CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

10

Th 08

PHÒNG TRÁNH RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

PHÒNG TRÁNH RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

  • admin
  • 0 bình luận

Người cao tuổi trải qua giấc ngủ thực sự chỉ khoảng 4 tiếng mỗi ngày, điều này biểu hiện cho việc ngủ không đủ giấc. Đi ngủ thường trằn trọc nên ngủ rất khuya nhưng lại dậy rất sớm.

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là hiện tượng phổ biến gây khó ngủ, mất ngủ… nếu kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy rối loạn giấc ngủ do đâu và phòng tránh thế nào? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1.RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể và sức khỏe

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể nói chung và sức khỏe con người nói riêng:

-Sau khoảng thời gian thức tỉnh để làm việc, sinh hoạt thì con người cần được ngủ để nghỉ ngơi, tránh tình trạng quá tải. Khi ngủ não sẽ được thư giãn vì nó là trạng thái ức chế toàn thân bao gồm cả giác quan và hệ thần kinh trung ương. Nhờ có ngủ mà não được nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng cho một ngày mới.

-Trong giấc ngủ các cơ quan khác của cơ thể cũng được nghỉ ngơi và tái tạo vì khi ấy cơ thể chỉ dùng nguồn năng lượng ít nhất, mà nhờ đó quá trình phục hồi và tái tạo của cơ quan diễn ra thuận lợi. Sau một giấc ngủ ngon con người sẽ cảm thấy sảng khoái và khỏe mạnh hơn nhiều.

Từ đấy có thể thấy khi không được ngủ đủ, cơ thể sẽ không có đủ thời gian để phục hồi và tái tạo năng lượng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Giấc ngủ được xem là đạt chất lượng khi: ngủ sâu, ít hoặc không bị thức giấc, nếu có thức giấc thì cũng dễ dàng ngủ lại. Điều này có thể được nhận biết thông qua trạng thái tỉnh dậy vào buổi sáng thấy cơ thể sảng khoái và đầu óc minh mẫn. Như vậy có nghĩa là giấc ngủ chập chờn, hay bị tỉnh giấc, hay mông mị, tỉnh giấc khó ngủ lại được xem là giấc ngủ kém chất lượng. Nó sẽ khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đầu nặng và dau.

Rối loạn giấc ngủ nghĩa là:

-Khó duy trì, khó đi vào giấc ngủ.

-Thường dậy từ rất sớm và hay tỉnh giấc vào nửa đêm mà rất khó ngủ lại hoặc trằn trọc đến sáng mới có thể chợp mắt.

-Giấc ngủ bị đảo lộn theo hướng dễ ngủ vào ban ngày nhưng lại khó hoặc không ngủ được vào ban đêm, nặng hơn có thể không ngủ được cả ban đêm và ngày.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi được chia thành 2 loại chính: mất ngủ và đảo lộn giấc ngủ.

Nguyên nhân gây mất ngủ:

  • Do môi trường xung quanh không yên tĩnh, dùng các chất gây hưng phấn trước khi ngủ như: trà, cafe, nước ngọt có gas… hay một số loại thuốc như Amphetamine, Methylphenidate…
  • Một số người có thói quen uống ít rượu trước khi ngủ đến khi ngưng đột ngột cũng có thể mất ngủ, hay những trường hợp dùng thuốc an thần lâu ngày ngưng thuốc đột ngột cũng gây mất ngủ.
  • Ngưng thở khi ngủ (25-35%) người trên 60 tuổi, béo phì, nam nhiều hơn nữ, đặc biệt nhiều người đã có dấu hiệu sa sút tâm thần.
  • Ngoài ra, người cao tuổi hay mất ngủ còn do tình trạng đau mãn tính ở khớp hay cột sống (thoái hóa khớp, loãng xương),... dị ứng về đêm, khó thở khi ngủ (suy tim, hen suyễn…), chứng co giật khi ngủ (hội chứng chân không yên), rối loạn nhịp tim dạng ngoại tâm thu, suy tim, trào ngược thực quản, tiểu đêm nhiều lần (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường…), bệnh nội tiết tố như hội chứng cushing, cường tuyến giáp trạng…
  • Do tác dụng của thuốc trị bệnh như thuốc trị cao huyết áp (nhóm tác dụng lên hệ thần kinh trung ương), thuốc trị trầm cảm… Ở người trung niên và cao tuổi, trầm cảm là nguyên nhân gây mất ngủ, đặc biệt là lúc gần sáng.
  • Các nguyên nhân khác là do tình trạng lo âu mãn tính kéo dài, những cơn ác mộng xảy ra trong giấc ngủ nhanh, tình trạng không vận động thể lực, không tập thể dục hay chơi thể thao, người lao động trí óc không chú ý đến rèn luyện thân thể.

Nguyên nhân gây đảo lộn giấc ngủ:

Do rối loạn chức năng hoạt động tại não do quá trình lão hóa hoặc xảy ra sau tai biến mạch máu não hoặc một cơn bệnh nặng.

2.HẬU QUẢ CỦA RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁCH XỬ LÝ

Hậu quả

Rối loạn giấc ngủ ỏ người cao tuổi ảnh hưởng lớn đến nhận thức, sức khỏe, chất lượng cuộc sống của chính họ. Cụ thể hơn, những người này thường xuyên cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi, dễ cáu gắt, trí nhớ suy giảm, chán ăn, bi quan, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể… Tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng rối loạn tâm thần và có thể gây tự sát.

Cách xử lý

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi cần được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh thăm khám, làm những điều tra cần thiết để chuẩn đoán đúng và có hướng điều trị phù hợp. Việc dùng thuốc cải thiện tình trạng này cũng không được bừa bãi mà cần có sự chỉ định từ bác sĩ. Với những trường hợp rối loạn giấc ngủ nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý nội khoa thì cần điều trị những căn bệnh này mới có thể giải quyết tốt tình trạng mất ngủ.

Ngoài ra, một số biện pháp sau cũng giúp phần cải thiện rối loạn giấc ngủ cho người cao  tuổi:

  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn.
  • Đi ngủ trong môi trường không có ánh sáng, mát mẻ và yên tĩnh tuyệt đối.
  • Có thể sử dụng các yếu tố vật lý giúp giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn như tiếng mưa rơi, tiếng hát ru, tiếng lá xào xạc…
  • Chủ động để cơ thể được thư giãn, dừng các suy nghĩ miên man hay ám ảnh thường ngày.
  • Ăn tối trước giờ ngủ đêm vài tiếng và không sử dụng chất kích thích trước khi ngủ.
  • Duy trì đều đặn giấc ngủ trưa 15-30’.
  • Xây dựng lịch ăn ngủ khoa học, đều đặn cho mỗi ngày để đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ và thức giấc.
  • Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ như: nghe nhạc, ngồi thiền, … đồng thời tránh các hoạt động dễ gây căng thẳng như: sử dụng máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ.
  • Tránh uống nước trước khi đi ngủ để giảm thiểu lượng tiểu đêm gây rối loạn giấc ngủ.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: