CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

05

Th 02

NÊN CHO TRẺ ĂN DẶM THỜI ĐIỂM NÀO?

NÊN CHO TRẺ ĂN DẶM THỜI ĐIỂM NÀO?

  • admin
  • 0 bình luận

WHO khuyến nghị 6 tháng là thời điểm ăn dặm phù hợp nhất với trẻ. Tuy nhiên điều kiện phát triển thể chất của bé mà có thể ăn dặm sớm hoặc muộn hơn chút.

ĂN DẶM SỚM HOẶC MUỘN QUÁ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TỚI TRẺ?

Ăn dặm sớm quá thì đường ruột của trẻ còn non yếu, các enzym tiêu hóa thức ăn còn chưa phát triển hoàn thiện nên nếu ăn dặm sớm sẽ gây rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, chướng bụng thậm chí tiêu chảy.

Nếu ăn dặm muộn quá sẽ trì hoãn kỹ năng nhai của trẻ, nuốt của trẻ, tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm và dị ứng dị nguyên khác trong không khí, dễ khiến trẻ thiếu dinh dưỡng, đặc biệt nguồn dự trữ sắt sẽ cạn kiệt trẻ dễ bị thiếu sắt do đó trẻ cần ăn dặm đúng tuổi, thực phẩm giàu sắt để phòng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn khi ăn dặm quá sớm hoặc cai sữa sớm sẽ tăng nguy cơ bị viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm phổi, chứng đột tử ngủ ở trẻ nhỏ…

Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho tới khi được 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng tuổi cũng là thời điểm ăn dặm tốt nhất.

TRẺ SẴN SÀNG ĂN DẶM KHI NÀO?

  • Trẻ có khả năng ngồi, chống tay giữ thẳng lưng và đầu trong bàn ăn dặm.
  • Trẻ có vẻ thích thú với đồ ăn khác như nhìn chằm chằm khi cha mẹ ăn, với đòi đồ ăn.
  • Trẻ có vẻ mau đói hơn khi chỉ ăn sữa.
  • Trẻ kiểm soát lưỡi tốt, cho thìa vào miệng lưỡi trẻ có phản xạ cuốn lấy và nuốt.

NHỮNG LƯU Ý GIÚP TRẺ ĂN DẶM ĐƯỢC TỐT HƠN

  • Trẻ đang bú mẹ, 50-60% năng lượng bé nạp vào là từ chất béo có trong sữa mẹ, khi bé bắt đầu ăn dặm hoặc bị cai sữa sớm rất nhiều bị giảm lượng chất béo này đột ngột do ăn dặm thì thường nhiều tinh bột, ít chất béo. Mỗi gram chất béo cung cấp năng lượng gấp đôi mỗi gram đạm hoặc tinh bột.
  • Không ít các bé chỉ ăn cơm với canh hoặc muối vừng, không chịu ăn thức ăn hoặc chỉ nhai mà nhả bã do ăn thô muộn, một số bé thì quá ngán cháo ngày nào cũng như ngày nào hoặc biếng ăn thực sự do sai lầm trong ăn dặm. 
  • Khi ăn dặm, trẻ 6-7 tháng vẫn nên cho 5ml dầu ăn hoặc mỡ vào đồ ăn của bé, 5-10ml ở lứa tuổi lớn hơn. Thực tế có rất nhiều mẹ nghe truyền miệng mua các loại dầu ăn gì đó và chỉ dùng cho trẻ một vài giọt là không đúng, vì vài giọt không thấm vào đâu so với nhu cầu của bé. 
  • Dưới 1 tuổi, tốc độ chiều dài của bé tăng rất nhanh, đến 12 tháng dài gấp rưỡi lúc mới sinh ra nên cha mẹ cũng không cần quá lo lắng về việc ăn nhiều chất béo gây thừa cân béo phì, nên theo dõi biểu đồ tăng trưởng để điều chỉnh cho phù hợp, trung bình từ 6-12 tháng trẻ tăng khoảng 250gram.

Ăn dặm theo phương pháp nào cũng tốt miễn là con vui vẻ, tăng trưởng tốt, phù hợp với từng hoàn cảnh gia đình. Dù ăn kiểu gì cũng cần tuân thủ các điều sau đây:

1.Tôn trọng, không ép con ăn.

2.Bữa ăn cần đúng giờ.

3.Nên ngồi 1 chỗ ăn, không bế rong, không hãm ngửa để ăn.

4.Không vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại mà ngồi cùng, nói chuyện, chơi cùng con, giới thiệu về bữa ăn… khích lệ con khi hoàn thành bữa ăn.

5.Bữa ăn không quá 30 phút, dừng sớm hơn khi trẻ không muốn ăn.

6.Không ăn vặt trước bữa chính.

7.Đổi món và thay đổi cấu trúc món ăn theo từng độ tuổi. Không nên chê món này món kia không ngon trước mặt con.

8.Nếu trẻ biết giao tiếp, nên giới thiệu món mới và ăn mẫu trước mặt trẻ thật hào hứng, sau đó khuyến khích bé ăn cùng. Đừng vội kết luận trẻ không thích món đó nếu chúng không ăn, thử giới thiệu nhiều lần khác nhau.

9.Khi bé ốm, không ép bé ăn đủ, bé thường ăn ít, nên tăng cường đồ ăn lỏng mát dễ nuốt và chia nhỏ bữa ăn nhiều lần để bé đủ nước và dinh dưỡng, ép ăn quá thì bé sợ ăn rồi biếng ăn luôn.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: