CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

NÊN HẤP THU SẮT TỪ THỰC PHẨM HAY DÙNG TPCN BỔ SUNG
22

Th 02

NÊN HẤP THU SẮT TỪ THỰC PHẨM HAY DÙNG TPCN BỔ SUNG

  • admin
  • 0 bình luận

Sắt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, thiếu hụt sắt sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng điển hình là tình trạng thiếu máu do sắt. Ăn thức ăn giàu sắt là yếu tố chủ chốt điều trị thiếu máu do sắt. Tuy nhiên trong những trường hợp cơ thể không nhận đủ sắt từ chế độ ăn uống, việc sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung sắt là cần thiết để có đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Hãy cùng Hadu tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề bổ sung sắt đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt nhất này nhé! Nên lựa chọn hấp thu sắt từ thực phẩm hay thực phẩm bổ sung 1.CƠ CHẾ HẤP THỤ SẮT CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI Sắt có thể được bổ sung bằng thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Thức ăn có thể cung cấp 10mg đến 15mg sắt mỗi ngày nhưng cơ thể chỉ hấp thụ được khoảng 5% đến 15% lượng sắt có trong thực phẩm. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao hoặc gặp bệnh lý gây ra do thiếu sắt cần sử dụng thực phẩm bổ sung sắt. Những người bị thiếu máu thiếu sắt, phụ nữ mang thai có thể hấp thụ 20% đến 30% lượng sắt có trong thức ăn. Sắt có thể được dùng dưới dạng viên nang, viên nén, viên nhai và ống thuốc lỏng, với hàm lượng phổ biến nhất là 325 mg ở dạng sắt sulfat, ngoài ra còn có các dạng hóa học là gluconate và fumarate. Sắt có trong thực phẩm là ở dạng Fe3+ heme hoặc non-heme, còn sắt tồn tại trong cơ thể dưới dạng sắt hydroxit hoặc được liên kết với các protein. Sắt chỉ được hấp thụ bắt đầu từ dạ dày rồi đi qua hành tá tràng và kết thúc ở ruột non. Cơ thể không hấp thu Fe3+ và chỉ có thể hấp thu được F2+, nên HCl và vitamin C có nhiệm vụ khử Fe3+ thành Fe2+ để cơ thể dễ hấp thu hơn. Sau đó, pepsin trong dạ dày sẽ giúp tách các phân tử sắt ra khỏi các hợp chất hữu cơ để sắt kết hợp với đường và axit amin. Sắt được kiểm soát hấp thụ bởi hai yếu tố là nhu cầu sắt vận chuyển và sắt dự trữ trong cơ thể. Nếu thiếu máu sắt, phần lớn sắt được hấp thụ vào niêm mạc ruột, vào máu và đi vào tĩnh mạch cửa. Nếu thừa sắt lượng sắt được hấp thụ vào niêm mạc ruột sẽ giảm xuống. Sắt thừa kết hợp với apoferritin tạo ra ferritin trong bào tương của tế bào niêm mạc ruột. Cuối cùng ferritin sẽ được đào thải vào lòng ruột cùng các biểu mô ruột bong ra. 2.LÀM GÌ ĐỂ CƠ THỂ HẤP THU SẮT TỐT NHẤT Thông thường, cách hấp thụ sắt tốt nhất là dùng khi bụng đói, điều này ít gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở một số người, uống bổ sung sắt có thể gây co thắt dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy. Trong trường hợp này, người dùng có thể bổ sung sắt cùng với một lượng nhỏ thức ăn để hạn chế những triệu chứng khó chịu về tiêu hóa. Bên cạnh việc uống sắt xa bữa ăn, người sử dụng không nên uống sữa, canxi và thuốc kháng axit cùng lúc với thuốc bổ sung sắt. Nghĩa là bạn nên đợi ít nhất 2 giờ sau khi ăn những thực phẩm trước khi uống sắt để hấp thụ sắt tốt nhất. Cách để cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất Ngoài ra, để hấp thụ sắt tốt nhất không nên đồng thời uống sắt với ăn những thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, rau sống và cám, thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine. Ngược lại bổ sung đồng thời vitamin C hoặc uống nước cam khi nạp sắt cho cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt tốt nhất. 3.HẤP THU SẮT TỪ THỰC PHẨM HAY THỰC PHẨM BỔ SUNG TỐT HƠN? Hầu hết mọi người có thể nhận đủ lượng sắt từ chế độ ăn uống hằng ngày, nhất là các sản phẩm từ động vật. Tùy theo tình trạng của cơ thể, một người có thể bổ sung sắt qua các sản phẩm bổ sung nhưng cần đúng chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng từ bác sĩ.  Có 2 loại sắt chính: sắt heme và sắt không phải heme. Sắt heme được cơ thể hấp thụ tốt hơn và thường được hay tìm thấy trong gan, thịt gia cầm và hải sản. Sắt không phải heme thường được tìm thấy trong các loại đậu, quả hạch, hạt và một số loại rau như bina và khoai tây. Khi hấp thu sắt nên hấp thu đồng thời cả vitamin C sẽ giúp cơ thể dung nạp sắt tốt hơn. Chuyên gia gợi ý một số thực phẩm giàu sắt bao gồm: Các loại đậu: đậu và đậu khô hoặc đóng hộp, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành lên men. Bánh mì và ngũ cốc: bánh mì trắng, mì ống rất phong phú chất sắt, các sản phẩm liên quan đến lúa mì, cám ngũ cốc, bột ngô, ngũ cốc yến mạch, kem lúa mì, bánh mì lúa mạch đen, bánh mì nguyên cám. Các loại trái cây: quả sung, nho khô, mận khô và nước ép mận khô. Thịt: thịt bò, thịt gà, sò, trứng, cừu non, dăm bông, thịt bê, thịt lợn, gan, tôm, cá ngừ, cá mòi, cá tuyết chấm đen, hàu, con sò. Các loại rau: bông cải xanh, đậu que, rau lá xanh đậm, bồ công anh, cải thìa, cải xoăn, rau bina, khoai tây. Các loại thực phẩm khác: mật mía đen, hạt hồ trăn, hạt bí, hạt mè, hạt lanh, hạt điều, hạt macca. 4.NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG BỔ SUNG SẮT Khi bổ sung sắt cho bà bầu hoặc cho bé, hoặc bất kỳ ai bổ sung sắt chỉ nên dùng liều lượng sắt đúng với đơn kê hoặc tư vấn của bác sĩ. Liều dùng tùy thuộc vào từng chế phẩm sắt. Lượng sắt nguyên tố là khác nhau với từng loại chế phẩm. Do đó bạn phải luôn nhớ kiểm tra từng loại sắt nguyên tố của từng viên thuốc bổ sung sắt. Thông thường lượng sắt được đề nghị bổ sung là từ 100-200mg sắt nguyên tố, được chia từ 1 đến 3 liều mỗi ngày hoặc dùng cách ngày. Những lưu ý khi uống bổ sung viên uống sắt Theo đó bạn nên dùng vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tránh bỏ sót liều. Nếu bị quên dùng một liều, đừng lo lắng chỉ cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như bình thường. Thông thường công thức máu thường trở lại bình thường sau 2 tháng điều trị nhưng vẫn cần tiếp tục dùng chất bổ sung sắt trong 6 đến 12 tháng nữa để đảm bảo đủ lượng sắt dự trữ cho cơ thể. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về việc bổ sung sắt cho cơ thể. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!  

VÌ SAO CẦN BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ BIẾNG ĂN, CHẬM LỚN
21

Th 02

VÌ SAO CẦN BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ BIẾNG ĂN, CHẬM LỚN

  • admin
  • 0 bình luận

Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ phát triển toàn diện. Mặc dù kẽm có mặt ở mọi tế bào trên cơ thể nhưng chúng ta không thể sản xuất hoặc lưu trữ nó mà phải lấy từ thức ăn hoặc thực phẩm chức năng bổ sung. Tuy nhiên điều phụ huynh quan tâm là có nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn? Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn như thế nào là hợp lý? Vì sao cần bổ sung kẽm cho trẻ em? 1.TẠI SAO CẦN BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ BIẾNG ĂN, CHẬM LỚN Kẽm được xem là một trong những vi chất có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ tiêu hóa kém chậm lớn. Việc bổ sung thuốc bổ cho trẻ biếng ăn chậm lớn đặc biệt là kẽm được coi như là một giải pháp cần thiết. Bởi vì: Kẽm có cấu tạo như một nguyên tố vi lượng - vi chất này có tầm ảnh hưởng đến các cơ quan cũng như hầu hết các chức năng trong cơ thể của trẻ. Hơn nữa, kẽm còn giúp quá trình sản xuất, sinh sản cũng như phân chia tế bào. Trong một chu trình chuyển hóa sinh học, kẽm trực tiếp tham gia vào quá trình phân giải, tổng hợp protein, acid nucleic, cùng các thành phần cơ bản khác trong duy trì sự sống của con người. Theo nhận định của các chuyên gia y tế thì kẽm có mặt trong hầu hết các tế bào của cơ thể và tập trung nhiều ở xương và cơ. Khi thiếu kẽm ở trẻ em sẽ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, tăng trưởng chậm, khó thích nghi với các biến đổi hoặc bị rối loạn hình thành xương, ảnh hưởng đến quá trình dậy thì của trẻ cũng như chức năng sinh dục… Vậy nên thuốc bổ cho trẻ biếng ăn chậm lớn có thể bổ sung bằng kẽm nhằm cải thiện dinh dưỡng cho trẻ còi xương chậm lớn. Trong quá trình chuyển hóa, kẽm sẽ tham gia trực tiếp và thành phần cấu trúc cũng như chất xúc tác hơn 100 loại men và tiền men. Bên cạnh đó, kẽm có chức năng kích thích vị giác, khứu giác đồng thời mang lại cảm giác ngon miệng cho trẻ. Không những thế kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và thúc đẩy khả năng hấp thu tốt hơn ở trẻ. 2.NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ THIẾU KẼM Chế độ ăn uống nhiều tinh bột, ít chất đạm Ăn đủ chất đạm nhưng khả năng hấp thụ kẽm tại màng ruột kém, dẫn đến tình trạng thất thoát kẽm Cách chế biến món ăn làm mất đi chất kẽm Bệnh di truyền từ gia đình Dùng thuốc: trẻ dùng sắt lâu dài sẽ cản trở sự hấp thụ kẽm, đặc biệt nồng độ kẽm trong mô và trong máu giảm ảnh hưởng đến chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể 3.DẤU HIỆU CỦA TRẺ THIẾU KẼM Biểu hiện thiếu kẽm ở mỗi trẻ là khác nhau vì nó phụ thuộc thể trạng và cơ địa nhưng sẽ chia thành 2 mức độ: thiếu kẽm nhẹ và thiếu kẽm nặng. Dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu kẽm Mức độ nhẹ: Biếng ăn, lười ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng Chậm tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, thi thoảng buồn nôn Chậm phát triển chiều cao, cơ bắp teo nhão, chậm lớn Thường xuyên rối loạn giấc ngủ, ngủ ngắn, hay buồn bực, cáu gắt, kém linh hoạt, hay quấy khóc Rụng tóc, móng tay dễ gãy, có vạch trắng Mức độ nặng: Ở mức độ nặng, ngoài những biểu hiện trên còn kèm theo một số triệu chứng như: Lười ăn thịt, không thích ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật Khóc đêm kéo dài Nôn kéo dài không rõ nguyên nhân Thiếu máu, da dẻ nhợt nhạt, huyết thanh giảm xuống dưới 70mcg/dl ở trẻ em. Viêm da, viêm lưỡi, viêm quanh lỗ tự nhiên, thương tổn ở mắt, sợ ánh sáng, mất thích nghi với bóng tối Chậm dậy thì và bất lực, thiểu năng sinh dục Ngoài ra khi thiếu kẽm ở mức độ nặng trẻ còn suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn hành vi, cảm xúc và nhiều triệu chứng tiêu cực khác, cả tinh thần lẫn thể chất. 4.CÓ NÊN BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ BIẾNG ĂN? Câu trả lời là: CÓ. Như đã nói kẽm góp mặt vào sự hoạt động của hơn 300 enzym, hỗ trợ trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình tổng hợp protein trong cơ thể. Các enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mùi và vị nên kẽm rất cần thiết cho khứu giác của trẻ. Khi thiếu kẽm, quá trình tổng hợp protein sẽ chậm lại và làm giảm cảm giác ngon miệng. Vì vậy khi bé có biểu hiện biếng ăn thì mẹ nên bổ sung kẽm!      

13 VITAMIN CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ
21

Th 02

13 VITAMIN CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin và chất khoáng là 1 trong 5 nhóm dinh dưỡng chính mà cơ thể cần được cung cấp. Bởi cơ thể chúng ta cần nhiều loại vitamin và khoáng chất để hoạt động tối ưu, và thực phẩm luôn là nguồn cung cấp dồi dào nhất. Nếu bạn đang ăn một chế độ cân bằng với trái cây, rau, protein, chất xơ và một số thực phẩm tăng cường nhất định như sữa và bánh mì, cơ thể của bạn đã có đủ mọi thứ và không cần phải lo lắng. Nhưng trên thực tế mà nói, hầu hết chúng ta đều khó lòng giữ mãi một chế độ lành mạnh. Chắc hẳn sẽ có những tối bạn ăn quà vặt một cách không kiểm soát, hay có những hôm bạn muốn ăn đồ ăn nhanh chứ không muốn tự nấu ở nhà. 13 Vitamin cần thiết cho cơ thể Dù thói quen ăn uống của bạn đang tốt hay xấu, thì dưới đây vẫn là các loại vitamin và khoáng chất bạn đừng quên nạp vào cơ thể: 1.BỐN VITAMIN HÒA TAN TRONG CHẤT BÉO Các vitamin hòa tan trong chất béo được lưu trữ trong mô mỡ. Chất béo giúp phân hủy các vitamin này để cơ thể có thể hấp thụ tốt hơn. Các vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong cơ thể, nên việc sử dụng quá liều có thể gây nguy hiểm. 1.1.Vitamin A Là một loại chất khoáng đến từ nguồn thức ăn động vật. Nó giúp bạn nhìn rõ hơn vào ban đêm, tạo ra các tế bào hồng cầu và chống lại căn bệnh nhiễm trùng. Bên cạnh đó vẫn còn một loại vitamin A được tìm thấy trong thức ăn từ thực vật. Nó giúp ngăn ngừa tổn thương các tế bào và một vấn đề về mắt được gọi là thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Ăn rau và trái cây màu cam như khoai lang, dưa đỏ, rau bắp cải và các loại rau xanh khác, thực phẩm từ sữa và hải sản như tôm và cá hồi. Vitamin A 1.2.Vitamin D Rất cần thiết cho sự khoáng hóa lành mạnh của xương. Nếu thiếu vitamin D có thể gây còi xương ở trẻ, loãng xương, nhuyễn xương ở người lớn.  Cơ thể tổng hợp vitamin D qua tiếp xúc với tia UVB từ ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn thực phẩm như cá béo, trứng, gan bò, nấm… Vitamin D 1.3.Vitamin E Loại vitamin này được gọi là chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại do khói thuốc lá, ô nhiễm, ánh sáng mặt trời… Vitamin E cũng giúp các tế bào của bạn giao tiếp với nhau tốt hơn và giữ cho máu luôn di chuyển trơn tru. Hạt hướng dương và các loại hạt bao gồm hạnh nhân, quả phỉ và đậu phộng là những nguồn tốt. Nếu bạn dị ứng với những thứ đó, dầu thực vật (như cây rum và hướng dương), rau chân vịt và bông cải xanh cũng chứa nhiều vitamin E. 1.4.Vitamin K Rất cần thiết cho quá trình đông máu. Khi cơ thể thiếu có thể gây ra tình trạng dễ bị chảy máu bất thường hoặc chảy máu các tạng. Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm: đậu tương lên men, rau lá xanh, bí ngô, mùi tây, quả sung… Nhu cầu vitamin K mỗi ngày khuyến cáo là từ 65-80 microgam. Vitamin K 2.CHÍN VITAMIN HÒA TAN TRONG NƯỚC Đối với vitamin tan trong nước, nếu dùng nhiều hơn mức cần thiết, cơ thể sẽ đào thải qua đường nước tiểu. Do đó có rất ít tác dụng phụ của việc dùng quá liều. Mặt khác, vitamin tan trong nước kém ổn định trong thực phẩm, các chất dinh dưỡng dễ bị mất trong quá trình chế biến thực phẩm (nấu nướng) nên tình trạng thiếu hụt rất phổ biến. Do đó cần bổ sung để bảo vệ cơ thể khỏi thiếu hụt các loại vitamin này. 2.1.Vitamin B1 Loại vitamin này giúp cơ thể tan biến thức ăn thành năng lượng. Nó cũng là chìa khóa cho việc hình thành một cấu trúc chắc chắn cho tế bào não. Các loại như đậu đen và đậu lăng, hạt giống là những nguồn bổ sung vitamin B1 phổ biến. Thịt lợn và ngũ cốc nguyên hạt cũng tốt. Hầu hết mọi người nhận đủ vitamin B1 từ thực phẩm họ ăn, nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú cần nhiều hơn một chút. Những người bị bệnh tiểu đường có xu hướng có mức độ thấp của nó. 2.2.Vitamin B2 Rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào cơ thể, giúp chuyển hóa thức ăn.  Nhu cầu mỗi ngày là 0,55mg/1000kcal. Khi thiếu vitamin B2, cơ thể sẽ gặp các triệu chứng viêm môi, loét nứt trong miệng.  Vitamin B2 có nhiều trong măng tây, chuối, hồng, đậu bắp, đậu xanh, cải thìa, pho-mat, sữa, sữa chua, thịt, trứng, cá. Vitamin B2 2.3.Vitamin B3 Đây là một nhóm các hợp chất mà cơ thể bạn cần để biến thức ăn thành năng lượng và lưu trữ nó. Nó cũng giúp bảo vệ da và các mô của bạn, đồng thời có thể cải thiện mức cholesterol. 85gram cá ngừ đóng hộp sẽ cung cấp gần như tất cả những gì bạn cần trong một ngày. Hoặc thử những bữa ăn chứa thịt gà, gà tây, cá hồi hoặc các loại thịt nạc khác.  2.4.Vitamin B5 Là một trong những vitamin rất quan trọng, có tác dụng tạo ra các tế bào máu và giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, giúp da, tóc và mắt khỏe mạnh. Ngoài giúp cơ thể sản xuất năng lượng, vitamin B5 còn giúp kích thích sản xuất hormone ở tuyến thượng thận. Nhìn chung hiếm khi gặp tình trạng thiếu vitamin B5, trừ trường hợp bị thiếu dinh dưỡng. Người thiếu vitamin B5 còn có thể thiếu nhiều vitamin nữa. Khi thiếu vitamin B5 thường có cảm giác kiến bò, tăng dị cảm. Có thể bị đau đầu, mệt mỏi, cáu gắt, yếu cơ… Các triệu chứng này sẽ hết khi được bổ sung đủ vitamin B5. Nhu cầu mỗi ngày là 5mg. Cách tốt nhất để nhận đủ vitamin B5 là tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Vitamin B5 có nhiều trong: thịt, ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, bơ và sữa chua. 2.5.Vitamin B6 Rất quan trọng trong việc giúp cơ thể chuyển hóa protein, chất béo, carbohydrate và tạo các tế bào hồng cầu, dẫn truyền thần kinh. Cơ thể không thể tự sản xuất vitamin B6, vì vậy phải bổ sung từ thực phẩm hằng ngày hoặc thực phẩm chức năng. Nếu thiếu vitamin B6 có thể dẫn đến thiếu máu và bệnh thần kinh ngoại vi. Nhu cầu cơ thể cần là 1,3mg/ ngày. Thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm: đậu xanh, gan bò, chuối, bí và các loại hạt. 2.6.Vitamin B7 Tham gia vào quá trình sản xuất hormone, thúc đẩy sự chuyển hóa protein, carbohydrate và chất béo. Nó cũng góp phần tạo ra keratin - một loại protein cấu trúc trong da, tóc và móng tay. Một lượng nhỏ biotin được tổng hợp do một số ít vi khuẩn ở đường ruột, lượng còn lại tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người. Do đó nếu thiếu hụt vitamin này cơ thể có thể bị viêm da, viêm ruột, khô móng, gãy tóc. Nhu cầu của cơ thể khoảng 30mcg vitamin B7 một ngày. Vitamin B7 có nhiều trong lòng đỏ trứng, gan, bông cải xanh, rau bina, phomat. Vitamin B7 2.7.Vitamin B9 Rất quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu và cho sự phát triển của tế bào khỏe mạnh và cần thiết giúp cơ thể tạo ra ADN và RNA. Khi chế độ ăn thiếu thực phẩm giàu folate hoặc acid folic có thể dẫn đến thiếu hụt folate, gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai nếu thiếu vitamin B9 có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh ở thai nhi. Do đó nên bổ sung vitamin B9 trước và trong thời gian mang thai. Nhu cầu cần thiết là khoảng 400 microgam/ ngày. Vitamin B9 có nhiều trong thực phẩm: các loại rau lá, đậu Hà Lan, các loại đậu, hạt hướng dương. 2.8.Vitamin B12 Rất cần thiết cho một hệ thần kinh khỏe mạnh. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN. Cơ thể có khả năng lưu trữ vitamin B12 trong vài năm nên trường hợp bị thiếu hụt là rất hiếm. Tuy nhiên khi thiếu có thể gây ra các vấn đề về thần kinh như tê hoặc ngứa ran, yếu cơ và có vấn đề về đi lại và có thể dẫn đến thiếu máu. Nếu thiếu nhẹ có thể không gây ra không gây ra triệu chứng, nhưng nếu không được điều trị, thiếu máu có thể dẫn đến các triệu chứng: da, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, choáng váng… Ngoài ra còn gặp các triệu chứng tim đập nhanh, táo bón/tiêu chảy, chán ăn, thị lực giảm, các vấn đề về tâm thần… Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm: thịt gia cầm, cá và các sản phẩm từ sữa, đậu nành. Vitamin B12 cũng được thêm vào một số thực phẩm và có sẵn dưới dạng đường uống. Người ăn chay trường có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B12 có thể cần bổ sung đường uống. Nhu cầu mỗi ngày 2cmg/ngày. 2.9.Vitamin C Góp phần sản xuất collagen, chữa lành vết thương và hình thành xương. Vitamin C cũng tăng cường sức bền cho các mạch máu, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, và hoạt động như một chất chống oxy hóa. Ngoài ra nó còn giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Vitamin C Nếu thiếu vitamin C có thể dẫn đến bệnh còi xương, gây chảy máu nướu răng, mô kém phát triển, vết thương lâu lành…. Nhu cầu vitamin C mỗi ngày khoảng 75mg. Vitamin C có nhiều trong trái cây và rau củ quả. Tuy nhiên việc nấu nướng ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy vitamin C. Do đó bổ sung vitamin C từ quả tươi là cách tốt nhất. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về các loại vitamin cần thiết bổ sung cho cơ thể. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin hữu ích về Sức Khỏe Đời Sống nhé!  

HMO LÀ GÌ? 5 LỢI ÍCH CỦA CHẤT ĐẶC BIỆT CHỈ CÓ TRONG SỮA MẸ VỚI TRẺ SƠ SINH
20

Th 02

HMO LÀ GÌ? 5 LỢI ÍCH CỦA CHẤT ĐẶC BIỆT CHỈ CÓ TRONG SỮA MẸ VỚI TRẺ SƠ SINH

  • admin
  • 0 bình luận

  Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh vì có đầy đủ dinh dưỡng cũng như tất cả các thành phần hoạt tính sinh học cần thiết cho sự phát triển tối ưu của bé trong những tháng đầu đời. Sữa mẹ bao gồm chủ yếu nước, lactose, lipid và protein sữa, trong đó đặc biệt giàu carbohydrate phức tạp, được gọi chung là oligosaccharides trong sữa mẹ (HMO). Ngoài sữa mẹ, thời gian gần đây nhiều bậc phụ huynh cũng cho con bổ sung thêm sữa công thức vì phát hiện một thành phần mới xuất hiện đó là HMO tương tự có trong sữa mẹ. Nguồn dưỡng chất tuyệt vời HMO Vậy HMO là chất gì và có lợi ích tuyệt vời như thế nào với trẻ nhỏ? Hãy cùng Hadu tìm hiểu cụ thể về hoạt chất HMO qua bài viết dưới đây nhé! 1.HMO LÀ GÌ? HMO (Human Milk Oligosaccharides) là một nhóm đa dạng về cấu trúc và sinh học của các loại đường phức hợp khó tiêu hóa có sẵn trong sữa mẹ. Thành phần sinh học thể rắn này là một dưỡng chất phong phú thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo. Nghiên cứu cho thấy, HMO được tìm thấy duy nhất trong sữa mẹ, không có trong sữa bò hay sữa của các loài động vật có vú khác. Sữa mẹ chứa 3 loại HMO chính: HMO trung tính: chiếm 35-50% tổng lượng HMO, như 2 Fucosyllactose HMO (2’FL HMO) HMO chứa N trung tính: chiếm 42-55% tổng lượng HMO trong sữa mẹ HMO axit: chiếm 12-14% tổng lượng HMO Nồng độ HMO cao nhất xuất hiện trong sữa non và lên tới 20-23g/lít. Khi sữa non chuyển đổi thành sữa trưởng thành, lượng HMO giảm xuống còn 12-14g/lít. Ngoài ra, sữa của những người mẹ sinh con non sẽ có nồng độ HMO cao hơn sữa mẹ sinh con đủ tháng. Mỗi người mẹ có thể tổng hợp các HMO khác nhau dựa trên nền tảng di truyền. Có khoảng 15 cấu trúc của HMO đã được xác định và có hơn 100 loại HMO khác nhau đã được tìm thấy. Trong đó, 2’FL HMO là loại HMO dồi dào nhất trong sữa của hầu hết các bà mẹ. Tuy không có giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng HMO có vai trò trực tiếp kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách thúc đẩy lợi khuẩn trong đường ruột và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh. Những lợi ích độc đáo của HMO đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ được thảo luận kỹ hơn trong phần dưới đây. 2.SÁU LỢI ÍCH CỦA HMO ĐỐI VỚI TRẺ EM 2.1.HMO là một prebiotic trong sữa mẹ HMO đóng vai trò là một chất nền trao đổi chất cho các vi khuẩn chuyên biệt như Bifidobacterium longum subsp ở trẻ sơ sinh. Hệ quả là những vi khuẩn này có lợi thế sinh trưởng và phát triển mạnh. Các vi khuẩn khác không thể sử dụng HMO được do đó chúng không phát triển tốt hoặc ngừng phát triển. Nguyên nhân là để sử dụng được HMO, vi khuẩn cần có một lượng lớn enzyme, chất vận chuyển và các phân tử khác. Một số nghiên cứu cho thấy, những HMO khác nhau được chuyển hóa bởi các vi khuẩn khác nhau. HMO là một prebiotic trong sữa mẹ Nói cách khác, không phải các HMO đều có những sự thay đổi giống nhau về thành phần hay hoạt động trong hệ vi sinh vật tiêu hóa. Các hiệu ứng tiền sinh học có thể là cấu trúc cụ thể và HMO là một nhóm glycan đa dạng về cấu trúc. Sữa mẹ chứa Glycoconjugates trong đó các cấu trúc carbohydrate phức tạp gắn ở đầu khử để tạo thành glycolipids, hoặc được gắn vào glycopeptides, glycoproteins, glycosaminoglycans và mucins. Các chất này đều là glycan. Vì thành phần HMO khác nhau giữa các phụ nữ nên người ta có thể đưa ra giả thuyết sữa của những phụ nữ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến hệ microbiome đường ruột của trẻ sơ sinh. Điều này cho thấy, ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe ngắn hạn của trẻ sơ sinh, nhưng cũng có hậu quả lâu dài đối với tình trạng sức khỏe và nguy cơ gây bệnh sau này. 2.2.HMO đóng vai trò như chất chống dính Nhiều mầm bệnh do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đơn bào cần bám vào bề mặt tế bào biểu mô để sinh sôi nảy nở, trong một số trường hợp có thể xâm nhập và gây bệnh. Thông thường, chất gắn ban đầu là trên bề mặt tế bào biểu mô (glycans) còn được gọi là glycocalyx. Trong khi những glycan này được liên hợp với protein hoặc lipid và HMO giống với một số cấu trúc glycan và đóng vai trò như các thụ thể có thể hòa tan đứng ra trước (mồi nhử) ngăn chặn sự liên kết của mầm bệnh với các tế bào tiểu mô. Các mầm bệnh không còn khả năng bám trên bề mặt tế bào được nữa và sẽ bị rửa trôi ra ngoài mà không gây bệnh cho trẻ sơ sinh. 2.3.HMO hoạt động như chất chống vi khuẩn HMO có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các tác nhân gây bệnh bằng cách hoạt động như prebiotics cung cấp cho vi khuẩn có lợi một lợi thế phát triển và bằng cách đóng vai trò như chất chống ăn mòn ở phương diện tương tác giữa vi sinh vật và vật chủ. Ngoài ra, HMO có thể có một cách trực tiếp hơn để kiểm soát mầm bệnh. Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận Streptococcus agalacticae không còn khả năng sinh sôi khi có HMO. Một ví dụ điển hình, GBS là một trong những tác nhân gây bệnh hàng đầu ở trẻ sơ sinh hàng đầu ảnh hưởng đến 1/2000 trẻ sơ sinh ở Mỹ. GBS khu trú ở đường sinh dục cũng làm tăng xác suất nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai. Một số nghiên cứu khi đưa GBS sử dụng glycosyltransferase để kết hợp các HMO cụ thể vào màng tế bào của chúng, sau đó ngăn chặn sự tăng sinh GBS giống như một số kháng sinh bán trên thị trường. HMO không chỉ có thể bảo vệ khỏi các mầm bệnh do virus, vi khuẩn hoặc động vật nguyên sinh. Hầu hết các nghiên cứu gần đây cho thấy HMO cũng ảnh hưởng đến tương tác giữa nấm và vật chủ. Một thí dụ điển hình, Candida albicans là một loại nấm phổ biến ở ruột trẻ sơ sinh, gây ra phần lớn các bệnh nấm xâm nhập ở trẻ sinh non và có liên quan đến nhiều các rối loạn đường ruột, đe dọa tính mạng như viêm ruột hoại tử và thủng ruột. Điều trị bằng HMO làm giảm đáng kể sự xâm nhập của các tế bào biểu mô ruột non ở người theo cách phụ thuộc vào liều lượng. 2.4.Hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Tình trạng viêm ruột hoại tử khiến ruột của trẻ sơ sinh bị phá hủy nghiêm trọng và thường gây tử vong. Khoảng 5-10% trẻ sinh non nhẹ cân gặp phải căn bệnh nguy hiểm này. Hơn 25% trẻ sơ sinh tử vong khi bị viêm ruột hoại tử. Trẻ sơ sinh sống sót thường có các biến chứng thần kinh lâu dài. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường ít bị bệnh viêm ruột hoại tử hơn, với tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn 6-10 lần trẻ uống sữa công thức. Nguyên nhân là do HMO góp phần vào tác dụng bảo vệ của sữa mẹ chống lại căn bệnh này. Hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 2.5.HMO có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch HMO giúp tăng cường khả năng miễn dịch bởi thành phần này nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột của bé, nơi tồn tại 70% hệ thống miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng HMO ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào miễn dịch. HMO có thể hỗ trợ phát triển niêm mạc và hệ thống miễn dịch toàn thân. Đặc biệt, HMO trong sữa non có thể làm giảm viêm và giảm hoạt hóa bạch cầu đơn nhân. Một số HMO cụ thể còn có khả năng điều hòa miễn dịch. Chức năng này liên quan đến galectin - một loại lectin liên quan đến việc điều chỉnh các quá trình miễn dịch và sưng viêm. HMO liên kết với các galectin tái tổ hợp khác nhau của con người theo cách rất phụ thuộc và có chọn lọc về cấu trúc. Sự gắn kết này ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, giúp điều hòa miễn dịch hiệu quả và chống lại mầm bệnh xâm nhập. Bên cạnh đó, HMO cũng giúp phát triển hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh và hạn chế các vấn đề dị ứng. HMO có tính axit có thể điều chỉnh các phản ứng miễn dịch đặc hiệu với chất gây dị ứng sau khi sinh bằng cách ức chế các phản ứng ở những người dễ bị dị ứng. Ngoài ra HMO còn có tác dụng chống viêm bằng cách giảm sự hình thành phức hợp tiểu cầu - bạch cầu trung tính. Các HMO đặc hiệu đóng vai trò như các thành phần chống viêm bằng cách ức chế sự lăn và bám dính của bạch cầu vào các tế bào nội mô. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về dưỡng chất HMO - kháng sinh tự nhiên và vô cùng tuyệt vời cho trẻ. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: