CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

26

Th 07

CẢNH BÁO 5 SAI LẦM CỦA CHA MẸ KHI CON BIẾNG ĂN

CẢNH BÁO 5 SAI LẦM CỦA CHA MẸ KHI CON BIẾNG ĂN

  • admin
  • 0 bình luận

Biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ đang là nỗi lo của rất nhiều bậc cha mẹ. Đôi khi, những sai lầm trong cách chăm sóc con của cha mẹ chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân ở nước ta chiếm khoảng 23,4%, một con số khá cao so với các nước trong khu vực. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất ở trẻ, ảnh hưởng đến vóc dáng, thể trạng khi trẻ trưởng thành, mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ tăng cao do sức đề kháng yếu. Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng còn làm trẻ chậm phát triển trí não, thiếu linh hoạt, phản xạ chậm, tiếp thu kém.

NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA CHA MẸ KHIẾN TRẺ BIẾNG ĂN, CHẬM LỚN

Các bậc cha mẹ luôn mong muốn con trẻ phát triển tốt nhất nhưng đôi khi chúng ta lại mắc nhiều sai lầm khiến tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng của con ngày càng trầm trọng hơn.

  • Lạm dụng đồ điện tử: vì muốn con ăn nhanh và nhiều, không ít cha mẹ áp dụng “chiêu” vừa ăn vừa xem điện thoại. Mắt trẻ “dán” vào điện thoại, miệng há và nuốt thức ăn như một cái máy, không biết món đó có ngon hay không. Tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ khiến việc hấp thụ, tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, trẻ vẫn suy dinh dưỡng, và thậm chí mắc các bệnh dạ dày.
  • Ăn rong: cho trẻ ăn rong cũng là một thói quen không tốt mà các bậc phụ huynh thường mắc phải. Thời gian ăn rong quá lâu, thường trên 30 phút, ăn rong khắp nơi không đảm bảo vệ sinh có thể khiến trẻ nhiễm khuẩn.
  • Ép trẻ ăn: một nguyên nhân khác khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân là ép trẻ ăn bằng mọi giá. Ở giai đoạn 1-2 tuổi, sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ sẽ chậm hơn giai đoạn 1 tuổi. Nếu cha mẹ ép ăn trong giai đoạn này sẽ khiến con biếng ăn kéo dài đến 3-4 tuổi hoặc lâu hơn. Nhiều khi trẻ đã ăn no nhưng vẫn cứ bắt ăn thêm, cách này hoàn toàn sai lầm vì khiến bé sợ hãi, càng trở nên biếng ăn hơn.
  • Sai lầm trong chế biến món ăn và thiếu hụt vi chất cần thiết: thói quen nấu nhuyễn, nghiền nát thức ăn dù con đã lớn khiến trẻ thấy ngán. Thêm vào đó việc cha mẹ muốn con ăn thật nhiều nhưng chế độ dinh dưỡng lại không đầy đủ, thiếu hụt một số vi chất như kẽm, sắt cũng khiến trẻ trở nên chán ăn, sức khỏe kém đi, da xanh xao, mệt mỏi, quấy khóc kéo dài, chậm phát triển về thể lực và trí tuệ.

HẬU QUẢ CỦA VIỆC BIẾNG ĂN KÉO DÀI

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm rối loạn tăng trưởng

Nhiều chuyên gia cho biết biếng ăn trong 2 năm đầu có nguy cơ nhẹ cân hơn, thậm chí thua kém 6-22% chỉ số cân nặng lý tưởng so với những trẻ ăn uống tốt. Đây cũng chính là con đường ngắn nhất dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Tình trạng phổ biến thường gặp ở các phòng khám dinh dưỡng cho trẻ là chỉ số cân nặng và chiều cao thấp hơn với trẻ ở cùng độ tuổi đa phần đều là những bé biếng ăn.

Chậm phát triển trí não

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển trí não của trẻ. Trẻ biếng ăn sẽ gặp phải tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như omega3, omega6, taurin, DHA,... Đây là những dưỡng chất cần thiết để bộ não hoạt động một cách hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia việc bé không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất này còn ảnh hưởng kéo dài đến 5 năm phát triển về sau của bé.

Suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch

Khi còn nhỏ, sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé còn yếu, vì thế khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì sức đề kháng suy giảm nhanh chóng, bé dễ nhiễm bệnh hơn và khi đã mắc bệnh thì việc điều trị cho bé sẽ lâu và khó khăn hơn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG BIẾNG ĂN CỦA TRẺ

Ngay từ bây giờ các bậc phụ huynh phải thay đổi thói quen chăm sóc cho trẻ

Tập cho bé ăn trong một thời gian nhất định, hình thành thói quen tập vào việc ăn uống. Các bậc cha mẹ cũng nên cải thiện bữa ăn cho trẻ ngay từ khi bé bắt đầu tập ăn dặm. Các bữa ăn của bé nên được chú trọng, chia đều hàm lượng các chất dinh dưỡng. Nên tập thói quen ăn đầy đủ rau thịt cho bé từ khi bắt đầu để hệ tiêu hóa của bé thích nghi kịp thời với các chất dinh dưỡng.

Không nên ép bé ăn

Nếu bé ăn ít hoặc không ăn hết khẩu phần thức ăn thì mẹ không nên ép bé phải ăn hết bằng được. Vì đôi khi, tình trạng này khiến bé dễ bị nôn trớ thức ăn, từ đó cảm thấy “sợ” khi nhìn thấy thức ăn, dẫn đến biếng ăn sau này. Nếu thấy bé ăn quá ít mẹ có thể cho bé ăn thêm vào các bữa phụ đồ ăn như chuối hoặc sữa để bù đủ năng lượng, nuôi bé khỏe và giúp bé tăng cân tốt.

Tăng bữa ăn hằng ngày cho bé

Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé và tăng lên 5-6 bữa trong ngày, đồng thời mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Điều này không những giúp trẻ dễ ăn hơn mà còn dễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa

Ngoài những biện pháp tự nhiên thì cha mẹ nên bổ sung trực tiếp các lợi khuẩn từ các sản phẩm men vi sinh. Việc này giúp cho hệ tiêu hóa của bé được cải thiện và phục hồi nhanh hơn.



 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: