Th 08
Nước, trà xanh, kefir, trà chanh gừng, nước cam nguyên chất và nước ép cà chua là những thức uống tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường miễn dịch để đẩy lùi bệnh tật. 1.NƯỚC Do khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể là nước và mọi chức năng cơ thể đều cần nước, uống đủ lượng nước là bước khởi đầu tốt để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động. Khi cơ thể bị mất nước, nó có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và virus. Đó là lý do tại sao việc bạn đảm bảo uống đủ nước tối ưu cho nhu cầu cơ thể mỗi ngày là điều quan trọng. Một quy tắc nhỏ về lượng nước là uống một nửa trọng lượng cơ thể tính theo chất lỏng. Nếu bạn nặng 68kg, mục tiêu của bạn sẽ là 3,4 lít nước mỗi ngày. Một số cách mà nước giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch là hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng và duy trì màng nhầy trong mũi, miệng và cổ họng của bạn, thường là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh và rào cản tự nhiên đối với nhiễm trùng. Nước cũng là thành phần thiết yếu của dịch bạch huyết, cung cấp các tế bào bạch cầu giúp chống nhiễm trùng. 2.TRÀ XANH Trà xanh là một loại đồ uống tuyệt vời khác để thưởng thức nhằm tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Trà xanh rất giàu flavonoid polyphenol, mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư đến kiểm soát tình trạng viêm toàn thân. 3.KEFIR Kefir là một loại đồ uống lên men giống như sữa chua được làm từ nhiều loại sữa khác nhau như bò, cừu và dê. Giống như sữa chua, kefir rất giàu các loại men vi sinh có lợi khác nhau giúp giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của bạn. Vi khuẩn có lợi chính của Kefir là Lactobacillus Kefiri, trong khi các chế phẩm sinh học chính của sữa chua truyền thống là Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. 4.TRÀ CHANH GỪNG Cho dù bạn tự làm hay mua trà gừng chanh ở siêu thị, loại thảo dược này là một lựa chọn tuyệt vời để giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Trà được pha bằng cách kết hợp gừng tươi nghiền và nước cốt chanh trong nước nóng. Trà chanh gừng rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa được biết là giúp bảo vệ tế bào chống lại tổn thương oxy hóa. 5.NƯỚC CAM HOẶC BƯỞI NGUYÊN CHẤT Nước cam thường được quảng cáo là đồ uống được lựa chọn nếu đang cố gắng chống lại virus cảm lạnh hoặc cúm. Khoa học cũng ghi nhận tác dụng đáng kể của việc uống nước cam quýt đối với hệ thống miễn dịch của bạn.
Th 08
Sống khỏe mạnh và trường thọ là mục tiêu mà ai cũng muốn vươn tới, dưới đây là những bí quyết giúp con người sống khỏe. 1.ĂN GÌ ĐỂ SỐNG KHỎE VÀ TRƯỜNG THỌ? Rau và trái cây Ăn nhiều rau củ và trái cây là một trong những thói quen tốt và có tác động quan trọng tới sức khỏe mà bạn có thể làm cho bản thân. Tiêu thụ nhiều rau quả và trái cây hơn sẽ làm giảm nguy cơ tử vong do moi nguyên nhân, bao gồm bệnh tim, ung thư. Mục tiêu ăn ít nhất 5 khẩu phần mỗi ngày. Theo đó, hãy bổ sung 2 cốc trái cây, và 3 cốc rau bằng cách: Thêm trái cây tươi như táo thái lát vào món salad khai vị và công thức nấu các món xào. Ăn một cốc rau vào bữa trưa và 2 cốc vào bữa tối. Làm sinh tố với 1 nắm rau xanh và một cốc quả mọng tươi hoặc đông lạnh. Kết hợp một cốc trái cây vào mỗi bữa sáng và một cốc nữa vào bữa ăn nhẹ hàng ngày. Các loại hạt và bơ hạt Các loại hạt là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp chất béo lành mạnh, protein thực vật, chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin. Bạn cũng sẽ nhận được nhiều khoáng chất quan trọng từ các loại hạt như kali và magie… Hội chứng chuyển hóa là một trong những nhóm các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường và đột quỵ. Một nghiên cứu vào năm 2020 theo dõi 5.800 nam và nữ mắc hội chứng chuyển hóa trong một năm, phát hiện ra rằng, một số dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa giảm khi lượng tiêu thụ hạt tăng lên. Các dấu hiệu này bao gồm chu vi vòng eo, mức triglyceride, huyết áp tâm thu, cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI). Nên thưởng thức một khẩu phần hạt (¼ cốc) mỗi ngày. Hai thìa canh bơ hạt cũng được tính là một khẩu phần. Bạn có thể thưởng thức hạt và bơ hạt nguyên chất hoặc: Thêm các loại hạt vào món salad, rau nấu chín và các món xào. Thêm vào các món bánh. Nghiền nát các loại hạt thay cho vụn bánh mì để trang trí cho các món ăn như súp lơ nghiền hoặc súp đậu lăng. Dùng bơ hạt để chấm trái cây tươi. Trộn bơ hạt vào sinh hoặc khuấy vào yến mạch. Bữa ăn không có thịt Một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 đã xem xét cách lựa chọn thực phẩm ảnh hưởng đến tuổi thọ. Các nhà khoa học xác định rằng có thể đạt được mức tăng tuổi thọ lớn nhất bằng cách giảm lượng thịt đỏ và thịt chế biến. Điểm chung của những người sống lâu và sống khỏe mạnh nhất trên thế giới cho thấy là chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật, hạn chế thịt và có thể thay thế thịt trong các bữa ăn bằng các loại đậu (đậu lăng, đậu hà lan, đậu gà). Chế độ ăn Địa Trung Hải Chế độ ăn này cho đến nay vẫn là tiêu chuẩn vàng để sống khỏe mạnh hơn, tập trung vào: Trái cây và rau quả. Chất béo lành mạnh từ các loại hạt, dầu ô liu, quả bơ. Thảo mộc và gia vị. Đậu. Ngũ cốc nguyên hạt. Chế độ ăn Địa Trung Hải cũng bao gồm hải sản vài lần một tuần và tiêu thụ vừa phải các sản phẩm từ sữa, trứng và rượu vang, hạn chế lượng thịt và đồ ngọt. Một thước đo độ tuổi được trích dẫn trong nghiên cứu ở cấp độ tế bào là chiều dài telomere. Telomere là các mũ được tìm thấy ở đầu nhiễm sắc thể bảo vệ DNA. Một tế bào trở nên già nua hoặc rối loạn chức năng khi telomere trở nên quá ngắn. Telomere ngắn hơn có liên quan đến tuổi thọ thấp hơn và có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính tăng cao. Trà xanh Không thể khẳng định chắc chắn rằng uống trà xanh sẽ giúp bạn sống khỏe và lâu hơn, nhưng có mối liên hệ giữa trà xanh và tuổi thọ. Nhiều nghiên cứu đã liên hệ trà xanh với nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, đái tháo đường loại 2, bệnh Alzheimer và bệnh béo phì thấp hơn. Chỉ cần đảm bảo cắt bỏ caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ để bạn không làm gián đoạn thời gian hoặc chất lượng giấc ngủ. 2.NHỮNG THỰC PHẨM CẦN TRÁNH ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH VÀ TRƯỜNG THỌ Đường bổ sung (ví dụ bánh ngọt, kẹo, bánh quy, soda). Rượu bia. Thực phẩm có hàm lượng natri cao. Chất béo bão hòa (bơ, pho mát, dầu cọ, dầu dừa, thịt chế biến và thịt đỏ). Tập trung vào những gì cần ăn và hạn chế lượng thực phẩm cần tránh, sự nhất quán này là chìa khóa sống lâu và sống khỏe mạnh… Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục cũng rất quan trọng với sức khỏe và tuổi thọ.
Th 08
Vitamin và khoáng chất có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh mạn tính. Nhìn chung, uống vitamin hằng ngày là an toàn nếu bác sĩ hoặc dược sĩ khuyên dùng. 1.BẠN CÓ CẦN DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG KHÔNG? Nhiều người dùng thực phẩm bổ sung để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể hấp thụ hầu hết các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bằng cách áp dụng chế độ ăn uống cân bằng gồm trái cây, rau, ngũ cốc, protein nạc, sữa ít béo hoặc không béo. Nếu không nhận được chất dinh dưỡng cụ thể từ thực phẩm mới cần đến thực phẩm bổ sung. Những đối tượng có thể được hưởng lợi từ thực phẩm bổ sung bao gồm: Người trên 50 tuổi: Phụ nữ sau mãn kinh có thể cần bổ sung vitamin D và canxi. Những thay đổi hormone trong và sau thời kỳ mãn kinh khiến mọi người giảm mật độ xương nhanh chóng. Canxi và vitamin D giúp ngăn ngừa loãng xương, nguyên nhân gây ra xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương. Những người mang thai hoặc dự định mang thai: Có thể được khuyên dùng viên bổ sung axit folic, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Người ăn chay và ăn chay trường: Những người không ăn sữa, cá hoặc thịt có thể thiếu vitamin B2, B12, và D… có thể cần phải bổ sung. 2.DẤU HIỆU THIẾU HỤT CHẤT DINH DƯỠNG Các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng khác nhau tùy thuộc vào loại khoáng chất hoặc vitamin mà cơ thể thiếu. Các triệu chứng có thể bao gồm: Đau ngực và khó thở. Táo bón. Mệt mỏi. Cảm thấy chóng mặt, đau đầu. Nhịp tim không đều. Nhiệt độ cơ thể thấp. Co thắt cơ và yếu cơ. Da nhợt nhạt hoặc vàng. Cảm giác ngứa ran ở tay và chân… Một số thiếu hụt dinh dưỡng làm tăng nguy cơ biến chứng sức khỏe. Ví dụ: thiếu vitamin D có thể dẫn đến loãng xương và gãy xương. 3.DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG CÓ AN TOÀN KHÔNG? Nhìn chung, uống vitamin hằng ngày là an toàn nếu bác sĩ hoặc dược sĩ khuyên dùng. Không tiêu thụ quá mức tối đa có thể có thể dung nạp (UL), đối với bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào. Các tác dụng phụ có thể khác nhau và phụ thuộc vào loại, liều lượng, tần suất sử dụng và tương tác với thuốc hiện tại. Tác dụng phụ có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Ví dụ, uống quá nhiều sắt có thể gây đau bụng, táo bón và tiêu chảy. Hãy trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào. Những cân nhắc bổ sung an toàn đối với một số vitamin cụ thể cần lưu ý bao gồm: Chất chống oxy hóa: Một số bằng chứng cho thấy liều cao nhất chống oxy hóa như vitamin C và E có thể tương tác với các phương pháp điều trị ung thư. Đối với người đang trong quá trình điều trị ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung các chất này. Beta-carotene: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng liều lượng cao các sắc tố này, được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc. Vitamin D: Uống quá nhiều vitamin D có thể khiến canxi tích tụ trong máu, còn được gọi là tăng canxi huyết, có thể dẫn đến sỏi thận. 4.BỔ SUNG VITAMIN THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ? Trước tiên nên áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Một số người, chẳng hạn như người lớn tuổi, người mang thai, và cho con bú, người mắc một số bệnh lý nhất định và người ăn chay (hoặc/ và ăn chay trường) có thể cần thực phẩm bổ sung. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu dùng thực phẩm bổ sung mới (có thể cần xét nghiệm để đo lượng khoáng chất và vitamin trong cơ thể). Thực phẩm bổ sung có thể tương tác với một số tình trạng sức khỏe hoặc thuốc nhất định cần lưu ý. Ngoài ra khi mua thực phẩm bổ sung: Hãy thận trọng với các chất bổ sung tự nhiên: Một số thành phần tự nhiên có thể gây hại cho gan. Cân nhắc liều lượng: Không dùng vượt quá giới hạn hấp thụ trên của bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Cân nhắc rủi ro: Xem xét rủi ro và tác dụng phụ của bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào và cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro… Tìm mua rõ nguồn gốc, xuất xứ… Biết cách và thời điểm uống thuốc bổ sung cũng rất quan trọng, ví dụ, vào buổi sáng, khi bụng đói hoặc với một cốc nước đầy… để giúp tối đa hóa lợi ích của chúng.
Th 08
Vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số chất dinh dưỡng cần thiết khác lại thiếu hụt… 1.CANXI Cơ thể lưu trữ gần 99% canxi trong xương và răng để giữ cho chúng chắc khỏe. Canxi hỗ trợ co bóp cơ và máu, giúp truyền tín hiệu qua thần kinh. Người lớn từ 19 đến 50 tuổi cần 1.000mg canxi mỗi ngày. Phụ nữ trên 51 tuổi cần 1.200mg mỗi ngày. Hầu hết mọi người tiêu thụ đủ canxi thông qua thực phẩm. Nguồn cung cấp canxi từ thực phẩm bao gồm: Phô mai, cá (cá hồi, cá mòi), các sản phẩm tăng cường (ví dụ: ngũ cốc ăn sáng, nước ép trái cây, đậu phụ), rau lá xanh, sữa… Phụ nữ sau mãn kinh có thể cần bổ sung canxi để ngăn ngừa loãng xương, nếu không thể hấp thụ khoáng chất này trong chế độ ăn uống. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Do đó nên dùng kết hợp bổ sung viên bổ sung canxi với vitamin D. 2.VITAMIN D Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, rất cần thiết cho sức khỏe của xương. Vitamin này hỗ trợ chức năng thần kinh, cơ và miễn dịch. Người lớn cần 15µg vitamin D mỗi ngày. Cơ thể tạo ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhưng có thể cung cấp vitamin D qua thực phẩm. Các nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D bao gồm: Lòng đỏ trứng, ngũ cốc và TPBS, gan, cá nước mặn… Quá ít vitamin D có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, có thể cần bổ sung vitamin D. Ngoài ra một số người có thể cần bổ sung như: -Không tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. -Có tình trạng sức khỏe làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. -Bị béo phì hoặc vừa phẫu thuật giảm cân… 3.VITAMIN B12 Vitamin B12 giúp hình thành các tế bào hồng cầu và hỗ trợ thần kinh khỏe mạnh. Người lớn nên tiêu thụ 2,4 µg vitamin B12 mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần 2,6µg vitamin B12 mỗi ngày và những người cho con bú cần 2,8µg vitamin B12 mỗi ngày. Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B12 bao gồm: Trứng, cá, sản phẩm tăng cường (ví dụ ngũ cốc ăn sáng), thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm… Không nhiều thực phẩm từ thực vật có chứa vitamin B12. Người ăn chay và ăn chay trường có thể được hưởng lợi từ thực phẩm bổ sung vitamin B12 nếu họ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng này từ chế độ ăn uống. 4.AXIT FOLIC Axit folic hay vitamin B9 giúp cơ thể sản sinh ra tế bào mới. Người lớn cần 400 microgam axit folic mỗi ngày, trong khi phụ nữ mang thai cần 400-800 microgam. Trong trường hợp có tiền sử dị tật nứt đốt sống, có thể cần tới 4000 microgam axit folic mỗi ngày. Nứt đốt sống xảy ra nếu tủy sống không hình thành đúng trong quá trình mang thai. Axit folic có trong các thực phẩm như: rau lá xanh, các sản phẩm tăng cường, hoa quả, đậu hà lan, các loại hạt… Đối với người mang thai hoặc dự định mang thai, có thể cần bổ sung axit folic theo chỉ định của bác sĩ, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh… 5.SẮT Sắt là một khoáng chất hình thành hemoglobin. Protein này mang oxy từ phổi đến các bộ phận của cơ thể. Nam giới cần khoảng 8mg sắt mỗi ngày, trong khi phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi cần 18mg. Phụ nữ mang thai cần 27mg sắt và phụ nữ cho con bú cần 27mg/ ngày. Thực phẩm giàu sắt bao gồm: trái cây sấy khô, lòng đỏ trứng, sản phẩm tăng cường, thịt gia cầm, thịt nạc, gan, hàu, ngũ cốc nguyên hạt… Ăn cá hoặc thịt với thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc thực vật giúp cơ thể hấp thụ tốt khoáng chất này. Thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt sẽ giúp tăng lượng sắt hấp thụ. Bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt hay thiếu hồng cầu nếu có lượng sắt thấp. Những người có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung sắt bao gồm: Đang mang thai hoặc cho con bú, hiến máu, có chảy máu ở đường tiêu hóa, có tình trạng sức khỏe làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, kinh nguyệt nhiều. 6.KALI Kali là một khoáng chất hỗ trợ chức năng tim, thần kinh và cơ. Nó cũng là một chất điện giải, giúp di chuyển chất dinh dưỡng vào và chất thải ra khỏi tế bào. Nam giới cần 2.500mg kali, phụ nữ cần 2.000mg/ ngày. Kali có thể tìm thấy trong các thực phẩm như: Trái cây họ cam quýt, quả mọng, rau lá xanh, rau củ. Nếu cơ thể có mức kali thấp, có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung kali. Các bệnh về đường tiêu hóa gây tiêu chảy và nôn mửa sẽ loại bỏ kali khỏi cơ thể, nên những người dùng thuốc lợi tiểu có thể cần bổ sung kali. 7.CHẤT XƠ Chất xơ là một loại carbohydrate có trong thực vật giúp nhu động ruột diễn ra đều đặn. Chất xơ bổ sung khối lượng cho bữa ăn, giúp no lâu. Nam giới cần 38g chất xơ mỗi ngày, phụ nữ cần 25g. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không tiêu thụ đủ chất xơ cần thiết mỗi ngày. Nguồn thực phẩm chứa chất xơ bao gồm: hoa quả, các loại hạt, rau, ngũ cốc nguyên hạt… Những người có lượng đường trong máu cao có thể được hưởng lợi từ chất bổ sung chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường trong ruột non, giúp lượng đường trong máu không tăng đột biến. Một số bằng chứng cho thấy chất bổ sung chất xơ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2.