CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

21

Th 01

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG SỮA CHO TRẺ

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG SỮA CHO TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa (gồm sữa trâu, sữa bò, sữa dê, cừu) là thực phẩm dinh dưỡng có giá trị cao. Trong thành phần của sữa có đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và chất khoáng giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh.

SỮA KHÔNG THỂ THAY THẾ ĐƯỢC THỰC PHẨM

  • Chất đạm (protein) của sữa rất quý vì thành phần acid amin cân đối và độ đồng hóa cao. Chất béo (lipid) của sữa giàu năng lượng, có nhiều vitamin tan trong chất béo nhất là vitamin A.
  • Sữa cũng là nguồn giàu vitamin nhóm B, nhất là riboflavin (B2). Trong sữa chua lượng vitamin B1, B2 nhiều hơn ở sữa thường tới 20-30%. Trong sữa có chứa nhiều canxi dưới dạng kết hợp với casein, tỷ lệ canxi/ photpho thích hợp nên mức đồng hóa và hấp thu cao.
  • Chất béo (lipid) của sữa có giá trị sinh học cao vì ở trạng thái nhũ tương và có độ tương phân tán cao tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dễ dàng. Lipid của sữa chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết, có Lecithin là một photphatit quan trọng có vai trò chuyển hóa và kéo cholesterol ra khỏi cơ thể.

Do vậy sữa là thức ăn rất tốt cho mọi lứa tuổi. Với trẻ nhỏ sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Những tháng tiếp theo nên cho trẻ ăn bổ sung, trong khẩu phần ăn của trẻ có thêm sữa (có thể là sữa bò, sữa trâu,sữa dê) tuy nhiên nếu chỉ quan tâm trẻ uống sữa thì chưa đủ dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn thêm các thức ăn đa dạng từ 4 nhóm thực phẩm mới cung cấp đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tốt.

Nhiều ông bà bố mẹ suy nghĩ “sữa là tốt nhất, nếu trẻ không chịu ăn cứ ép cho uống sữa là đủ” vậy nên cố gắng mua đủ loại sữa đắt tiền và cho trẻ uống liên tục. Nhiều gia đình còn dùng sữa cho trẻ uống thay nước (khi nào khát là uống sữa). Sử dụng sữa cho trẻ như vậy là không đúng vì sẽ dẫn đến dư thừa một số thành phần mà lại thiếu hụt một số thành phần khác.

Thí dụ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1-3 tuổi là 1.300kcal, 30g chất đạm (protein), 36g chất béo (lipid), 195g chất đường bột (gluxit) và 1.200ml nước. Để đảm bảo về nhu cầu năng lượng cho trẻ cần uống 2l sữa bò (đã pha theo công thức)/ ngày, nhưng nếu uống đủ 2l sữa thì lượng đạm đưa vào cơ thể sẽ vào khoảng 42-45g (dư khoảng 10-12g), lượng mỡ đưa vào cơ thể khoảng 48-50g (dư khoảng 12-14g).

lượng dư ra của cả chất đạm và chất béo đều không tốt cho trẻ vì trong quá trình tiêu hóa sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian gây hại cho cơ thể. Trên thực tế không cháu nào có thể uống đủ 2l sữa/ ngày vì như vậy lượng nước đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu, tăng gánh nặng cho tim.

Nếu điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu chất đạm, chất béo của bé thì bé sẽ cần uống khoảng 1400l sữa bò (đã pha theo công thức)/ ngày và nếu như vậy tổng năng lượng chỉ đạt 910kcal (thiếu khoảng 30%).

Các thành phần dinh dưỡng (các vitamin, khoáng chất, muối khoáng được bổ sung trong sữa cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu hằng ngày của trẻ, chất xơ trong sữa rất ít nên nếu chỉ uống sữa các cháu sẽ bị táo bón.

Mặt khác nếu chỉ trẻ uống sữa không cần nhai, làm cho hệ thống răng và các cơ nhai không cần làm việc sẽ không gây cho trẻ cảm giác ngon miệng, không kích thích các tuyến tiêu hóa làm việc. Khi trẻ đã có đủ răng cần được tập nhai. Khi nhai răng cửa và răng hàm đều làm việc để cắt, nghiền thức ăn, các cơ hàm cũng làm việc giúp hai hàm răng khít lại để cắt và nghiền thức ăn có hiệu quả.

Khi nhai sẽ kích thích sự bài tiết men tiêu hóa: tại miệng sẽ kích thích sự bài tiết nước bọt, trong nước bọt có men ptyalin, có tác dụng tiêu hóa tinh bột, tại dạ dày kích thích bài tiết dịch vị có trong men pepsin có tác dụng tiêu hóa chất đạm. Ngoài các men tiêu hóa dịch vị còn có một số thành phần quan trọng là axit clohydric.

Axit này có vai trò quan trọng tạo ra môi trường axit thuận lợi cho men pepsin (men tiêu đạm) hoạt động, có tác dụng sát khuẩn, (tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn, thủy phân xenlulozo của thực vật (chất xơ trong các hạt, rau, củ, quả). Sau khi được tiêu hóa tại dạ dày thức ăn được chuyển hóa xuống ruột, và muối mật giúp tiêu hóa nốt các thành phần của thức ăn đến giai đoạn cuối cùng.

Như vậy sữa là thức ăn tốt nhất giúp cho chế độ ăn của trẻ cân đối hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn nhưng chỉ tập trung cho trẻ uống sữa không là chưa đủ. Cần cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm tự nhiên thông qua việc chế biến bát bột, bát cháo, bát cơm của trẻ, như vậy mới có thể cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Mỗi ngày trẻ từ 1-3 tuổi chỉ nên uống 500ml sữa bò (đã pha theo công thức), trẻ trên 3 tuổi chỉ nên uống khoảng 300-400ml là đủ.

CÓ PHẢI UỐNG NHIỀU SỮA THÌ TRẺ SẼ CAO?

Một điều chúng ta dễ nhận thấy ở nước ta hiện nay đó là trẻ em thành phố cao hơn trẻ em nông thôn do trẻ em thành phố được chăm sóc tốt hơn do chế độ ăn uống đầy đủ. Để có sự tăng trưởng chiều cao liên tục, cơ thể trẻ cần nhận được nhận đầy đủ năng lượng cần thiết hằng ngày, trẻ có tăng cân tốt thì mới tăng chiều cao được.

Ngoài vấn đề năng lượng thì những vi chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến tăng trưởng chiều cao đó là: vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iot. Vitamin D có vai trò rất quan trọng chuyển hóa, canxi và photpho là hai khoáng chất quan trọng để phát triển xương. Nếu thiếu vitamin D thì ruột sẽ không thể hấp thu được canxi và photpho dẫn đến trẻ bị còi xương, mà còi xương ảnh rất nhiều đến sự phát triển chiều cao.

Vitamin D có rất ít trong thức ăn, nguồn vitamin D chủ yếu là da tự tổng hợp được khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vậy nên một đứa trẻ dù có uống nhiều sữa nhưng suốt ngày bị nhốt trong nhà không tắm nắng để tổng hợp vitamin D thì canxi không thể hấp thu được, mà canxi là yếu tố quan trọng để phát triển chiều cao.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: