CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

14

Th 02

ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG?

ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng: “Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?” Bệnh tiểu đường được biết đến là tình trạng lượng đường trong máu tăng quá cao. Vì vậy rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng việc ăn đồ ngọt có chứa nhiều đường là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Nhưng sự thật đồ ngọt và đường có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?

Nếu bạn là tín đồ “hảo ngọt” hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của Hadu để có thể tìm câu trả lời nhé!

Đồ ngọt và nhiều đường ăn nhiều có bị tiểu đường không

1.TÌM HIỂU VỀ LƯỢNG ĐƯỜNG CÓ TRONG THỰC PHẨM

Trước khi giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về lượng đường trong thực phẩm. Thực tế, trong tất cả các loại thực phẩm được chế biến từ sữa, các loại rau củ, hoa quả… đều có chứa một lượng đường tự nhiên. Trong quá trình chế biến thực phẩm và nấu ăn, những loại đường được sử dụng chủ yếu là đường tự do. 

Ngoài ra đường còn tồn tại ở một số thực phẩm khác như các loại bánh nướng, nước tăng lực, nước ngọt có gas, nước sốt… Trong đó, đường tinh luyện là loại đường được sử dụng khá phổ biến trong quá trình chế biến thức ăn và đồ uống, đặc biệt là với những đồ ngọt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến đường tinh luyện. Đồng thời bác sĩ cũng khuyến khích mọi người nên sử dụng đường tự nhiên trong khẩu phần ăn của mình.

2.ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG?

Đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau và thực phẩm từ sữa. Tuy nhiên, đường cũng được thêm vào thực phẩm và đồ uống mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Đồ ngọt chứa nhiều đường và nếu ăn nhiều sẽ có nhiều tác động xấu tới sức khỏe.

ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT BỊ TIỂU ĐƯỜNG ĐÚNG KHÔNG?

Việc ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo chứa nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đó là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn tiến triển bệnh tiểu đường.

Đường là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hằng ngày:

-Mọi người thường thêm đường vào đồ uống và ngũ cốc ăn sáng.

-Đường bổ sung thường có nhiều trong đồ ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống.

Khi ăn đồ ngọt đường hấp thu vào máu rất nhanh, khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột và tuyến tụy phải hoạt động tích cực hơn để giải phóng insulin giúp hạ đường huyết. Nếu ta ăn đồ ngọt thường xuyên sẽ khiến tuyến tụy luôn trong trạng thái phải hoạt động hết năng suất. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của tuyến tụy. Do đó việc thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đồ ngọt dùng quá nhiều không tốt cho người tiểu đường

Nhiều người cho rằng ăn nhiều đồ ngọt bị tiểu đường, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. 

Thực tế, nếu chúng ta lạm dụng đồ ngọt, sẽ mắc bệnh tiểu đường là không sai. Nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy nhóm người mắc bệnh tiểu đường đa phần là do họ lạm dụng đường và đồ ngọt trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên việc có mắc tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào cách sử dụng đồ ngọt như thế nào.

Chúng ta cần đường để chuyển hóa đường thành năng lượng cho hoạt động sống. Não bộ hoạt động tốt cũng dựa vào đường glucose mà chúng ta hấp thụ hằng ngày. Người bị mắc tiểu đường là do cơ thể sử dụng một phần hoặc không sử dụng glucose tạo năng lượng, phần lớn còn lại lưu trữ trong máu nên lượng đường tăng cao trong máu.

Do đó nếu chúng ta hấp thụ đường đúng cách và hoạt chất được nạp vào cơ thể thì chúng ta hoàn toàn không mắc bệnh tiểu đường.

THÈM ĐỒ NGỌT CÓ PHẢI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

Quan điểm cho rằng thèm đồ ngọt bị tiểu đường là không đúng. Mọi người nên nhận biết dấu hiệu bệnh tiểu đường để chẩn đoán đúng bệnh. Dưới đây là một vài triệu chứng bệnh tiểu đường:

-Mờ mắt

-Cân nặng giảm

-Mệt mỏi

-Hay khát nước và uống nhiều nước

-Đi tiểu nhiều lần

3.NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ PHẢI ĂN KIÊNG ĐƯỜNG HAY KHÔNG?

Đối với bệnh nhân tiểu đường cần chú ý ăn uống lành mạnh. Đường là một yếu tố dẫn đến làm tăng lượng đường máu nhưng bệnh tiểu đường có phải kiêng ăn đường và cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống? Loại đường người tiểu đường nên hạn chế và những loại khuyến khích sử dụng là gì? Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ PHẢI CẮT BỎ HOÀN TOÀN ĐƯỜNG RA KHỎI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG?

Người mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là phải cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống của mình.

Chúng ta đều thích ăn thực phẩm có đường và không có vấn đề gì nếu bệnh nhân đưa đường vào chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh của người tiểu đường, đồ uống có đường hoặc viên glucose là phương pháp khắc phục cần thiết điều trị hạ đường huyết hay gặp khi điều trị bằng insulin.

Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường ăn đường, đồ ngọt quá nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe, làm tăng cân nặng. Việc thừa cân có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường cũng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Người tiểu đường nên dùng các loại trái cây rau ngọt tốt hơn các loại bánh 

Trái cây, rau, thực phẩm từ sữa cũng chứa lượng đường nhất định, nhưng đây là những thực phẩm rất tốt với sức khỏe, và người tiểu đường được khuyến nghị nên ăn mỗi ngày.

Loại đường mà bệnh nhân cần cắt bỏ là đường bổ sung chứa trong các loại bánh, kẹo, và các loại thức ăn chế biến sẵn.

Một số đồ uống cũng có chứa nhiều đường và nhiều calo không tốt cho người tiểu đường như nước ép trái cây, đồ uống có ga… Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế các loại đồ uống này.

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN KIÊNG ĐỒ NGỌT VÀ ĐƯỜNG

Người bị tiểu đường không nên tuyệt đối kiêng đường, đồ ngọt, nên biết cách ăn theo nhu cầu và sử dụng đúng cách.

Tiểu đường kiêng đồ ngọt gây hại tới sức khỏe

Việc kiêng đường, đồ ngọt dẫn tới thiếu năng lượng cần thiết. Bệnh nhân nếu kiêng hoa quả ngọt sẽ mất đi nguồn dinh dưỡng dồi dào vitamin, khoáng chất, chất xơ và các yếu tố vi lượng. Mất cân đối dinh dưỡng dẫn đến nhiều bệnh lý và làm suy yếu thể chất vốn có.

Ăn theo nhu cầu

Bệnh nhân tiểu đường nên tính toán các chất dinh dưỡng mình ăn và kiểm soát năng lượng hằng ngày: bổ sung đầy đủ carbohydrate (đường), protein, lipid. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng nếu thấy khó khăn trong việc kiểm soát này.

NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĂN ĐỒ NGỌT NHƯ MỘT PHẦN CỦA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH

Lượng carbohydrate và đường mà một người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm:

-Mức độ hoạt động thể chất

-Bệnh nhân đang cố gắng giảm cân hay duy trì cân nặng khỏe mạnh

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp mọi người đặt ra các mục tiêu cá nhân và tư vấn về kế hoạch ăn kiêng phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể có đồ ngọt, socola hoặc các thực phẩm có đường khác, miễn là bệnh nhân được ăn như một phần kế hoạch bữa ăn lành mạnh hoặc kết hợp với tập thể dục.

Bữa ăn lành mạnh của người tiểu đường cần: 

-Hạn chế chất béo bão hòa.

-Chứa lượng muối và đường vừa phải.

-Chứa protein nạc, rau không chứa tinh bột, ngũ cốc, trái cây và chất béo lành mạnh.

Tuy nhiên tốt nhất bệnh nhân không nên ăn thực phẩm có chứa đường thường xuyên và chỉ nên ăn một chút nhỏ nếu thấy thèm.

Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc thích ăn đồ ngọt với bệnh nhân tiểu đường.

Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích mới nhé!




 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: