Bên cạnh thực hiện chế độ ăn bổ dưỡng, hoạt động thể chất thường xuyên, hạn chế uống rượu… có thể dùng thêm các chất bổ sung khi cần thiết để hỗ trợ, tăng cường chức năng giải độc gan.
Dưới đây là một số chất bổ sung có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng gan và giải độc gan:
1.CÂY KẾ SỮA GIÚP GIẢI ĐỘC GAN
Cây kế sữa đã được sử dụng hơn 2.000 năm như một loại thuốc thảo dược cho nhiều loại bệnh, đặc biệt là các vấn đề về gan, thận và túi mật. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, các chất trong cây kế sữa (đặc biệt là silymarin) bảo vệ gan khỏi các chất độc, bao gồm một số loại thuốc, chẳng hạn như acetaminophen, có thể gây tổn thương gan ở liều cao. Silymarin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có thể giúp gan tự phục hồi bằng cách phát triển các tế bào mới.
Các nghiên cứu cho thấy, cây kế sữa cải thiện đáng kể các enzyme gan ở những người mắc NAFLD (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu), giúp giảm viêm gan, đặc biệt ở những người mắc bệnh gan mãn tính.
Dùng chất bổ sung cây kế sữa tương đối an toàn ở liều khuyến cáo từ 400-600mg/ ngày. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ hiếm gặp có thể xảy ra như đau bụng, đau đầu và ngứa da…
2.CHẤT BỔ SUNG NGHỆ
Nghệ là một loại gia vị tạo nên màu vàng cam tươi sáng cho món cà ri nổi tiếng, nhưng nghệ cũng nổi tiếng là vị thuốc được sử dụng trong hơn 4.000 năm qua. Curcumin - thành phần hoạt tính trong nghệ có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
Nghiên cứu trên chuột cho thấy, nghệ có thể bảo vệ gan và giảm viêm. Một nghiên cứu đánh giá lớn về những người mắc NAFLD cũng cho thấy, curcumin cũng có thể đảo ngược một số dấu hiệu khác nhau của tổn thương gan, giúp giảm cholesterol và cân nặng.
Các nghiên cứu hiện tại cho thấy bất kỳ rủi ro nghiêm trọng nào của curcumin ở liều lượng lên đến 8g mỗi ngày, nhưng liều cao hơn có thể gây đau đầu, đau bụng và tương tác với một số loại thuốc.
Nghệ giúp ngăn ngừa đông máu bằng cách ngăn chặn hoạt động của tiểu cầu. Vì vậy, không nên dùng thực phẩm bổ sung nghệ ở người có nguy cơ chảy máu cao hoặc dùng thuốc ngăn ngừa đông máu, bao gồm cả aspirin.
Nghệ có nhiều lợi ích cho sức khỏe tiềm năng do tác dụng chống viêm, có thể giúp gan khỏe mạnh, nhưng hãy tránh dùng thuốc bổ sung nghệ nếu đang dùng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu.
3.ATISO
Atiso có thể được tìm thấy trong các chất bổ sung có chứa chiết xuất cô đặc từ lá atiso. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng, atiso chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ lá gan khỏi bị tổn thương. Các chất bổ sung atiso làm giảm đáng kể các enzym gan, đặc biệt ở những người tăng cân và mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Bất kỳ ai dị ứng với atiso nên tránh dùng thực phẩm bổ sung này.
Ngoài dùng chất bổ sung, có thể kết hợp thực phẩm có nguồn gốc thực vật này vào bữa ăn hằng ngày.
4.CHẤT BỔ SUNG KEO ONG
Keo ong được tạo ra bởi ong mật, là sự kết hợp giữa nước bọt của chúng và nhiều hợp chất thực vật khác nhau, tạo ra một chất giống như keo, giúp ong xây dựng tổ. Keo ong có đặc tính kháng khuẩn, được sử dụng làm thuốc theo nhiều cách khác nhau.
Các nghiên cứu cho thấy, các chất bổ sung keo ong có thể giúp cải thiện sức khỏe gan và lượng đường trong máu. Các nhà khoa học đã xem xét một nhóm hỗn hợp những người khỏe mạnh và những người mắc bệnh gan, bệnh thận và/ hoặc người đái tháo đường, lưu ý rằng các chất bổ sung keo ong dẫn đến những cải thiện nhỏ trong:
- Enzym gan (AST và ALT)
- Đường huyết lúc đói
- Mức độ insulin
- HbA1c
Keo ong có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Vì vậy nó không an toàn cho những người bị dị ứng với keo ong. Keo ong cũng có khả năng ảnh hưởng đến quá trình đông máu, nên những người dùng thuốc làm loãng máu hoặc có nguy cơ chảy máu cao, không nên dùng.
5.CHẤT BỔ SUNG PROBIOTIC
Probiotic là vi khuẩn và nấm men có lợi, giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện đường ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch. Phân tích một số nghiên cứu so sánh men vi sinh với giả dược ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, các nhà khoa học cho biết, men vi sinh cải thiện ALT - một dấu hiệu viêm gan, cải thiện insulin… Điều này hữu ích cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ vì tình trạng kháng insulin đóng vai trò chính trong sự tiến triển của tình trạng này.
Probiotic là một chất bổ sung an toàn cho hầu hết của mọi người, không có khả năng gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, đối với người có tình trạng sức khỏe làm suy yếu hệ thống miễn dịch, hãy tham khảo ý kiến của nhân viên y tế trước khi bạn bắt đầu dùng probiotic.
6.NHÂN SÂM HÀN QUỐC
Nhân sâm Hàn Quốc là một loại thảo mộc có chứa hợp chất chống viêm là ginsenosides, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của căng thẳng. Có rất nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy, nhân sâm Hàn Quốc có thể giúp giảm viêm liên quan đến tổn thương gan.
Các nghiên cứu lâm sàng trên người cho thấy, nhân sâm có thể hữu ích cho bất kỳ bệnh gan mạn tính nào, làm giảm men gan ở những người không mắc bệnh gan.
Nhân sâm thường được dung nạp tốt. Tuy nhiên, tránh dùng liều cao (hơn 3g trên ngày) hoặc sử dụng lâu dài (hơn 6 tháng). Điều này có liên quan đến tác dụng phụ như huyết áp cao, lo lắng và tiêu chảy.
7.CAM THẢO
Cam thảo chứa các thành phần hoạt tính tốt cho sức khỏe tiêu hóa. Đối với sức khỏe gan, một số nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm bổ sung cam thảo có lợi cho những người mắc bệnh gan mạn tính, làm giảm dấu hiệu gan ở những người mắc bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ…
Cam thảo có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, dẫn đến đau dạ dày, nồng độ kali thấp và huyết áp cao, ảnh hưởng đến nồng độ estrogen và testosterone. Liều lượng thông thường dao động từ 200-800mg mỗi ngày, nhưng tác dụng phụ đáng kể như giảm kali đã được ghi nhận ở mức 800mg mỗi ngày.