CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

THÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 1-11 TUỔI GIÚP TĂNG CHIỀU CAO, CÂN NẶNG
06

Th 12

THÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 1-11 TUỔI GIÚP TĂNG CHIỀU CAO, CÂN NẶNG

  • admin
  • 0 bình luận

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-11 tuổi là một trong những kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ quan trọng mà ba mẹ nên lưu ý. Bởi kiến thức này giúp bạn nắm được các thành phần dinh dưỡng cần thiết để xây dựng cho bé khẩu phần ăn khoa học. Nhờ vậy mà trẻ sẽ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Vậy tháp dinh dưỡng cho trẻ là gì và có nội dung như thế nào? THÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ LÀ GÌ? Tháp dinh dưỡng cho trẻ là một mô hình kim tự tháp thể hiện các nhóm thực phẩm khác nhau và hàm lượng tiêu thụ thức ăn cần thiết của trẻ trong 1 tháng. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo mọi người nên áp dụng mô hình này vào trong chế độ ăn, nhất là với trẻ em. Mục đích là để xây dựng chế độ ăn hợp lý, khoa học nhằm đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật tốt nhất cho trẻ. Ý NGHĨA CỦA THÁP DINH DƯỠNG CHO BÉ Duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh luôn là việc hết sức cần thiết ở bất kỳ độ tuổi nào, nhất là trẻ nhỏ.Tháp dinh dưỡng cho trẻ sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các loại thực phẩm, hàm lượng nên lựa chọn và bổ sung trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, tháp dinh dưỡng cho trẻ còn cho mẹ biết thực phẩm mà bạn nên hạn chế cho bé. Nhờ áp dụng mô hình này thường xuyên mà bạn sẽ xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học. THÁP DINH DƯỠNG CÓ MẤY TẦNG? Tháp dinh dưỡng cho trẻ gồm 6 tầng, cụ thể: 1.NHÓM NGŨ CỐC, BỘT ĐƯỜNG Nhóm thực phẩm này chiếm 60% tổng năng lượng khẩu phần của bé bởi là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và nằm ngay dưới đáy tháp dinh dưỡng cho trẻ. Theo tính toán, cứ 1g carbohydrate sẽ cung cấp cho trẻ khoảng 4kcal năng lượng. Bên cạnh đó, nhóm bột đường còn giữ vai trò điều hòa hoạt động cơ thể, phát triển hệ thần kinh cũng như cấu tạo nên các mô và tế bào ở trẻ nhỏ. Nhóm này có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, gạo, khoai tây, khoai lang, mì bắp… Trong đó, gạo là thực phẩm phổ biến nhất nên cần cung cấp 60-120g gạo/ ngày cho bé < 1 tuổi, 120-220g/ ngày cho bé 1-6 tuổi và 220-330g/ ngày cho bé 7-11 tuổi. 2.NHÓM RAU, CỦ, QUẢ Theo các nghiên cứu thì cho trẻ dùng nhiều rau, củ, quả sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng, phòng chống táo bón và ngăn ngừa béo phì. Đặc biệt, khả năng tiếp thu của bé sẽ tốt hơn vì nhóm thực phẩm này rất giàu chất xơ, vitamin, và khoáng chất. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, bạn nên bổ sung tối thiểu 300g nhóm rau, củ, quả cho bé mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bé lười ăn rau thì bạn có thể thêm hoa quả và rau củ vào chế độ ăn bằng cách để sẵn với những món bé yêu thích hoặc làm sinh tố… Hãy nhớ đừng ép buộc trẻ mà hãy thay đổi các loại rau củ để bé đa dạng thưởng thức. 3.SỮA VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA Sữa mẹ, sữa công thức và các loại sữa công thức  khác cung cấp rất nhiều acid béo có lợi và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não cùng canxi cho xương và răng chắc khỏe.  Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa hoặc phô mai còn là bữa phụ tuyệt vời bởi chúng giúp bổ sung năng lượng cho bé. Đặc biệt, sữa chua có chứa hàng ngàn vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa giúp bé tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Các mẹ nên cho bé uống sữa 3-6 lần/ ngày với 170-250ml/ 1 lần cho trẻ < 1 tuổi. Trẻ trên 1 tuổi, tuy chế độ ăn chính hằng ngày là cơm, mì, phở… nhưng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết thì trẻ vẫn cần một lượng sữa khoảng 400-600ml/ ngày. 4.NHÓM THỰC PHẨM CHỨA ĐẠM Đây là nhóm thực phẩm nằm ở vị trí thứ 4 từ dưới đếm lên trong tháp dinh dưỡng của trẻ. Tương tự như nhóm bột đường thì cứ 1g chất đạm sẽ mang đến 4kcal năng lượng cho trẻ. Việc cung cấp đầy đủ đạm là cách để bảo vệ cơ thể trẻ nhỏ khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại và có khả năng tăng cường phòng tránh bệnh tật. Có 2 nguồn cung cấp đạm chính cho bé là đạm thực vật trong các loại đậu, hạt và đạm động vật trong thịt, cá, trứng, sữa… Bé < 1 tuổi cần 12-25g/ ngày, bé 1-6 tuổi cần 25-55g/ ngày và 7-11 tuổi  55-85g/ ngày. 5.NHÓM DẦU, MỠ Nhóm các chất béo sẽ cung cấp cho bé nguồn năng lượng dồi dào và là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu dễ dàng. Một số vitamin quan trọng mà bạn không thể bỏ qua đó là vitamin A, D, E, K. Các bé cần hấp thụ chất béo từ dầu, mỡ, lạc, vừng mỗi ngày với hàm lượng 35g cho bé < 1 tuổi, 35-55g cho bé từ 1-6 tuổi, và 55-75g cho bé từ 7-11 tuổi. 6.NHÓM ĐƯỜNG, MUỐI VÀ ĐỒ ĂN VẶT Đây là nhóm thực phẩm nằm ở trên đỉnh chóp của tháp dinh dưỡng cho trẻ và chiếm hàm lượng cần bổ sung ít nhất. Trong 1 ngày, bé nên uống tối đa 1 cốc nước ép trái cây hoặc nước ngọt và bé chỉ được phép ăn tối đa từ 1-2 cái kẹo. Để phòng tránh tình trạng bé quen ăn mặn, không tốt cho thận sau này thì bạn không nên nêm thêm muối, mắm vào thức ăn cho bé < 1 tuổi. Còn đối với trẻ từ 1-11 tuổi thì chỉ cần bổ sung 0,5-1g muối mỗi ngày là đủ.  

BIỂU HIỆN CỦA THIẾU VITAMIN C
06

Th 12

BIỂU HIỆN CỦA THIẾU VITAMIN C

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin C được biết đến là một dưỡng chất quan trọng với cơ thể, khi thiếu vitamin C, chúng ta có thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Vậy thiếu vitamin C sẽ gây bệnh gì, biểu hiện thiếu vitamin C như thế nào? THIẾU VITAMIN C DO ĐÂU? Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hằng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý. Trên thực tế cơ thể con người không tự tổng hợp được vitamin C mà phải bổ sung thông qua các nguồn từ bên ngoài. Do đó, nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu vitamin C là do chế độ ăn uống không cân bằng, ít tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C như trái cây, rau củ quả hoặc thực phẩm bổ sung chứa vitamin C… Ngoài ra, nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin C còn có thể xuất phát từ tình trạng sức khỏe, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Chẳng hạn cơ thể sẽ rất khó hấp thụ vitamin C khi gặp một trong các vấn đề sức khỏe dưới đây: viêm loét đại tràng, hóa trị, bệnh viêm ruột thành mãn tính, cường giáp, hệ tiêu hóa yếu, dễ bị dị ứng,... gây thiếu hụt vitamin C. Nếu bị tiêu chảy kéo dài, người vừa trải qua phẫu thuật, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc sau sinh, người có thói quen hút thuốc và uống nhiều rượu, người lớn tuổi, người gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần, chán ăn… cũng gây thiếu hụt vitamin C. Thực tế cho thấy vitamin C cần thiết cho sự phát triển mô và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất collagen cho da, sụn, mạch máu, dây chằng và gân. Vitamin C cũng cần thiết cho việc hấp thụ sắt, chữa lành vết thương và duy trì sức khỏe xương. Là một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C giúp giảm thiểu các tổn thương do gốc tự do gây ra, từ đó ngăn chặn sự phát triển của ung thư, bệnh tim. BIỂU HIỆN THIẾU HỤT VITAMIN C Vitamin C cần thiết cho cơ thể, thiếu hụt vitamin C biểu hiện qua cơ thể như sau: Chậm liền vết thương Khi bị thương, lượng vitamin C trong máu và mô sẽ giảm xuống. Cơ thể cần vitamin C để tạo collagen, đây là một loại protein đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn để da lành lại. Bên cạnh đó, vitamin C giúp bạch cầu trung tính chống lại nhiễm trùng xâm nhập từ vị trí vết thương. Nướu chảy máu, chảy máu cam, bầm tím Do vitamin C giúp giữ cho mạch máu khỏe mạnh, hình thành máu đông để chống chảy máu. Bên cạnh đó, collagen cũng rất cần thiết cho răng và lợi khỏe mạnh. Tăng cân Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng vitamin C thấp sẽ khiến lượng mỡ trong cơ thể tăng cao hơn, đặc biệt là mỡ bụng, do vitamin này đóng một vai trò quan trọng giúp đốt cháy chất béo để giải phóng năng lượng. Da bị khô và nhăn Những người có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều vitamin C có làn da mềm mại và mịn màng hơn. Bởi vitamin C là một chất chống oxy hóa nên sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi các gốc tự do. Gốc tự do phá vỡ dầu, protein, thậm chí là ADN nên khi thiếu vitamin C sẽ có triệu chứng da khô và nhăn. Các triệu chứng khác khi bị thiếu hụt vitamin C là: người mệt mỏi và hay cáu kỉnh, dễ mắc bệnh (suy giảm miễn dịch), mất thị lực do thoái hóa điểm vàng. Các nghiên cứu cho thấy vitamin C tập trung bên trong nhiều loại tế bào miễn dịch, để giúp chống nhiễm trùng và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Thiếu vitamin C có liên quan đến miễn dịch kém và nguy cơ lây nhiễm cao hơn, bao gồm các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi. Trong thực tế, nhiều người bị bệnh scorbut, một căn bệnh do thiếu vitamin C, cuối cùng tử vong vì nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch kém. BỔ SUNG VITAMIN C CHO CƠ THỂ BẰNG CÁCH NÀO LÀ TỐT NHẤT? Chỉ những người ốm yếu và không thể ăn mới cần bổ sung vitamin C bằng thuốc hoặc tiêm. Với người bình thường thì nên tăng cường vitamin C thông qua thực phẩm ăn uống hằng ngày, bởi đây là cách hiệu quả và kinh tế nhất.  Thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, dâu tây, đu đủ, dưa hấu, xoài, đào, việt quất đều là các loại quả có hàm lượng vitamin C cao. Cà chua, cà rốt, ớt chuông, hành tây, cải ngọt, cải kale, cải bó xôi… tuy không chứa nhiều vitamin C như các loại quả nhưng vẫn là nguồn cung cấp vitamin C tốt cho cơ thể. Nếu cần bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm hoặc viên uống chứa vitamin C nên được sự tư vấn của bác sĩ. Tuyệt đối không thể lạm dụng thực phẩm chức năng vì nếu cơ thể thừa vitamin C sẽ không tốt cho cơ thể.  

5 RỦI RO TIỀM ẨN KHI DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG CHO TRẺ
05

Th 12

5 RỦI RO TIỀM ẨN KHI DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG CHO TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Mặc dù thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp có thể không cần thiết, thậm chí không an toàn khi sử dụng cho bé. Sau đây là 5 điều cha mẹ nên biết trước khi muốn sử dụng thực phẩm bổ sung cho bé. 1.CÓ CẦN CHO TRẺ DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG? Thực phẩm bổ sung là thực phẩm có chức năng đặc biệt dành cho sức khỏe hoặc nhằm mục đích bổ sung vitamin, khoáng chất phù hợp với một số nhóm người cụ thể, không nhằm mục đích chữa bệnh.  Theo quan điểm khoa học, chỉ cần trẻ ăn đủ 3 bữa/ ngày một cách cân bằng và hợp lý thì không cần bổ sung thêm chế độ ăn uống. Tuy nhiên, khi trẻ kém ăn hoặc suy dinh dưỡng do chế độ ăn uống không hợp lý, trong thời gian bị bệnh thì có thể theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung theo chế độ ăn khoa học, hợp lý theo tình trạng thực tế của trẻ. 2.NGUY CƠ TIỀM ẨN KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG CHO TRẺ Trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung cho trẻ, cha mẹ cần nhận thức những rủi ro sau: Thực phẩm bổ sung không được quản lý như thuốc Thực phẩm bổ sung không được các cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm quản lý theo cách mà thuốc được quản lý. Các quy định về cách sản xuất thực phẩm bổ sung thường ít nghiêm ngặt hơn so với các quy định đối với thuốc. Điều này có nghĩa là tính an toàn và hiệu quả của chúng có thể chưa được kiểm nghiệm đầy đủ, đặc biệt là ở trẻ em, vì rất ít thử nghiệm  được thực hiện ở nhóm này.  Nhiều chất bổ sung được dãn nhán sai Một số sản phẩm cũng được chứa các thành phần không được đề cập hoặc nhiều hơn số lượng đã nêu trên nhãn thông tin. Ví dụ, thực phẩm bổ sung có thể chứa các chất không có trong danh sách thành phần, có thể nhiễm một chất bị cấm trong quá trình sản xuất… Nguy cơ quá liều Một trong những rủi ro phổ biến nhất khi sử dụng thực phẩm bổ sung là trẻ uống quá nhiều vitamin và thực tế, nhiều loại thực phẩm của trẻ thường chứa các vitamin. Ví dụ, ngũ cốc ăn sáng được tăng cường để giàu khoáng chất và chất dinh dưỡng. Trẻ ăn những thực phẩm này và sử dụng thực phẩm bổ sung sẽ có nguy cơ hấp thụ nhiều vitamin, có thể gây độc và cản trở quá trình trao đổi chất, hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Tương tác thuốc gây nguy hiểm Nếu con bạn đang dùng thuốc để điều trị bệnh, một loại thực phẩm bổ sung có thể tương tác với thuốc, gây ra tác dụng phụ. Ví dụ, nhiều người bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ đang phải sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, nhất là các kháng sinh thuộc nhóm betalactam thì không nên dùng đồng thời với vitamin C, làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ, nếu sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào. Thực phẩm bổ sung không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh Các nhấn mạnh rằng thực phẩm bổ sung dù tốt đến đâu cũng không thể thay thế được chế độ ăn uống. Ăn uống là nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt nhất. Sẽ hợp lý và khoa học nếu bổ sung đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên, nên phải chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ trong ngày. Xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống không kén chọn, duy trì chế độ ăn uống đa dạng, toàn diện và cân bằng. Tăng cường ăn uống hợp lý, rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, cá trứng, và các thực phẩm khác, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối, đường. Đây là cách chăm sóc sức khỏe trẻ em một cách khoa học và tự nhiên nhất. Nếu trẻ cần phải bổ sung bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.  

5 NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ THIẾU HỤT VITAMIN B12
05

Th 12

5 NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ THIẾU HỤT VITAMIN B12

  • admin
  • 0 bình luận

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò trong việc tạo máu và duy trì chức năng thần kinh bình thường. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, mất ngủ… Vậy những ai dễ bị thiếu hụt dưỡng chất này? 1.TÁC DỤNG CỦA VITAMIN B12 Vitamin B12 (một trong những vitamin nhóm B), cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu và duy trì chức năng thần kinh bình thường. Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm động vật như thịt, hải sản, hiếm khi được tìm thấy trong thực phẩm thực vật.  Thông thường chế độ ăn uống cân bằng có thể cung cấp đủ vitamin B12 cho cơ thể. Tuy nhiên một số nhóm cụ thể có xu hướng không được cung cấp đủ lượng vitamin B12, cần được bổ sung. Các triệu chứng thiếu vitamin B12 bao gồm da xấu, dễ mệt mỏi, giảm khả năng tập trung. Do đó khi có triệu chứng thiếu vitamin B12 cần được tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đánh giá, thực hiện các biện pháp như uống thuốc bổ sung. 2.AI DỄ BỊ THIẾU HỤT VITAMIN B12? Nói chung, tình trạng thiếu vitamin B12 không phổ biến, nhưng thiếu vitamin B12 có thể khiến gây ra nhiều tác động tiêu cực cho cơ thể, bao gồm thiếu máu, bệnh lý thần kinh ngoại biên, xơ cứng động mạch… Dưới đây là những nhóm có nguy cơ dễ thiếu vitamin B12: -Những người ăn ít sản phẩm động vật: Những người tiêu thụ thực phẩm động vật thấp như người ăn chay và thuần chay có nhiều khả năng bị thiếu vitamin B12. Vitamin B12 chỉ có trong sản phẩm động vật và gần như không có trong sản phẩm thực vật. -Những người thường xuyên dùng thuốc giảm tiết acid dịch vị dạ dày: Sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Ngoài ra, những người đã cắt bỏ dạ dày do bệnh tật cũng dễ bị thiếu hụt vitamin B12. Nếu bạn lo lắng về sự thiếu hụt này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. -Người lớn tuổi: dễ bị thiếu hụt vitamin B12 hơn người trẻ tuổi. Điều này là do vitamin B12 dự trữ trong cơ thể giảm đi khi chúng ta già và lượng acid dạ dày tiết ra cũng làm giảm hấp thụ vitamin B12. -Người uống rượu/ có thói quen uống rượu: Rượu sẽ cản trở quá trình trao đổi chất và hấp thu vitamin B12. Quá trình chuyển hóa rượu cũng cần có sự hỗ trợ của phức hợp nhóm vitamin B. Vì vậy, nên uống nhiều rượu, chế độ ăn uống hằng ngày không cân bằng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 có thể tăng cao. -Người sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày: thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin B12. Những người điều trị bằng thuốc kháng sinh lâu dài cũng có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B12.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: