Hệ miễn dịch được xem là “lá chắn” giúp con người ít mắc bệnh vặt. Chính vì vậy, làm thế nào để tăng cường miễn dịch luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm. Có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, trong đó bổ sung các vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch là một trong những việc quan trọng nhất.
1.VITAMIN D - DƯỠNG CHẤT VÀNG CHO HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH
Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, vốn nổi tiếng với tác dụng tốt cho sức khỏe xương. Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở đó, đây còn là vi chất có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường miễn dịch.
Cụ thể, vitamin D có thể tác động đến chức năng của các tế bào của hệ miễn dịch như bạch cầu đơn nhân (monocyte), các tế bào đại thực bào ( 1 loại tế bào chuyên biệt tham gia vào việc phát hiện, thực bào và tiêu diệt các vi khuẩn và các sinh vật có hại khác), tế bào thần kinh, tế bào NK (tế bào diệt tự nhiên), tế bào T và tế bào B (tế bào chịu trách nhiệm bảo vệ các tế bào và mô của cơ thể khỏi những mầm mống gây hại trong cơ thể) để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Trong miễn dịch bẩm sinh (miễn dịch tự nhiên), vitamin D có thể tăng cường hoạt động thực bào của các đại thực bào, kích hoạt giải phóng các peptide kháng khuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe con người và giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh. Ngoài ra, vitamin D còn có ảnh hưởng đến sự trưởng thành, biệt hóa di trú của tế bào đuôi gai, dẫn đến sự ức chế toàn bộ quá trình miễn dịch. Trong đáp ứng miễn dịch được thực hiện bởi các tế bào T, tế bào B, vitamin D giúp ngăn chặn sự biệt hóa tế bào B, ức chế sự hoạt hóa tế bào T, đồng thời ức chế tế bào T bài tiết các cytokine.
Đặc biệt theo một báo cáo vào tháng 1/2020 trên tạp chí Nutrients, vitamin D còn có đặc tính chống viêm và điều hòa miễn dịch, giúp làm giảm sản xuất các kháng khuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe con người và làm giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh. Ngoài ra, vitamin D còn ảnh hưởng đến sự trưởng thành, biệt hóa di trú của các tế bào đuôi gai, dẫn đến sự ức chế của toàn bộ quá trình miễn dịch. Ngoài ra, chức năng phổi cũng có thể bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng, lao, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Nếu như trước đây người ta cho rằng nhu cầu vitamin D ở cả trẻ em và người lớn chỉ cần 200-400IU/ ngày thì hiện nay ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu này không đủ đảm bảo, nhất là với người lớn tuổi. Nhiều bằng chứng từ những nghiên cứu dịch tễ học cũng cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D của người Việt Nam trong những năm qua là rất cao so với các nước xung quanh. Do đó, việc bổ sung vitamin D rất quan trọng. Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, việc cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể đóng vai trò rất quan trọng. Theo các cố vấn dinh dưỡng của chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra mức nhu cầu về vitamin D hằng ngày phù hợp cho từng đối tượng khác nhau, cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: cần ít nhất 400IU/ ngày. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không được vượt quá 1000IU/ ngày đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng và 1500IU/ ngày đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi.
- Từ 1-18 tuổi: Cần 600-1000IU/ ngày, không được vượt quá 2500IU/ ngày đối với trẻ 1-3 tuổi, 3000IU/ ngày đối với trẻ từ 4-8 tuổi và 4000IU/ ngày đối với trẻ trên 8 tuổi.
- Từ 19-70 tuổi: Cần 1500-2000 IU/ ngày, mức ít nhất là 800 IU/ ngày, tuy nhiên không được vượt quá 4000 IU/ ngày.
Nếu không bổ sung đủ lượng vitamin D kể trên, bạn có thể dễ bị ốm, nhất là cảm lạnh và cảm cúm. Một số nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa việc thiếu hụt vitamin D và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản và viêm phổi. Không những vậy, nghiên cứu gần đây còn cho thấy việc thiếu hụt vitamin D còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Có nhiều cách để cung cấp lượng vitamin D kể trên như:
- Thêm các thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn như cá hồi, nấm, sữa tươi, ngũ cốc, trứng,... vào chế độ ăn.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa - thời điểm tia UVB (loại tia duy nhất trong ánh nắng mặt trời có tác dụng kích thích sản sinh vitamin D) có cường độ mạnh nhất - trong khoảng 5-30 phút từ 10h sáng đến 3 giờ chiều mà không có sự che chắn của quần áo hay kem chống nắng ở các bộ phận như mặt, cánh tay, chân và bàn tay.
Tuy nhiên, rất khó để bổ sung đủ lượng vitamin D từ thực phẩm bởi vitamin D chỉ xuất hiện trong số ít thực phẩm. Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt mà không có sự bảo vệ đúng cách cũng có thể gây cháy nắng, sạm da và làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, bên cạnh 2 cách kể trên, một trong những giải pháp hiệu quả và đơn giản là bổ sung các thực phẩm chức năng. Mỗi viên uống bổ sung có thể chứa đến 1000 IU vitamin D3, giúp đảm bảo bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết hằng ngày để trẻ có 1 hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên vẫn cần hỏi lưu ý của bác sĩ trước khi dùng nhé.
2.KHÔNG THỂ BỎ QUA VITAMIN C NẾU MUỐN TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH
Là một loại vitamin tan trong nước mà cơ thể không thể tự sản sinh được, vitamin C đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là hệ miễn dịch.
Vitamin C được xem là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, góp phần bảo vệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào miễn dịch khác nhau.
Vitamin C khuyến khích sự sản sinh của các tế bào bạch cầu (tế bào lympho và tế bào thực bào), giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Vitamin C giúp bảo vệ các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn và bảo vệ chúng khỏi sự xâm hại từ các phân tử xấu, chẳng hạn như các gốc tự do. Từ đó giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
Vitamin C có khả năng kích thích sự di chuyển của bạch cầu trung tính - một loại bạch cầu tấn công vi khuẩn gây hại khi chúng xâm nhập vào cơ thể - đến vị trí đang bị nhiễm trùng để tiêu diệt các tác nhân gây hại.
Vitamin C đóng vai trò thiết yếu trong hàng rào biểu mô, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập. Cụ thể, vitamin C được vận chuyển đến da và hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ khỏi sự oxy hóa từ môi trường.
Có nhiều cách để cung cấp vitamin C nhằm tăng hệ miễn dịch trong cơ thể. Lượng vitamin C khuyến nghị nên bổ sung hằng ngày ở người trưởng thành là 90mg/ ngày đối với nam, 75mg/ ngày đối với nữ và không bổ sung quá 2000mg/ ngày. Bạn có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như các loại rau củ, cà chua, khoai tây, bông cải, cam, quýt… Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng viên uống bổ sung vitamin C nếu không dùng đủ chúng từ thực phẩm hằng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý kỹ về liều lượng bởi nếu dư thừa, có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đau quặn bụng và các rối loạn tiêu hóa.
3.VITAMIN E - GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH HIỆU QUẢ
Vitamin E là một chất tan trong chất béo, có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh - giúp duy trì sức sống của màng tế bào lympho T - tế bào chịu trách nhiệm giúp bảo vệ các tế bào và mô của cơ thể khỏi những mầm mống gây hại trong cơ thể, giúp các tế bào này sản sinh và thực hiện tốt chức năng, từ đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Bên cạnh đó vitamin E còn giúp tăng cường miễn dịch bằng cách bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương. Nhờ vậy mà sức đề kháng cũng tăng lên, giúp cơ thể đủ mạnh mẽ đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra vitamin E còn làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh dị ứng như hen suyễn.
Thông thường, lượng vitamin E cần thiết được bổ sung qua chế độ ăn rơi vào khoảng 22,4 IU/ ngày (15mg/ ngày) đối với người trưởng thành nhưng khi có nhu cầu chống oxy hóa, chống lão hóa… liều bổ sung thông thường 400 IU/ ngày. Vitamin E có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như:
- Dầu hoặc bơ thực vật
- Các loại đậu, hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ, hạt hướng dương…)
- Các loại rau lá xanh (rau bina, bông cải xanh)
- Ngũ cốc ăn sáng
- Nước ép trái cây
Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung bằng viên uống để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin E cần thiết nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe cho hệ miễn dịch.