất thải gây độc nằm và tiếp xúc trong ruột già lâu hơn, trong đó có cả chất gây ung thư đại tràng.  Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ phát sinh ung thư vú cao hơn ở những phụ nữ lười vận động và không tập thể dục. Tập thể dục giúp điều chỉnh lượng hormone, khi nội tiết tố nữ mất cân bằng, nguy cơ ung thư vú tăng cao. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, tập thể dục thường xuyên giúp điều chỉnh nội tiết tố và giảm lượng hormone có thể gây ra khối u ác tính. 5.DỄ BỊ STRESS VÀ TRẦM CẢM Ngoài những rắc rối về thể chất, bạn cũng có thể gặp phải những vấn đề tiêu cực về tinh thần. Nghiên cứu cho thấy những người ít vận động có khả năng bị trầm cảm và lo lắng cao hơn. Khi bạn tập thể dục đều đặn, các chất hóa học được giải phóng trong cơ thể như dopamine, endorphin… giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. 6.TĂNG CÂN VÀ BÉO PHÌ Tăng cân, béo phì là những hệ quả tất yếu của lối sống ít vận động. Điều này là do các nguyên nhân như: -Giảm tiêu hao năng lượng: Lười hoạt động thể chất làm giảm mức tiêu hao calo, nếu lượng calo nạp vào cơ thể qua thực phẩm vượt quá lượng calo tiêu hao, sẽ dẫn đến tích tụ mỡ thừa. -Tăng cảm giác thèm ăn: Lười vận động có thể ảnh hưởng đến các hormone điều chỉnh cảm giác đói và no, như leptin và ghrelin. Điều này có thể dẫn đến cảm giác đói nhiều hơn và tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn, làm tăng nguy cơ tăng cân. -Khối lượng cơ thấp: Cơ bắp đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hao năng lượng, người có ít cơ hơn sẽ đốt cháy ít calo hơn người có cùng cân nặng nhưng nhiều cơ. -Ảnh hưởng tâm lý: Lười vận động có thể gây ra các vấn đề tâm lý như stress và lo âu, có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh, góp phần vào tăng cân. 7.LOÃNG XƯƠNG Nghiên cứu cho thấy, khối lượng xương sẽ mất nhanh khi bạn ít vận động và không tập thể dục. Bạn càng không hoạt động lâu, bạn càng có nhiều khả năng thấy xương của mình yếu dần đi. Sau đó bạn bị loãng xương và dễ bị gãy xương hơn, nhất là khi tuổi càng cao. Do đó, cần tập luyện thường xuyên để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Thói quen này có thể giúp xương chắc khỏe và làm chậm lại chứng loãng xương. 8.GIẢM SỨC BỀN Sức bền là khả năng cơ thể lặp đi lặp lại một hoạt động thể lực ở mức độ nhiều nhất có thể. Khi không thường xuyên vận động, cơ bắp không được rèn luyện để duy trì hoặc cải thiện sức mạnh cũng như khả năng chịu đựng. Điều này khiến cơ bắp yếu đi, giảm sức bền, thậm chí teo cơ, mất cơ. Không những thế, lười vận động còn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch. Tim không hoạt động hiệu quả sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và nhanh chóng kiệt sức khi hoạt động thể chất. Do đó, việc vận động thường xuyên không chỉ giúp duy trì sức mạnh cơ bắp mà còn cải thiện hiệu suất tim mạch, từ đó tăng cường sức bền tổng thể của cơ thể. 9.VẬN ĐỘNG GIÚP LÀM GIẢM NGUY CƠ TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi nhờ: -Cải thiện sức mạnh cơ bắp: Các bài tập tăng cường cơ bắp giúp cải thiện sức mạnh của chân và cơ lõi, điều này làm tăng khả năng duy trì thăng bằng và kiểm soát cơ thể khi di chuyển. -Tăng cường sự cân bằng và linh hoạt: Vận động thường xuyên, đặc biệt là các bài tập như yoga, tai chi hoặc các bài tập cân bằng, giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và linh hoạt, giúp người lớn tuổi dễ dàng điều chỉnh và phản ứng nhanh chóng trong các tình huống không ổn định. -Nâng cao khả năng phối hợp và sự chính xác, ổn định: Vận động giúp cải thiện khả năng phối hợp các động tác và phản ứng, làm giảm nguy cơ gặp phải các tình huống gây té ngã do sự phối hợp kém. -Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan: Vận động thường xuyên giúp duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, và giảm nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, có thể làm yếu xương và dễ gây té ngã.          

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: